Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Việt Nam: nơi các trường học không có nhà vệ sinh

Integrated Regional Information Networks (IRIN), United Nations

Hà Nội-Đối với em Nguyễn Công Tuấn, 10 tuổi, một học sinh tiểu học ở Hà Nội, sử dụng cầu tiêu ở trường học là một kinh nghiệm đáng sợ.
Rác rưỡi và mùi hôi thúi đã làm em sợ không dám tới gần. Vì thế Tuấn chờ đợi cho tới khi em về tới nhà; một cách rất có lý, má của em đã lo ngại rằng, em Tuấn có thể mắc các bệnh đường tiểu.
Nhưng em Tuấn có thể được xem là một trong những người may mắn nhất – nhiều trường học ở Việt Nam, ngay cả ở thủ đô Hà Nội, cũng không có cầu tiêu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (MoET) gần đây đã kiểm tra các phòng vệ sinh trong 11.200 trường học khắp nước. ông Lã Quý Đôn, vụ phó vụ công tác học sinh và sinh viên, đã cho biết:
“Vào khoảng 30% của các trường học đã được kiểm tra là không có nhà vệ sinh hay không có những nhà vệ sinh thích đáng.”  (tức là khoảng 3360 trường ở tình trạng nầy)
Một cuộc khảo sát riêng được tiến hành ở Hà Nội đã phát hiện ra rằng gần như tất cả 1400 trường học đã không có đủ các nhà vệ sinh, ông Nguyễn Như Hòa, phó phòng kế hoạch và tài chánh thuộc sở giáo dục của thành phố Hà Nội, đã cho biết thế.
Không Đạt Tiêu Chuẩn
Các qui định đòi hỏi rằng: phải có một chỗ đi cầu cho mỗi 100 học sinh, và có một vòi nước rửa tay cho mỗi 60 học sinh.
“Hiện nay có rất ít trường học ở Hà Nội đạt được các tiêu chuẩn đó,” ông Hòa nói. “Và nhiều trường học trong những huyện nằm ngoài Hà Nội không có một cầu tiêu nào hết.”
Trần Thu An, một nhân viên của chương trình vệ sinh làm việc cho Quỹ Phát Triển Giáo Dục Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc, cho biết rằng: vấn đề các cơ sở vệ sinh hiếm khi nhận được sự quan tâm mà nó xứng đáng cần phải có.
Liên Hiệp Quốc, là một thành phần trong  chương trình vận động các trường học “thân thiện với trẻ em”, đã và đang tập trung vào việc xây dựng các nhà vệ sinh sao cho đúng tiêu chuẩn. Năm ngoái, (các nhân viên của) chương trinh nầy đã và đang làm việc với Bộ Giáo Dục và Đào tạo, đang giúp đỡ để thiết kế và xây dựng các nhà vệ sinh tốt hơn khắp toàn quốc.
Các Ưu Tiên
Một phần của vấn nạn là: có quá nhiều nhu cầu cấp bách khi nói đến giáo dục đến nổi mà vấn đề vệ sinh thường thường là điều cuối cùng được quan tâm xem xét. [1]
Hiện vào lúc nầy, ưu tiên của chính quyền là thay thế tất cả các lớp học tạm thời đang được sử dụng như các phòng học bằng các ngôi trường xây bằng bê tông để các trường nầy có thể chống chọi được với bảo và mưa, cô Thu An cho biết. Nhưng, khi các ngôi trường mới nầy được xây dựng, các nhà vệ sinh không được thiết kế trên các bản vẽ. [2]
Trách nhiệm cho việc xây cất các nhà vệ sinh (một phần nào đó) nằm trong tay của chính quyền địa phương, những nơi nầy thường thường thiếu tiền bạc hay thiếu sự quan tâm. Cô Thu An nói tiếp: vì vậy, cuối cùng, các nhà vệ sinh không được xây dựng.
Kết quả là các học sinh đang buộc phải dùng “các bụi rậm chung quanh các trường học”, cô Thu An cho biết. “Thật khó lòng mà tin được.” [3]
Trần Duy Tạo, vụ trưởng vụ Xây dựng cơ bản và thiết bị trường học thuộc bộ Giáo Dục và Đào tạo, nói rằng: vấn đề không phải luôn luôn là thiếu tiền bạc. Mặt bằng cũng là một đề tài (phải nói đến). Trong các khu vực đô thị giàu có, các trường học có thể có ngân quỹ nhưng không có đủ chỗ để xây thêm nhiều nhà vệ sinh. (trong khi đó) Các chính quyền vùng thôn quê thường có đất đai (rộng lớn) để xây dựng các nhà vệ sinh, nhưng lại không có tiền.
Vấn Đề Sức Khỏe
Chính quyền đang cố gắng chận đứng vấn nạn nầyông Lã Quý Đôn, vụ phó vụ công tác học sinh và sinh viên, cho biết.
Năm 2006, nhà nước đã tuyên bố rằng tất cả các nhà trẻ và các trường học sẽ có các nhà vệ sinh và tất cả các học sinh sẽ có nước sạch để dùng trước năm 2010.
Nhưng ông Đôn nói rằng tại tốc độ hiện nay của việc xây cất, chắc chắn rằng mục địch nầy sẽ không đạt được.
“Điều nầy gây ra một hiệu quả tiêu cực lên sức khỏe của các học sinh cũng như khả năng học hành của các em. Các học sinh có thể cố nín vì sợ các nhà vệ sinh dơ bẩn. Và ở nơi nào mà các trường học không có nhà vệ sinh, các học sinh phải đi tiểu và đi cầu ở một chỗ nào khác và điều nầy gây ra các vấn nạn về môi trường.” [4]
Trong trường hợp của em Tuấn, em không còn phải chờ đợi cho tới khi em về tới nhà (để đi tiểu hay đi cầu). Các bậc cha mẹ ở trường tiểu học Hà Nội đã rất bất mãn về chuyện các nhà vệ sinh quá dơ bẩn và quan tâm đến sức khỏe của con cái họ, vì thế cách đây một vài tháng, họ đã quyết định nhúng tay vào, và họ trả một lệ phí hàng tháng để thuê người đến chùi rữa dọn sạch phòng vệ sinh. [5]
Với việc mỗi gia đình đóng góp 50 cents mỗi tháng, em Tuấn và các bạn cùng lớp của em hiện giờ không còn sợ để đi vào nhà vệ sinh nữa.
Người dịch: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

