Vũ Văn An
Mối tương quan giữa Giáo Hội và nhà nước và quyền tài phán riêng của hai thẩm quyền này là các chủ đề được Đức Bênêđíctô XVI đề cập tới khá nhiều ngay trong năm đầu tiên của triều đại ngài cũng như trong thông điệp đầu tiênDeus Caritas Est. Song song với việc ủng hộ một chủ nghĩa thế tục lành mạnh nơi nhà nước, Đức Giáo Hoàng cũng bênh vực vai trò hợp pháp của tôn giáo trong việc phát triển luân lý và văn hóa của quốc gia và vai trò của Giáo Hội như tiếng nói của lương tâm luân lý, luôn nhắc nhở nhà nước nhớ các trách nhiệm của mình đối với thiện ích chung.
Viết từ lúc còn là Hồng Y Ratzinger, Đức Giáo Hoàng nói rằng “Kitô hữu luôn là người tìm cách duy trì nhà nước theo nghĩa họ thực hiện điều tích cực, điều tốt, những điều giữ cho nhà nước tồn tại”. Nhưng đồng thời, nhờ học được kinh nghiệm về Chủ Nghĩa Quốc Xã lúc còn nhỏ, ngài cũng từng lên tiếng đề cập tới các nguy hiểm của một nhà nước toàn trị, một nhà nước tự cho mình là “toàn bộ cuộc hiện sinh nhân bản và là toàn bộ niềm hy vọng của con người”. Ngài nhấn mạnh rằng “Việc phục vụ đầu tiên của đức tin Kitô Giáo đối với chính trị là giải phóng con người khỏi tính phi lý của các huyền thoại chính trị vốn là mối đe dọa thực sự trong thời đại ta”.
“Deus Caritas Est” và Alexis de Tocqueville
Theo bài báo “A Tocquevillian in the Vatican” (Một người theo Tocqueville tại Vatican), tiến sĩ Samuel Gregg, thuộc Viện Acton, cho hay: trong Thông Điệp đầu tiên của ngài (Deus Caritas Est), Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không những cho thấy ảnh hưởng nặng nề của Thánh Augustinô mà còn là ảnh hưởng lớn lao của một triết gia xã hội người Pháp, là Alexis de Tocqueville nữa. Lúc được dẫn nhập vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Luân Lý và Chính Trị của Pháp năm 1992, Đức Hồng Y Ratzinger cho hay cuốn “Nền Dân Chủ Tại Hoa Kỳ” của Tocqueville luôn gây ấn tượng mạnh nơi ngài. Ngài mô tả triết gia này như “nhà tư tưởng vĩ đại về chính trị” vì theo Tocqueville, các xã hội tự do không thể tồn tại nếu không gắn bó với “các xác tín chung về đạo đức”. Ông cho rằng nền dân chủ của Hoa Kỳ đã được xây dựng trên các xác tín chung ấy. Chính vì thế, Đức Hồng Y Ratzinger rất ngưỡng mộ mối tương quan giữa nhà nước và tôn giáo tại Hoa Kỳ.
Theo tiến sĩ Samuel Gregg, trong Deus Caritas Est, Đức Bênêđíctô XVI chú ý tới lời cảnh cáo của Tocqueville về nền chuyên chế êm dịu (soft despotism). Ngài viết: “Một nhà nước mà cung cấp mọi sự, mà thâu tóm mọi sự vào chính mình thì tựu trung sẽ trở thành một thứ bàn giấy không có khả năng bảo đảm được chính điều con người khốn khổ, mọi con người, cần đến, đó là quan tâm yêu thương có tính bản vị. Ta không cần một nhà nước điều hướng và kiểm soát mọi sự, nhưng một nhà nước biết dựa theo nguyên tắc phụ đới mà nhìn nhận một cách quảng đại và sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến phát sinh từ nhiều lực lượng xã hội khác nhau và phối hợp được sự tự phát và sự gần gũi với những người thiếu thốn” (số 28).
Từng là nạn nhân của chủ nghĩa Quốc Xã, Đức Bênêđíctô XVI hiểu chủ nghĩa toàn trị hơn ai hết. Vốn là người chịu ảnh hưởng mạnh của Thánh Augustinô, ngài đương nhiên hoài nghi bất cứ chủ trương nào coi trần gian là thiên đường. Tuy nhiên, câu trích trên đây cho thấy Đức Giáo Hoàng hiểu rõ việc Tocqueville cảnh cáo rằng ngay các xã hội tự do cũng có thể vô tình để nhà nước thâu tóm các hiệp hội tự lập từng mang lại cho Hoa Kỳ đặc tính năng động và thẩm quyền cai trị có giới hạn của nó.
Rõ ràng Đức Bênêđíctô quan tâm tới tiềm năng nhà nước có thể xâm thực tính tự lập của các cơ quan từ thiện Kitô Giáo, không hẳn qua việc đột ngột thâu tóm các công việc của họ mà là từ từ làm nhạt nhòa căn tính đặc thù của họ. Trên nguyên tắc, Deus Caritas Est không chống đối việc các cơ quan từ thiện Kitô Giáo hợp tác với nhà nước (số 30, 31). Tuy nhiên, Thông Điệp này mạnh mẽ nhắc người Kitô hữu nhớ rằng “Không bao giờ được lẫn lộn cách biểu lộ đặc thù công việc bác ái của Giáo Hội với hoạt động của nhà nước” (số 29). Thông điệp cũng chống lại “chủ nghĩa tranh đấu và chủ nghĩa thế tục càng ngày càng lớn mạnh nơi nhiều Kitô hữu đang dấn thân vào hoạt động bác ái” (số 36). Hai chủ nghĩa ấy đang biến họ thành một thứ vô thần thực tiễn với quan điểm luân lý giống John Stuart Mill hơn giống Chúa Giêsu Kitô. Luận điểm của Tocqueville trên đây đã được khéo léo đan kết vào Thông Điệp Deus Caritas Est giúp các cơ quan bác ái của Kitô Giáo suy nghĩ về sự khôn ngoan khi quá liên kết với nhà nước. Khi sự liên kết ấy phá hoại khả năng “làm chứng cho Chúa Kitô” (số 31), thì họ cần khéo léo chấm dứt nó.
Quan tâm về mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước được Đức Bênêđíctô XVI nêu ra ngay trong những tháng đầu tiên của triều đại ngài. Thực vậy, ngày 24 tháng 6 năm 2005, trong chuyến viếng thăm Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi tại điện Quirinal, ngài long trọng tuyên bố: “Các mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước Ý được xây dựng trên nguyên tắc đã được Công Đồng Vatican II phát biểu rõ, đó là: ‘cộng đồng chính trị và Giáo Hội tự lập và độc lập với nhau trong lãnh vực riêng của mình. Tuy nhiên cả hai đều phục vụ ơn gọi có tính bản vị của con người, dù dưới các danh nghĩa khác nhau’” (Vui Mừng và Hy Vọng, số 76).
Đức Giáo Hoàng cho biết thêm: “nguyên tắc ấy đã được ghi ngay trong Hiệp Ước Latran và sau đó được các Thoả Hiệp tu chỉnh Hiệp Ước ấy tái xác nhận. Bởi thế, chủ nghĩa thế tục lành mạnh về nhà nước, theo đó, các thực tại trần thế được cai trị theo các quy phạm riêng biệt của chúng nhưng không loại bỏ các tham chiếu đạo đức vốn đặt căn bản tối hậu trong tôn giáo, phải được coi là hợp pháp. Tính cách tự trị của lãnh vực trần thế không loại trừ sự hoà hợp gần gũi của nó với các đòi hỏi cao hơn và phức tạp hơn vốn phát sinh từ một cái nhìn toàn diện về con người và số phận đời đời của họ”.