Ảnh: Giờ giải lao may mắn cho cậu bé. Ngôi trường này ở Hà Nội có tiện nghi cho học sinh theo đúng quy cách. Nhiều trường học ở Việt Nam, thậm chí cả ở thủ đô, không có nhà vệ sinh  (Martha Ann Overland/IRIN)

VIETNAM: Where the schools have no loos

Lucky break for him. This school in Hanoi has proper facilities for students. Many schools in Vietnam, even in the capital, lack toilets
HANOI, 17 June 2009 (IRIN) - For Nguyen Cong Tuan, 10, a primary school student in Hanoi, using the toilets at school was a frightening experience.

The filth and stench made him afraid to go near them. So Tuan would wait until he got home; his mother rightly worried that he could develop urinary tract problems.

Yet Tuan could be considered one of the lucky ones - many schools in Vietnam, even in the capital, Hanoi, lack any toilets at all.

The Ministry of Education and Training (MoET) recently surveyed sanitation facilities in 11,200 schools across the country.

"About 30 percent of inspected schools had no toilets or inadequate toilets," says La Quy Don, deputy head of the ministry's student affairs department.

A separate survey conducted in Hanoi found that of 1,400 schools nearly all failed to have enough sanitation facilities, says Nguyen Nhu Hoa, deputy head of the office for planning and finance in the city's education department.

Failed standards

Regulations require one toilet for every 100 students and one tap for every 60 students.

"There are few schools in Hanoi that meet these standards," says Hoa. "And many schools in the outlying districts have no toilets at all."

Tran Thu An, a sanitation programme officer with the UN Children's Fund (UNICEF), says the issue of toilet facilities rarely gets the consideration it deserves.

The UN, as part of its "child-friendly" schools campaign in Vietnam, has been trying to focus on proper sanitation facilities. In the past year, it has been working with MoET, helping to design and build better toilet facilities across the country.

Priorities 

Part of the problem is that there are so many pressing needs when it comes to education that sanitation is often the last thing considered.

At the moment, the government's priority is to replace all the makeshift shelters that serve as classrooms with concrete schools that can withstand monsoon winds and rains, says An. Yet when these new schools are built, toilets are not part of the plans.

The responsibility for building latrines lies in part with local authorities and communities, who often lack the funds or interest. So in the end, says An, toilets just do not get built. The result is that students are forced to use "the bushes surrounding the schools", she says. "It's hard to believe."

Tran Duy Tao, head of administration for the school infrastructure and equipment department at the education ministry, says it is not always a lack of money. Space is also an issue. In crowded, yet wealthier, urban areas, schools may have the funds but no room to build more toilets, he says. The rural authorities often have the land to build sanitation facilities but no money.

Health issues


The government is trying to tackle the problem, says Don, at MoET's student affairs department. In 2006, the government declared that all kindergartens and schools would have hygienic toilets and all children would have access to clean water by 2010.

But Don says at the current rate of construction, it is highly unlikely this goal will be met.

"This has a negative effect on students' health as well as their studying ability," says Don. "Students may try to hold it in due to their fear of dirty toilets. And where schools do not have toilets, students have to do it somewhere else and it causes environmental problems."

As for Tuan, he no longer has to wait until he gets home. Parents at the Hanoi elementary school were so upset over the dirty facilities and concerns for their children's health that a few months ago they decided to chip in and pay a monthly fee to have them cleaned.

For US50 cents a month per family, Tuan and his classmates are no longer afraid to go to the bathroom.

mo/ds/mw
Theme (s)ChildrenEducationHealth & NutritionUrban RiskWater & Sanitation,


Nguồn: http://www.irinnews.org/report.aspx?Reportid=84881