Tháng 11 năm 2005, nhân cuộc viếng “ad limina” của các giám mục Tiệp, Đức Bênêđíctô XVI nói với vị giám mục này rằng: trong sứ mệnh phúc âm hóa của mình, Giáo Hội không bao giờ tìm cách pha mình vào lãnh vực thẩm quyền dân sự. “Cộng đồng Kitô Giáo là một cộng đồng có qui luật riêng, một cơ thể sống động, hiện hữu trong thế gian để làm chứng cho sức mạnh của Phúc Âm. Bởi thế, nó là một cộng đồng gồm có anh chị em. Họ không có mục tiêu quyền lực hay quan tâm vị kỷ nào, mà chỉ hân hoan sống đức ái của Thiên Chúa, đức ái này chính là Tình Yêu. Trong ngữ cảnh ấy, nhà nước không nên có khó khăn gì trong việc nhìn nhận tư cách đối tác của Giáo Hội, một tư cách không hề tiên thiên xâm phạm chức năng phục vụ các công dân của Nhà Nước”.
Khía cạnh Thánh Kinh trong liên hệ giữa Đức Tin và Nhà Nước
Muốn hiểu sâu xa hơn tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI về mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, tưởng nên trở lại thời ngài còn là Hồng Y Ratzinger. Ngày 26 tháng 11 năm 1981, nhân một buổi phụng vụ tổ chức cho các dân biểu Công Giáo của Bundestag tại nhà thờ Thánh Wynfrith ở Bonn, Đức Hồng Y có đọc một bài diễn văn. Vì các bài đọc hôm đó trích từ thư thứ nhất của Thánh Phêrô (1Pr 1:3-7) và Phúc Âm Thánh Gioan (Ga 14:1-6), đề cập tới các Kitô hữu đang là nạn nhân bị bách hại của một chế độ độc tài tàn bạo, nên Đức Hồng Y nói tới việc “họ không chia sẻ trách nhiệm với nhà nước mà là chịu đựng trách nhiệm ấy. Họ không có quyền khuôn định nó thành một nhà nước Kitô giáo; thay vào đó, trách vụ của họ là sống như những Kitô hữu dù không có nhà nước Kitô Giáo. Do đó, Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô mô tả các Kitô hữu như các khách trú tại nhà nước của mình (1:1) và mô tả nhà nước như một Babylon (5:13). Tư thế chính trị của các Kitô hữu hồi đó y hệt tư thế chính trị của người Do Thái thời lưu đày tại Babylon: họ không phải là công dân có trách nhiệm của nhà nước mà là bày tôi không một chút quyền lợi, và do đó, là những người phải học cách sống còn trong nhà nước đó, chứ không phải học cách xây dựng nó.”
Tư thế đó, Đức Hồng Y bảo, rất khác với tư thế phần đông chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, các bài đọc vẫn có ba điều quan trọng liên quan tới sinh hoạt chính trị của người Kitô hữu.
Điều đầu tiên: nhà nước không phải là toàn bộ cuộc hiện sinh nhân bản và không ôm trọn toàn bộ niềm hy vọng của con người. “Con người và các hy vọng của họ vượt quá nội dung nhà nước, vượt quá lãnh vực sinh hoạt chính trị. Điều ấy không chỉ áp dụng đối với nhà nước kiểu Babylon mà là bất cứ nhà nước nào, mọi nhà nước. Nhà nước không phải là toàn diện tính: điều ấy cất gánh nặng khỏi vai chính khách và đồng thời mở ra trước họ con đường chính trị thuận lý. Nhà nước La Mã là nhà nước sai lầm và chống phá Kitô Giáo chính vì nó muốn trở thành toàn diện tính đối với khả năng nhân bản. Qua cách đó, nó tự khoác cho mình điều nó không tài nào thực hiện được; và cũng qua cách đó, nó bóp méo và làm giảm giá trị con người. Vì sự dối trá toàn trị, nó trở thành ma quái và tàn bạo. Loại bỏ tính toàn diện của nhà nước là phi huyền thoại hóa nhà nước và do đó giải phóng cả con người lẫn các nhà chính trị và nền chính trị”.
Ngược lại, theo Đức Hồng Y, khi đức tin Kitô Giáo, tức lòng tin vào niềm hy vọng lớn hơn của con người, bị tha hóa và sa đọa, thì cái huyền thoại về nhà nước thần thánh kia lại trỗi dậy, vì con người không thể nào từ khước được tính tòan diện của hy vọng. Khổ một điều, khi các hứa hẹn này tự khoác vào mình danh nghĩa tiến bộ và độc quyền hóa ý niệm tiến bộ, thì xét theo lịch sử chúng vẫn tụt về phía sau niềm hy vọng của Kitô Giáo, một sự quay lưng có tính lịch sử. Và mặc dù chúng huênh hoang cho rằng mục tiêu tối hậu của chúng là giải phóng hoàn toàn nhân loại, diệt trừ mọi hình thức thống trị, chúng vẫn đi ngược lại sự thật về con người, đi ngược lại sự tự do của họ, vì chúng cưỡng bức họ vào điều chính họ có thể thực hiện được. Cái loại chính trị huyên hoang tuyên bố nước Thiên Chúa là kết quả của chính trị và bóp méo đức tin thành quyền tối thượng phổ quát của chính trị, tự bản chất, vốn là một nền chính trị nô dịch; nó chỉ là thứ chính trị có tính huyền thoại.
Chống lại thứ chính trị ấy là lý lẽ của Đức Tin Kitô Giáo, một đức tin vốn nhìn nhận khả năng con người có thể tạo ra trật tự tự do và có thể hài lòng với trật tự này, vì nó biết: hy vọng lớn lao của con người sâu nhiệm nằm trong bàn tay Thiên Chúa. Bác bỏ niềm hy vọng của Đức Tin là đồng thời bác bỏ tiêu chuẩn của lý lẽ chính trị. Bác bỏ các niềm hy vọng có tính huyền thoại về một xã hội không có thống trị không phải là một nhẫn nhục chịu khuất phục mà là một niềm trung thực nhằm duy trì được niềm hy vọng của con người. Niềm hy vọng có tính huyền thoại về một thiên đàng tự tạo chỉ tổ đưa con người vào một nỗi sợ sệt không có lối thoát; nỗi sợ thấy các hứa hẹn của mình sụp đổ và sau đó là một trống vắng lớn lao hơn; nỗi sợ chính quyền lực của mình và sự tàn bạo của nó.
Bởi thế, theo Đức Hồng Y, việc phục vụ đầu tiên mà Đức Tin Kitô Giáo đem đến cho chính trị chính là việc nó giải phóng con người khỏi tính phi lý của huyền thoại chính trị, vốn là một đe dọa thực sự đối với thời đại ta.
Dĩ nhiên, tiếp nhận phương thức tỉnh táo, tức phương thức làm điều có thể làm được chứ không hứng khởi chạy theo điều không thể làm được, là điều luôn luôn khó khăn. Vì tiếng nói có lý thường không lớn bằng tiếng nói vô lý. Tiếng nói tuyên truyền cho những điều đại thể (large-scale) bao giờ cũng có hơi hướm như tranh đấu cho luân lý tính; ngược lại, tự chế vào điều có thể xem ra như muốn bác bỏ gánh nặng của luân lý tính, một thứ chủ nghĩa thực tế của những con người nhát đảm. Nhưng thực ra, nền luân lý chính trị hệ ở chính việc chống lại thứ cám dỗ chết người của những đại ngôn chuyên dùng nhân loại và các cơ hội của họ làm canh bạc. Không phải cái thứ luân lý phiêu lưu mạo hiểm tự cho mình đang thực hiện công trình Thiên Chúa là hợp luân, nhưng chính sự trung thực biết thừa nhận các tiêu chuẩn của con người và trong các tiêu chuẩn này biết thực hiện công trình của Thiên Chúa mới hợp luân. Không phải việc bác bỏ thỏa hiệp mà chính sự thỏa hiệp mới là luân lý tính đích thực trong lãnh vực chính trị.
Mặc dù các Kitô hữu bị nhà nước La Mã bách hại, nhưng thái độ căn bản của họ đối với nhà nước ấy không tiêu cực; thay vào đó, họ luôn nhìn nhận nó như một nhà nước và cố gắng xây dựng nó như một nhà nước, trong khuôn khổ các khả năng của họ, chứ không tiêu diệt nó. Chính vì họ biết họ đang sống ở “Babylon”, nên các hướng dẫn mà Giêrêmia đưa ra cho các lưu dân Do Thái cũng áp dụng cho họ. Lá thư mà nhà tiên tri viết trong Giêrêmia 29 không thể nào hiểu như một huấn thị thúc giục người ta phản kháng chính trị, bằng cách tiêu diệt nhà nước nô dịch; nhưng đúng hơn là một huấn thị khuyên người ta duy trì và củng cố điều tốt. Đó là một huấn thị nhằm sự sống còn và đồng thời chuẩn bị cho điều tốt và mới mẻ hơn. Nền luân lý trong hoàn cảnh lưu đày ấy vì thế chủ yếu chứa đựng các yếu tố nền tảng cho một triết lý chính trị tích cực. Giêrêmia khuyên người Do Thái không trì chí trong thái độ chống đối tiêu cực, nhưng: “hãy xây dựng nhà mà ở; hãy trồng cây mà ăn trái… Hãy mưu cầu phúc lợi cho thành phố nơi Ta đã đày các ngươi tới, và hãy cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho họ, vì phúc lợi của họ cũng là phúc lợi của các ngươi” (Gr 29: 5,7). Cũng một lời khuyên như thế tìm thấy trong Timôtê Thứ Nhất, một thư người ta vẫn cho là được viết dưới thời Nêrông. Trong thư này, Thánh Phaolô khuyên ta cầu nguyện “cho mọi người, cho vua chúa và các nhà cầm quyền để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (2:1-2). Thư thứ nhất của Thánh Phêrô cũng cùng một chủ trương ấy: “Anh em hãy ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, để ngay cả khi họ vu khống, coi anh em là người gian ác, họ cũng thấy các việc lành anh em làm mà tôn vinh Thiên Chúa trong ngày Người đến viếng thăm” (2:12) và câu này nữa: “Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua” (2:17). Và “Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, trộm cắp, làm điều gian ác hoặc dây mình vào việc người khác; mà nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Kitô hữu, thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó” (4:15-16).
Điều đó có nghĩa gì? Chắc chắn các Kitô hữu này không phải là bọn người sợ hãi hay lụy phục nhà cầm quyền, hạng người không biết rằng người ta có quyền và có nghĩa vụ phản kháng vì các lý do lương tâm. Thực vậy, câu cuối cùng cho thấy họ biết rõ các giới hạn của nhà nước và họ đã không chịu nó khuất phục khi nó chống lại thánh ý Thiên Chúa.
Nhưng đối với họ, điều quan trọng vẫn là không tìm cách tiêu diệt nhà nước mà là xây dựng nó. Phi luân bị luân lý chống lại, sự ác bị quyết tâm làm điều tốt chống lại, chứ không ngược lại. Luân lý, hay việc làm điều tốt, mới là phản kháng đích thực, và chỉ có điều tốt mới chuẩn bị cho sự thay đổi căn để hướng tới điều tốt hơn. Không hề có hai thứ luân lý chính trị: luân lý phản kháng và luân lý thống trị. Mà chỉ có một thứ luân lý: đó là nền luân lý phát sinh từ các giới răn của Thiên Chúa, một nền luân lý người ta không thể tạm ngưng một thời gian ngõ hầu tạo nên những biến đổi sự việc một cách nhanh chóng hơn. Người ta chỉ có thể xây dựng sự việc bằng cách xây dựng chúng, chứ không phá hủy chúng; đó chính là nền đạo đức học chính trị của Thánh Kinh từ thời Giêrêmia tới thời hai Thánh Phêrô và Phaolô. Kitô hữu luôn là người tìm cách duy trì nhà nước theo nghĩa làm điều tích cực, điều tốt nhằm giữ cho nhà nước tồn tại. Họ không sợ vì thế mà mang tiếng là ủng hộ quyền lực sự ác, nhưng xác tín rằng chỉ có cách củng cố điều tốt mới có thể tiêu hủy được sự ác và giảm thiểu được quyền lực của cả sự ác lẫn người ác. Bất cứ ai chủ trương sát hại người vô tội hay phá hủy tài sản người khác đều đi ngược lại đức tin. Thư thứ nhất của Thánh Phêrô từng nói với những người này rằng: “Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, hay trộm cắp” (4:15). Thứ phản kháng ấy đi ngược lại tinh thần của thư này. Phản kháng đích thật, tức phản kháng Kitô Giáo, chỉ diễn ra khi nhà nước buộc người ta phải chối bỏ Thiên Chúa và các lệnh truyền của Người, khi nó buộc ta phải thực hiện điều ác.
Điểm cuối cùng: Đức tin Kitô Giáo đã tiêu diệt huyền thoại về nhà nước thần thánh, huyền thoại coi nhà nước là thiên đàng, coi nhà nước như một xã hội không có thống trị. Thay vào đó, nó đưa ra tính khách quan của lý trí. Nhưng điều này không có nghĩa nó đã sản sinh ra tính khách quan phi giá trị, tính khách quan của thống kê, một thứ xã hội học nào đó. Tính khách quan chân thực của nhân loại bao giờ cũng thuộc về những con người cụ thể, và nhân loại thì thuộc về Thiên Chúa. Lý trí nhân bản chân chính tùy thuộc tính luân lý, một tính luân lý được nuôi dưỡng bằng các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Tính luân lý này không phải là việc tư riêng, nó có ý nghĩa công cộng. Không có sự thiện trở nên điều tốt và làm được điều tốt, thì sẽ không có nền chính trị tốt. Điều được Giáo Hội bị bách hại đặt ra cho Kitô hữu làm căn gốc cho triết lý chính trị của họ cũng phải được coi là căn gốc cho bất cứ nền chính trị tích cực nào của Kitô Giáo; chỉ khi nào điều tốt được thực hiện và được nhìn nhận là điều tốt thì cuộc hiện sinh nhân bản có tính xã hội tốt mới có thể triển nở. Làm cho công chúng chấp nhận chỗ đứng của luân lý, chỗ đứng của lệnh truyền Thiên Chúa phải được coi là nòng cốt của hoạt động chính trị có trách nhiệm.
Tại sao Giáo Hội và Nhà Nước cần biệt lập
Trong bài “Thần Học và Chủ Trương Chính Trị của Giáo Hội” trích từ cuốn “Church, Ecumenism and Politics: New Essays in Ecclesiology” (Giáo Hội, Đại Kết và Chính Trị: Các tiểu luận mới về Giáo Hội Học) (NY: Crossroad, 1988), Đức HY Ratzinger cho hay, trong lãnh vực chính trị, lời căn bản của Chúa Kitô dĩ nhiên là câu: “Hãy trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda, và hãy trả cho Chúa những gì thuộc về Chúa” (Mt 22:21). Câu nói này đã mở ra một chương mới hẳn cho lịch sử mối tương quan giữa chính trị và tôn giáo. Cho tới lúc có câu nói đó, nguyên tắc chung vẫn cho rằng chính trị có tính thần thánh (sacral). Đã đành là thế giới hậu cổ thời có nhìn nhận nhiều nhóm tôn giáo tự do, những nhóm tôn giáo thường được gọi là các giáo phái bí nhiệm (mystery cults) mà sức lôi cuốn một phần tùy thuộc sự xuống dốc của tôn giáo nhà nước. Nhưng sở dĩ người ta khoan dung đối với các nhóm tôn giáo này là vì chúng nhìn nhận nhà nước là người nắm được tính thần thánh tối cao. Chính tính thần thánh tối cao này bảo đảm tính hợp lệ và tính trói buộc của các luật lệ nhà nước, nhờ đó, nhà nước là biểu thức của ý chí thánh thiêng, ý chí thần linh, chứ không phải chỉ là biểu thức của của ý chí nhân bản. Và vì các luật lệ kia có tính thần linh, nên chúng phải được coi là có giá trị tuyệt đối, trói buộc hết mọi người đàn ông, đàn bà.
Câu nói trên đây của Chúa Kitô đã xẻ làm đôi sự đồng hoá nhà nước với ý chí thần linh như vừa kể. Đồng thời, ý niệm về nhà nước theo quan điểm của thế giới cổ thời cũng bị đặt thành nghi vấn. Thế giới cổ thời đã giận dữ phản ứng lại sự thách thức này đối với tính toàn diện của nhà nước, bằng án tử hình: vì đó là nền tảng làm cho nó hiện hữu và nếu câu nói của Chúa Giêsu mà đúng, thì nhà nước La Mã hết còn có thể hiện diện như trước được nữa.
Đồng thời cũng cần nói rằng chính sự tách biệt thẩm quyền nhà nước và thẩm quyền thần thánh này đã trở thành nguồn gốc và cơ sở vĩnh viễn cho ý niệm tự do của Phương Tây. Từ nay trở đi, ta thấy có hai xã hội tuy có tương quan với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau, và không xã hội nào có cái đặc điểm toàn diện như trước đây. Nhà nước không còn là người mang thẩm quyền tôn giáo, một thứ thẩm quyền đụng tới những vùng sâu xa tối hậu của lương tâm, nhưng đối với nền tảng luân lý của chính nó, nó phải vượt quá mình mà quy chiếu tới một cộng đồng khác. Về phần mình, cộng đồng khác này, tức Giáo Hội, tuy ý thức được thẩm quyền luân lý tối hậu của mình, nhưng vẫn phải tùy thuộc vào sự gắn bó tự nguyện và chỉ có quyền chế tài thiêng liêng chứ không thể chế tài dân sự, vì một lý do đơn giản là nó không có được tư thế của nhà nước.
Như thế, mỗi cộng đồng này phải tự hạn chế trong phạm vi của mình và tự do hay không là tùy thuộc ở sự cân bằng trong mối tương quan này. Trên thực tế, sự cân bằng ấy không phải lúc nào cũng có. Thời Trung Cổ và cả đầu thời cận đại, đôi khi Giáo Hội và nhà nước đã bị lẫn lộn thành một với nhau, đến nỗi các chủ trương của đức tin đã bị làm ra sai lạc, trở thành các cưỡng chế phi lý, biến tôn giáo trở thành biếm họa. Tuy nhiên, ngay trong những thời khắc đen tối nhất, mẫu mực tự do được trình bày qua các chứng tá căn bản của đức tin vẫn còn là một thẩm quyền được người ta nại tới để chống lại sự lẫn lộn giữa xã hội dân sự và cộng đồng đức tin kia, một thẩm quyền mà lương tâm có thể tham chiếu và động lực nhằm triệt phá thẩm quyền toàn trị có thể được cổ vũ.
Ý niệm cận đại về tự do như thế rõ ràng là sản phẩm hợp pháp của môi trường Kitô Giáo; ý niệm này khó có thể phát triển ở một nơi nào khác. Thực vậy, người ta phải thêm rằng ý niệm ấy không thể tách biệt khỏi môi trường Kitô Giáo và đem trồng vào một hệ thống khác, như đã được chứng minh trong phong trào phục hưng Hồi Giáo hiện nay; mưu toan tháp nhập vào xã hội Hồi Giáo các tiêu chuẩn Phương Tây vốn rút ra từ Kitô Giáo là một mưu toan không hiểu biết chi về luận lý học nội tại của Hồi Giáo cũng như luận lý học lịch sử của các tiêu chuẩn Phương Tây kia. Mưu toan ấy đương nhiên thất bại. Cấu trúc xã hội trong Hồi Giáo có tính thần trị (theocratic), và do đó nhất nguyên, chứ không nhị nguyên. Nhị nguyên, vốn là tiên quyết của tự do, một phần giả thiết phải có luận lý học Kitô Giáo. Trên thực tế, điều ấy có nghĩa: chỉ nơi nào tính nhị nguyên của Giáo Hội và nhà nước, của thẩm quyền thần thánh và thẩm quyền chính trị hiện diện và được duy trì dưới một hình thức nào đó, thì điều kiện tiên quyết có tính nền tảng của tự do mới có.
Nơi nào Giáo Hội trở thành nhà nước, thì tự do sẽ không còn nữa. Nhưng điều này cũng đúng: bất cứ khi nào Giáo Hội bị loại bỏ, không còn được coi như một thẩm quyền công cộng và có liên hệ, thì lúc ấy tự do cũng sẽ bị giập tắt, vì lúc ấy nhà nước sẽ một lần nữa hoàn toàn đòi cho mình quyền được biện minh toàn diện về luân lý. Trong thế giới thế tục, hậu Kitô Giáo, nhà nước không đòi hỏi điều đó dưới hình thức một thẩm quyền thần thánh mà dưới hình thức thẩm quyền ý thức hệ. Nhà nước trở thành đảng, và vì không còn một thẩm quyền nào ngang hàng với nó, nên nó lại một lần nữa trở thành toàn trị. Nhà nước ý thức hệ bao giờ cũng toàn trị; nó phải trở thành ý thức hệ khi không còn được cân bằng bởi thẩm quyền lương tâm, một thẩm quyền tự do và được nhìn nhận công khai. Khi tính nhị nguyên ấy không còn nữa, thì hệ thống toàn trị là điều không thể tránh được.
Trách vụ căn bản trong chủ trương chính trị của Kitô Giáo, do đó, đã được xác định. Nó có mục tiêu duy trì sự cân bằng của hệ thống kép trên đây, làm nền tảng cho tự do. Bởi thế, Giáo Hội phải đưa ra các đòi hỏi của mình đối với luật lệ công cộng chứ không đơn giản lui về lãnh vực tư riêng. Mặt khác, phải làm hết cách để giữ cho Giáo Hội và nhà nước tách biệt nhau và việc thuộc về Giáo Hội phải luôn rõ ràng duy trì được tính tự nguyện của nó.
Điều cũng quan trọng là phải xác định các nét căn bản trong mối tương quan giữa chủ trương chính trị của Giáo Hội và thần học. Không nên điều hướng chủ trương chính trị ấy dựa vào quyền lực của Giáo Hội; bởi nếu thế, ta sẽ đi ngược lại bản chất đích thực của Giáo Hội, căn cứ vào các luận điểm trên đây và do đó, trực tiếp chống lại nội dung luân lý của chủ trương chính trị ấy. Nó phải được điều hướng bằng nhận thức thần học chứ không bằng ý niệm gia tăng thế lực và ảnh hưởng.
Viết từ lúc còn là Hồng Y Ratzinger, Đức Giáo Hoàng nói rằng “Kitô hữu luôn là người tìm cách duy trì nhà nước theo nghĩa họ thực hiện điều tích cực, điều tốt, những điều giữ cho nhà nước tồn tại”. Nhưng đồng thời, nhờ học được kinh nghiệm về Chủ Nghĩa Quốc Xã lúc còn nhỏ, ngài cũng từng lên tiếng đề cập tới các nguy hiểm của một nhà nước toàn trị, một nhà nước tự cho mình là “toàn bộ cuộc hiện sinh nhân bản và là toàn bộ niềm hy vọng của con người”. Ngài nhấn mạnh rằng “Việc phục vụ đầu tiên của đức tin Kitô Giáo đối với chính trị là giải phóng con người khỏi tính phi lý của các huyền thoại chính trị vốn là mối đe dọa thực sự trong thời đại ta”.
“Deus Caritas Est” và Alexis de Tocqueville
Theo bài báo “A Tocquevillian in the Vatican” (Một người theo Tocqueville tại Vatican), tiến sĩ Samuel Gregg, thuộc Viện Acton, cho hay: trong Thông Điệp đầu tiên của ngài (Deus Caritas Est), Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không những cho thấy ảnh hưởng nặng nề của Thánh Augustinô mà còn là ảnh hưởng lớn lao của một triết gia xã hội người Pháp, là Alexis de Tocqueville nữa. Lúc được dẫn nhập vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Luân Lý và Chính Trị của Pháp năm 1992, Đức Hồng Y Ratzinger cho hay cuốn “Nền Dân Chủ Tại Hoa Kỳ” của Tocqueville luôn gây ấn tượng mạnh nơi ngài. Ngài mô tả triết gia này như “nhà tư tưởng vĩ đại về chính trị” vì theo Tocqueville, các xã hội tự do không thể tồn tại nếu không gắn bó với “các xác tín chung về đạo đức”. Ông cho rằng nền dân chủ của Hoa Kỳ đã được xây dựng trên các xác tín chung ấy. Chính vì thế, Đức Hồng Y Ratzinger rất ngưỡng mộ mối tương quan giữa nhà nước và tôn giáo tại Hoa Kỳ.
Theo tiến sĩ Samuel Gregg, trong Deus Caritas Est, Đức Bênêđíctô XVI chú ý tới lời cảnh cáo của Tocqueville về nền chuyên chế êm dịu (soft despotism). Ngài viết: “Một nhà nước mà cung cấp mọi sự, mà thâu tóm mọi sự vào chính mình thì tựu trung sẽ trở thành một thứ bàn giấy không có khả năng bảo đảm được chính điều con người khốn khổ, mọi con người, cần đến, đó là quan tâm yêu thương có tính bản vị. Ta không cần một nhà nước điều hướng và kiểm soát mọi sự, nhưng một nhà nước biết dựa theo nguyên tắc phụ đới mà nhìn nhận một cách quảng đại và sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến phát sinh từ nhiều lực lượng xã hội khác nhau và phối hợp được sự tự phát và sự gần gũi với những người thiếu thốn” (số 28).
Từng là nạn nhân của chủ nghĩa Quốc Xã, Đức Bênêđíctô XVI hiểu chủ nghĩa toàn trị hơn ai hết. Vốn là người chịu ảnh hưởng mạnh của Thánh Augustinô, ngài đương nhiên hoài nghi bất cứ chủ trương nào coi trần gian là thiên đường. Tuy nhiên, câu trích trên đây cho thấy Đức Giáo Hoàng hiểu rõ việc Tocqueville cảnh cáo rằng ngay các xã hội tự do cũng có thể vô tình để nhà nước thâu tóm các hiệp hội tự lập từng mang lại cho Hoa Kỳ đặc tính năng động và thẩm quyền cai trị có giới hạn của nó.
Rõ ràng Đức Bênêđíctô quan tâm tới tiềm năng nhà nước có thể xâm thực tính tự lập của các cơ quan từ thiện Kitô Giáo, không hẳn qua việc đột ngột thâu tóm các công việc của họ mà là từ từ làm nhạt nhòa căn tính đặc thù của họ. Trên nguyên tắc, Deus Caritas Est không chống đối việc các cơ quan từ thiện Kitô Giáo hợp tác với nhà nước (số 30, 31). Tuy nhiên, Thông Điệp này mạnh mẽ nhắc người Kitô hữu nhớ rằng “Không bao giờ được lẫn lộn cách biểu lộ đặc thù công việc bác ái của Giáo Hội với hoạt động của nhà nước” (số 29). Thông điệp cũng chống lại “chủ nghĩa tranh đấu và chủ nghĩa thế tục càng ngày càng lớn mạnh nơi nhiều Kitô hữu đang dấn thân vào hoạt động bác ái” (số 36). Hai chủ nghĩa ấy đang biến họ thành một thứ vô thần thực tiễn với quan điểm luân lý giống John Stuart Mill hơn giống Chúa Giêsu Kitô. Luận điểm của Tocqueville trên đây đã được khéo léo đan kết vào Thông Điệp Deus Caritas Est giúp các cơ quan bác ái của Kitô Giáo suy nghĩ về sự khôn ngoan khi quá liên kết với nhà nước. Khi sự liên kết ấy phá hoại khả năng “làm chứng cho Chúa Kitô” (số 31), thì họ cần khéo léo chấm dứt nó.
Quan tâm về mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước được Đức Bênêđíctô XVI nêu ra ngay trong những tháng đầu tiên của triều đại ngài. Thực vậy, ngày 24 tháng 6 năm 2005, trong chuyến viếng thăm Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi tại điện Quirinal, ngài long trọng tuyên bố: “Các mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước Ý được xây dựng trên nguyên tắc đã được Công Đồng Vatican II phát biểu rõ, đó là: ‘cộng đồng chính trị và Giáo Hội tự lập và độc lập với nhau trong lãnh vực riêng của mình. Tuy nhiên cả hai đều phục vụ ơn gọi có tính bản vị của con người, dù dưới các danh nghĩa khác nhau’” (Vui Mừng và Hy Vọng, số 76).
Đức Giáo Hoàng cho biết thêm: “nguyên tắc ấy đã được ghi ngay trong Hiệp Ước Latran và sau đó được các Thoả Hiệp tu chỉnh Hiệp Ước ấy tái xác nhận. Bởi thế, chủ nghĩa thế tục lành mạnh về nhà nước, theo đó, các thực tại trần thế được cai trị theo các quy phạm riêng biệt của chúng nhưng không loại bỏ các tham chiếu đạo đức vốn đặt căn bản tối hậu trong tôn giáo, phải được coi là hợp pháp. Tính cách tự trị của lãnh vực trần thế không loại trừ sự hoà hợp gần gũi của nó với các đòi hỏi cao hơn và phức tạp hơn vốn phát sinh từ một cái nhìn toàn diện về con người và số phận đời đời của họ”.
Tháng 11 năm 2005, nhân cuộc viếng “ad limina” của các giám mục Tiệp, Đức Bênêđíctô XVI nói với vị giám mục này rằng: trong sứ mệnh phúc âm hóa của mình, Giáo Hội không bao giờ tìm cách pha mình vào lãnh vực thẩm quyền dân sự. “Cộng đồng Kitô Giáo là một cộng đồng có qui luật riêng, một cơ thể sống động, hiện hữu trong thế gian để làm chứng cho sức mạnh của Phúc Âm. Bởi thế, nó là một cộng đồng gồm có anh chị em. Họ không có mục tiêu quyền lực hay quan tâm vị kỷ nào, mà chỉ hân hoan sống đức ái của Thiên Chúa, đức ái này chính là Tình Yêu. Trong ngữ cảnh ấy, nhà nước không nên có khó khăn gì trong việc nhìn nhận tư cách đối tác của Giáo Hội, một tư cách không hề tiên thiên xâm phạm chức năng phục vụ các công dân của Nhà Nước”.
Khía cạnh Thánh Kinh trong liên hệ giữa Đức Tin và Nhà Nước
Muốn hiểu sâu xa hơn tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI về mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, tưởng nên trở lại thời ngài còn là Hồng Y Ratzinger. Ngày 26 tháng 11 năm 1981, nhân một buổi phụng vụ tổ chức cho các dân biểu Công Giáo của Bundestag tại nhà thờ Thánh Wynfrith ở Bonn, Đức Hồng Y có đọc một bài diễn văn. Vì các bài đọc hôm đó trích từ thư thứ nhất của Thánh Phêrô (1Pr 1:3-7) và Phúc Âm Thánh Gioan (Ga 14:1-6), đề cập tới các Kitô hữu đang là nạn nhân bị bách hại của một chế độ độc tài tàn bạo, nên Đức Hồng Y nói tới việc “họ không chia sẻ trách nhiệm với nhà nước mà là chịu đựng trách nhiệm ấy. Họ không có quyền khuôn định nó thành một nhà nước Kitô giáo; thay vào đó, trách vụ của họ là sống như những Kitô hữu dù không có nhà nước Kitô Giáo. Do đó, Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô mô tả các Kitô hữu như các khách trú tại nhà nước của mình (1:1) và mô tả nhà nước như một Babylon (5:13). Tư thế chính trị của các Kitô hữu hồi đó y hệt tư thế chính trị của người Do Thái thời lưu đày tại Babylon: họ không phải là công dân có trách nhiệm của nhà nước mà là bày tôi không một chút quyền lợi, và do đó, là những người phải học cách sống còn trong nhà nước đó, chứ không phải học cách xây dựng nó.”
Tư thế đó, Đức Hồng Y bảo, rất khác với tư thế phần đông chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, các bài đọc vẫn có ba điều quan trọng liên quan tới sinh hoạt chính trị của người Kitô hữu.
Điều đầu tiên: nhà nước không phải là toàn bộ cuộc hiện sinh nhân bản và không ôm trọn toàn bộ niềm hy vọng của con người. “Con người và các hy vọng của họ vượt quá nội dung nhà nước, vượt quá lãnh vực sinh hoạt chính trị. Điều ấy không chỉ áp dụng đối với nhà nước kiểu Babylon mà là bất cứ nhà nước nào, mọi nhà nước. Nhà nước không phải là toàn diện tính: điều ấy cất gánh nặng khỏi vai chính khách và đồng thời mở ra trước họ con đường chính trị thuận lý. Nhà nước La Mã là nhà nước sai lầm và chống phá Kitô Giáo chính vì nó muốn trở thành toàn diện tính đối với khả năng nhân bản. Qua cách đó, nó tự khoác cho mình điều nó không tài nào thực hiện được; và cũng qua cách đó, nó bóp méo và làm giảm giá trị con người. Vì sự dối trá toàn trị, nó trở thành ma quái và tàn bạo. Loại bỏ tính toàn diện của nhà nước là phi huyền thoại hóa nhà nước và do đó giải phóng cả con người lẫn các nhà chính trị và nền chính trị”.
Ngược lại, theo Đức Hồng Y, khi đức tin Kitô Giáo, tức lòng tin vào niềm hy vọng lớn hơn của con người, bị tha hóa và sa đọa, thì cái huyền thoại về nhà nước thần thánh kia lại trỗi dậy, vì con người không thể nào từ khước được tính tòan diện của hy vọng. Khổ một điều, khi các hứa hẹn này tự khoác vào mình danh nghĩa tiến bộ và độc quyền hóa ý niệm tiến bộ, thì xét theo lịch sử chúng vẫn tụt về phía sau niềm hy vọng của Kitô Giáo, một sự quay lưng có tính lịch sử. Và mặc dù chúng huênh hoang cho rằng mục tiêu tối hậu của chúng là giải phóng hoàn toàn nhân loại, diệt trừ mọi hình thức thống trị, chúng vẫn đi ngược lại sự thật về con người, đi ngược lại sự tự do của họ, vì chúng cưỡng bức họ vào điều chính họ có thể thực hiện được. Cái loại chính trị huyên hoang tuyên bố nước Thiên Chúa là kết quả của chính trị và bóp méo đức tin thành quyền tối thượng phổ quát của chính trị, tự bản chất, vốn là một nền chính trị nô dịch; nó chỉ là thứ chính trị có tính huyền thoại.
Chống lại thứ chính trị ấy là lý lẽ của Đức Tin Kitô Giáo, một đức tin vốn nhìn nhận khả năng con người có thể tạo ra trật tự tự do và có thể hài lòng với trật tự này, vì nó biết: hy vọng lớn lao của con người sâu nhiệm nằm trong bàn tay Thiên Chúa. Bác bỏ niềm hy vọng của Đức Tin là đồng thời bác bỏ tiêu chuẩn của lý lẽ chính trị. Bác bỏ các niềm hy vọng có tính huyền thoại về một xã hội không có thống trị không phải là một nhẫn nhục chịu khuất phục mà là một niềm trung thực nhằm duy trì được niềm hy vọng của con người. Niềm hy vọng có tính huyền thoại về một thiên đàng tự tạo chỉ tổ đưa con người vào một nỗi sợ sệt không có lối thoát; nỗi sợ thấy các hứa hẹn của mình sụp đổ và sau đó là một trống vắng lớn lao hơn; nỗi sợ chính quyền lực của mình và sự tàn bạo của nó.
Bởi thế, theo Đức Hồng Y, việc phục vụ đầu tiên mà Đức Tin Kitô Giáo đem đến cho chính trị chính là việc nó giải phóng con người khỏi tính phi lý của huyền thoại chính trị, vốn là một đe dọa thực sự đối với thời đại ta.
Dĩ nhiên, tiếp nhận phương thức tỉnh táo, tức phương thức làm điều có thể làm được chứ không hứng khởi chạy theo điều không thể làm được, là điều luôn luôn khó khăn. Vì tiếng nói có lý thường không lớn bằng tiếng nói vô lý. Tiếng nói tuyên truyền cho những điều đại thể (large-scale) bao giờ cũng có hơi hướm như tranh đấu cho luân lý tính; ngược lại, tự chế vào điều có thể xem ra như muốn bác bỏ gánh nặng của luân lý tính, một thứ chủ nghĩa thực tế của những con người nhát đảm. Nhưng thực ra, nền luân lý chính trị hệ ở chính việc chống lại thứ cám dỗ chết người của những đại ngôn chuyên dùng nhân loại và các cơ hội của họ làm canh bạc. Không phải cái thứ luân lý phiêu lưu mạo hiểm tự cho mình đang thực hiện công trình Thiên Chúa là hợp luân, nhưng chính sự trung thực biết thừa nhận các tiêu chuẩn của con người và trong các tiêu chuẩn này biết thực hiện công trình của Thiên Chúa mới hợp luân. Không phải việc bác bỏ thỏa hiệp mà chính sự thỏa hiệp mới là luân lý tính đích thực trong lãnh vực chính trị.
Mặc dù các Kitô hữu bị nhà nước La Mã bách hại, nhưng thái độ căn bản của họ đối với nhà nước ấy không tiêu cực; thay vào đó, họ luôn nhìn nhận nó như một nhà nước và cố gắng xây dựng nó như một nhà nước, trong khuôn khổ các khả năng của họ, chứ không tiêu diệt nó. Chính vì họ biết họ đang sống ở “Babylon”, nên các hướng dẫn mà Giêrêmia đưa ra cho các lưu dân Do Thái cũng áp dụng cho họ. Lá thư mà nhà tiên tri viết trong Giêrêmia 29 không thể nào hiểu như một huấn thị thúc giục người ta phản kháng chính trị, bằng cách tiêu diệt nhà nước nô dịch; nhưng đúng hơn là một huấn thị khuyên người ta duy trì và củng cố điều tốt. Đó là một huấn thị nhằm sự sống còn và đồng thời chuẩn bị cho điều tốt và mới mẻ hơn. Nền luân lý trong hoàn cảnh lưu đày ấy vì thế chủ yếu chứa đựng các yếu tố nền tảng cho một triết lý chính trị tích cực. Giêrêmia khuyên người Do Thái không trì chí trong thái độ chống đối tiêu cực, nhưng: “hãy xây dựng nhà mà ở; hãy trồng cây mà ăn trái… Hãy mưu cầu phúc lợi cho thành phố nơi Ta đã đày các ngươi tới, và hãy cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho họ, vì phúc lợi của họ cũng là phúc lợi của các ngươi” (Gr 29: 5,7). Cũng một lời khuyên như thế tìm thấy trong Timôtê Thứ Nhất, một thư người ta vẫn cho là được viết dưới thời Nêrông. Trong thư này, Thánh Phaolô khuyên ta cầu nguyện “cho mọi người, cho vua chúa và các nhà cầm quyền để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (2:1-2). Thư thứ nhất của Thánh Phêrô cũng cùng một chủ trương ấy: “Anh em hãy ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, để ngay cả khi họ vu khống, coi anh em là người gian ác, họ cũng thấy các việc lành anh em làm mà tôn vinh Thiên Chúa trong ngày Người đến viếng thăm” (2:12) và câu này nữa: “Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua” (2:17). Và “Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, trộm cắp, làm điều gian ác hoặc dây mình vào việc người khác; mà nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Kitô hữu, thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó” (4:15-16).
Điều đó có nghĩa gì? Chắc chắn các Kitô hữu này không phải là bọn người sợ hãi hay lụy phục nhà cầm quyền, hạng người không biết rằng người ta có quyền và có nghĩa vụ phản kháng vì các lý do lương tâm. Thực vậy, câu cuối cùng cho thấy họ biết rõ các giới hạn của nhà nước và họ đã không chịu nó khuất phục khi nó chống lại thánh ý Thiên Chúa.
Nhưng đối với họ, điều quan trọng vẫn là không tìm cách tiêu diệt nhà nước mà là xây dựng nó. Phi luân bị luân lý chống lại, sự ác bị quyết tâm làm điều tốt chống lại, chứ không ngược lại. Luân lý, hay việc làm điều tốt, mới là phản kháng đích thực, và chỉ có điều tốt mới chuẩn bị cho sự thay đổi căn để hướng tới điều tốt hơn. Không hề có hai thứ luân lý chính trị: luân lý phản kháng và luân lý thống trị. Mà chỉ có một thứ luân lý: đó là nền luân lý phát sinh từ các giới răn của Thiên Chúa, một nền luân lý người ta không thể tạm ngưng một thời gian ngõ hầu tạo nên những biến đổi sự việc một cách nhanh chóng hơn. Người ta chỉ có thể xây dựng sự việc bằng cách xây dựng chúng, chứ không phá hủy chúng; đó chính là nền đạo đức học chính trị của Thánh Kinh từ thời Giêrêmia tới thời hai Thánh Phêrô và Phaolô. Kitô hữu luôn là người tìm cách duy trì nhà nước theo nghĩa làm điều tích cực, điều tốt nhằm giữ cho nhà nước tồn tại. Họ không sợ vì thế mà mang tiếng là ủng hộ quyền lực sự ác, nhưng xác tín rằng chỉ có cách củng cố điều tốt mới có thể tiêu hủy được sự ác và giảm thiểu được quyền lực của cả sự ác lẫn người ác. Bất cứ ai chủ trương sát hại người vô tội hay phá hủy tài sản người khác đều đi ngược lại đức tin. Thư thứ nhất của Thánh Phêrô từng nói với những người này rằng: “Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, hay trộm cắp” (4:15). Thứ phản kháng ấy đi ngược lại tinh thần của thư này. Phản kháng đích thật, tức phản kháng Kitô Giáo, chỉ diễn ra khi nhà nước buộc người ta phải chối bỏ Thiên Chúa và các lệnh truyền của Người, khi nó buộc ta phải thực hiện điều ác.
Điểm cuối cùng: Đức tin Kitô Giáo đã tiêu diệt huyền thoại về nhà nước thần thánh, huyền thoại coi nhà nước là thiên đàng, coi nhà nước như một xã hội không có thống trị. Thay vào đó, nó đưa ra tính khách quan của lý trí. Nhưng điều này không có nghĩa nó đã sản sinh ra tính khách quan phi giá trị, tính khách quan của thống kê, một thứ xã hội học nào đó. Tính khách quan chân thực của nhân loại bao giờ cũng thuộc về những con người cụ thể, và nhân loại thì thuộc về Thiên Chúa. Lý trí nhân bản chân chính tùy thuộc tính luân lý, một tính luân lý được nuôi dưỡng bằng các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Tính luân lý này không phải là việc tư riêng, nó có ý nghĩa công cộng. Không có sự thiện trở nên điều tốt và làm được điều tốt, thì sẽ không có nền chính trị tốt. Điều được Giáo Hội bị bách hại đặt ra cho Kitô hữu làm căn gốc cho triết lý chính trị của họ cũng phải được coi là căn gốc cho bất cứ nền chính trị tích cực nào của Kitô Giáo; chỉ khi nào điều tốt được thực hiện và được nhìn nhận là điều tốt thì cuộc hiện sinh nhân bản có tính xã hội tốt mới có thể triển nở. Làm cho công chúng chấp nhận chỗ đứng của luân lý, chỗ đứng của lệnh truyền Thiên Chúa phải được coi là nòng cốt của hoạt động chính trị có trách nhiệm.
Tại sao Giáo Hội và Nhà Nước cần biệt lập
Trong bài “Thần Học và Chủ Trương Chính Trị của Giáo Hội” trích từ cuốn “Church, Ecumenism and Politics: New Essays in Ecclesiology” (Giáo Hội, Đại Kết và Chính Trị: Các tiểu luận mới về Giáo Hội Học) (NY: Crossroad, 1988), Đức HY Ratzinger cho hay, trong lãnh vực chính trị, lời căn bản của Chúa Kitô dĩ nhiên là câu: “Hãy trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda, và hãy trả cho Chúa những gì thuộc về Chúa” (Mt 22:21). Câu nói này đã mở ra một chương mới hẳn cho lịch sử mối tương quan giữa chính trị và tôn giáo. Cho tới lúc có câu nói đó, nguyên tắc chung vẫn cho rằng chính trị có tính thần thánh (sacral). Đã đành là thế giới hậu cổ thời có nhìn nhận nhiều nhóm tôn giáo tự do, những nhóm tôn giáo thường được gọi là các giáo phái bí nhiệm (mystery cults) mà sức lôi cuốn một phần tùy thuộc sự xuống dốc của tôn giáo nhà nước. Nhưng sở dĩ người ta khoan dung đối với các nhóm tôn giáo này là vì chúng nhìn nhận nhà nước là người nắm được tính thần thánh tối cao. Chính tính thần thánh tối cao này bảo đảm tính hợp lệ và tính trói buộc của các luật lệ nhà nước, nhờ đó, nhà nước là biểu thức của ý chí thánh thiêng, ý chí thần linh, chứ không phải chỉ là biểu thức của của ý chí nhân bản. Và vì các luật lệ kia có tính thần linh, nên chúng phải được coi là có giá trị tuyệt đối, trói buộc hết mọi người đàn ông, đàn bà.
Câu nói trên đây của Chúa Kitô đã xẻ làm đôi sự đồng hoá nhà nước với ý chí thần linh như vừa kể. Đồng thời, ý niệm về nhà nước theo quan điểm của thế giới cổ thời cũng bị đặt thành nghi vấn. Thế giới cổ thời đã giận dữ phản ứng lại sự thách thức này đối với tính toàn diện của nhà nước, bằng án tử hình: vì đó là nền tảng làm cho nó hiện hữu và nếu câu nói của Chúa Giêsu mà đúng, thì nhà nước La Mã hết còn có thể hiện diện như trước được nữa.
Đồng thời cũng cần nói rằng chính sự tách biệt thẩm quyền nhà nước và thẩm quyền thần thánh này đã trở thành nguồn gốc và cơ sở vĩnh viễn cho ý niệm tự do của Phương Tây. Từ nay trở đi, ta thấy có hai xã hội tuy có tương quan với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau, và không xã hội nào có cái đặc điểm toàn diện như trước đây. Nhà nước không còn là người mang thẩm quyền tôn giáo, một thứ thẩm quyền đụng tới những vùng sâu xa tối hậu của lương tâm, nhưng đối với nền tảng luân lý của chính nó, nó phải vượt quá mình mà quy chiếu tới một cộng đồng khác. Về phần mình, cộng đồng khác này, tức Giáo Hội, tuy ý thức được thẩm quyền luân lý tối hậu của mình, nhưng vẫn phải tùy thuộc vào sự gắn bó tự nguyện và chỉ có quyền chế tài thiêng liêng chứ không thể chế tài dân sự, vì một lý do đơn giản là nó không có được tư thế của nhà nước.
Như thế, mỗi cộng đồng này phải tự hạn chế trong phạm vi của mình và tự do hay không là tùy thuộc ở sự cân bằng trong mối tương quan này. Trên thực tế, sự cân bằng ấy không phải lúc nào cũng có. Thời Trung Cổ và cả đầu thời cận đại, đôi khi Giáo Hội và nhà nước đã bị lẫn lộn thành một với nhau, đến nỗi các chủ trương của đức tin đã bị làm ra sai lạc, trở thành các cưỡng chế phi lý, biến tôn giáo trở thành biếm họa. Tuy nhiên, ngay trong những thời khắc đen tối nhất, mẫu mực tự do được trình bày qua các chứng tá căn bản của đức tin vẫn còn là một thẩm quyền được người ta nại tới để chống lại sự lẫn lộn giữa xã hội dân sự và cộng đồng đức tin kia, một thẩm quyền mà lương tâm có thể tham chiếu và động lực nhằm triệt phá thẩm quyền toàn trị có thể được cổ vũ.
Ý niệm cận đại về tự do như thế rõ ràng là sản phẩm hợp pháp của môi trường Kitô Giáo; ý niệm này khó có thể phát triển ở một nơi nào khác. Thực vậy, người ta phải thêm rằng ý niệm ấy không thể tách biệt khỏi môi trường Kitô Giáo và đem trồng vào một hệ thống khác, như đã được chứng minh trong phong trào phục hưng Hồi Giáo hiện nay; mưu toan tháp nhập vào xã hội Hồi Giáo các tiêu chuẩn Phương Tây vốn rút ra từ Kitô Giáo là một mưu toan không hiểu biết chi về luận lý học nội tại của Hồi Giáo cũng như luận lý học lịch sử của các tiêu chuẩn Phương Tây kia. Mưu toan ấy đương nhiên thất bại. Cấu trúc xã hội trong Hồi Giáo có tính thần trị (theocratic), và do đó nhất nguyên, chứ không nhị nguyên. Nhị nguyên, vốn là tiên quyết của tự do, một phần giả thiết phải có luận lý học Kitô Giáo. Trên thực tế, điều ấy có nghĩa: chỉ nơi nào tính nhị nguyên của Giáo Hội và nhà nước, của thẩm quyền thần thánh và thẩm quyền chính trị hiện diện và được duy trì dưới một hình thức nào đó, thì điều kiện tiên quyết có tính nền tảng của tự do mới có.
Nơi nào Giáo Hội trở thành nhà nước, thì tự do sẽ không còn nữa. Nhưng điều này cũng đúng: bất cứ khi nào Giáo Hội bị loại bỏ, không còn được coi như một thẩm quyền công cộng và có liên hệ, thì lúc ấy tự do cũng sẽ bị giập tắt, vì lúc ấy nhà nước sẽ một lần nữa hoàn toàn đòi cho mình quyền được biện minh toàn diện về luân lý. Trong thế giới thế tục, hậu Kitô Giáo, nhà nước không đòi hỏi điều đó dưới hình thức một thẩm quyền thần thánh mà dưới hình thức thẩm quyền ý thức hệ. Nhà nước trở thành đảng, và vì không còn một thẩm quyền nào ngang hàng với nó, nên nó lại một lần nữa trở thành toàn trị. Nhà nước ý thức hệ bao giờ cũng toàn trị; nó phải trở thành ý thức hệ khi không còn được cân bằng bởi thẩm quyền lương tâm, một thẩm quyền tự do và được nhìn nhận công khai. Khi tính nhị nguyên ấy không còn nữa, thì hệ thống toàn trị là điều không thể tránh được.
Trách vụ căn bản trong chủ trương chính trị của Kitô Giáo, do đó, đã được xác định. Nó có mục tiêu duy trì sự cân bằng của hệ thống kép trên đây, làm nền tảng cho tự do. Bởi thế, Giáo Hội phải đưa ra các đòi hỏi của mình đối với luật lệ công cộng chứ không đơn giản lui về lãnh vực tư riêng. Mặt khác, phải làm hết cách để giữ cho Giáo Hội và nhà nước tách biệt nhau và việc thuộc về Giáo Hội phải luôn rõ ràng duy trì được tính tự nguyện của nó.
Điều cũng quan trọng là phải xác định các nét căn bản trong mối tương quan giữa chủ trương chính trị của Giáo Hội và thần học. Không nên điều hướng chủ trương chính trị ấy dựa vào quyền lực của Giáo Hội; bởi nếu thế, ta sẽ đi ngược lại bản chất đích thực của Giáo Hội, căn cứ vào các luận điểm trên đây và do đó, trực tiếp chống lại nội dung luân lý của chủ trương chính trị ấy. Nó phải được điều hướng bằng nhận thức thần học chứ không bằng ý niệm gia tăng thế lực và ảnh hưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét