Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Thỉnh nguyện thư xin đi tù thay


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỈNH NGUYỆN THƯ

Ngày 23 tháng 09 năm 2012

Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam
                 Ông Trương Tấn Sang – Chủ Tịch Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam
                 Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ Tướng Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam
                 Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ Tịch Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam

Tôi là Nguyễn Tiến Đạt – Trưởng Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam, xin được trình bày với quý ông một việc như sau:


Vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2011, Công an trên toàn quốc đã bắt giữ 17 người thanh niên Công giáo, trong đó có một số bạn là sinh viên Công giáo đang học tập ở các trường đại học tại Việt Nam.

Ngày 24 tháng 5 năm 2012, chính quyền tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm đối với bốn sinh viên Công giáo là Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Chu Mạnh Sơn và Hoàng Phong. Trong phiên tòa này, các luật sự đã đề nghị phải dừng ngay phiên tòa và kêu gọi trả tự do. Nhưng chính quyền tỉnh Nghệ An đã kết án 42 tháng, 38 tháng, 36 tháng…đối với các bạn sinh viên Công giáo của chúng tôi.

Qua tìm hiểu về những hoạt động của các bạn sinh viên này, tôi thấy rằng: Các bạn đều là những người tốt lành, chăm chỉ phấn đâu học hành và có tấm lòng yêu mến quê hương đất nước. Thường xuyên đi làm việc từ tiện bác ái giúp đỡ người nghèo, tham gia công tác bảo vệ sự sống và mai táng các thai nhi. Điều này đã làm cho tôi và giới sinh viên Công giáo hết sức bất bình trước bản án bất công này.

Là một người trưởng sinh viên Công giáo đã lâu năm, tôi hiểu được tâm tư nguyện vọng của các bạn sinh viên. Họ là những sinh viên mang trong mình hào khí dân tộc Việt Nam, không chịu khuất phục trước ngoại xâm Trung Quốc và luôn mong muốn cho đất nước ngày càng phát triển. Theo tôi: “Những con người này mới thực sự là tài sản quý giá của quốc gia mà dân tộc mình cần phải có để tiếp sức cho sự phát triển đất nước một cách toàn diện”.

Đứng trước bản án bất công, không có tình yêu thương giống nòi và không có tầm nhìn quốc gia, tôi tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm nói lên nguyện vọng với những người đang điều hành đất nước để xem xét lại trường hợp của các bạn sinh viên này. Đồng thời mong muốn quý Ông can thiệp để được trả tự do. Nếu quý Ông không thể can thiệp được thì xin cho tôi một ơn huệ là được đi tù thay cho các bạn sinh viên này. Thâm tâm tôi thực sự mong muốn các bạn sinh viên này được trở về với ngôi trường đại học thân yêu của mình./.

Trân trọng cảm ơn quý ông.
Trưởng Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
thanhlinh.net
                                                        

Giáo xứ Cầu Rầm cầu nguyện cho công lý hoà bình

Ngày 23 tháng 9 năm 2012 – sau Thánh Lễ Chúa Nhật, hồi 21h, cộng đoàn giáo xứ Cầu Rầm, Giáo Phận Vinh đã thắp lên những ngọn nến trước tượng đài Đức Mẹ của Giáo xứ, để cầu nguyện cho công lý và hoà bình sớm ngự trị trên đất nước Việt Nam thân yêu.



Buổi cầu nguyện với sự có mặt đông đúc của hơn 4000 giáo dân, tu sĩ, linh mục, đặc biệt có cha Hoàng Sĩ Hướng, trưởng ban giới trẻ giáo phận. Những ngọn nến đã thắp lên cầu cho Sự thật – Công lý – Hòa bình được ngự trị, cầu cho đất nước Việt Nam được thanh bình.



























Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Lễ khai giảng năm học mới của sinh viên Công giáo Vinh



GPVO – 16:30 ngày 23/9/2012, Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, đã đánh một hồi trống dài khởi đầu cho năm học mới của sinh viên Công giáo đang học tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ở thành phố Vinh, Nghệ An.




Trước đó, vào lúc 3 giờ chiều, khoảng 1000 bạn trẻ đã tập họp quanh vị giám mục của mình tại tiền sảnh nhà thờ Yên Đại để khai giảng năm học 2012 – 2013.

Trên hàng ghế danh dự, chúng tôi thấy có sự hiện diện của các linh mục FX Hoàng Sĩ Hướng, trưởng ban giới trẻ, Ant Hoàng Trung Hoa, đặc trách sinh viên, Giuse Hoàng Thái Lân, trưởng ban giáo dân, Gioan Phạm Quang Long, trưởng ban truyền thông.

Ngoài ra, còn có khá đông nữ tu của các hội dòng Mến Thánh Giá, Thừa sai Bác ái và Thouret, cùng đông đảo bà con giáo dân trong vùng. Nhà thờ Yên Đại lúc này trở nên quá nhỏ bé so với số lượng người tham dự, do đó tất cả sinh hoạt được diễn ra ở sân nhà thờ.

Về hội sinh viên Công giáo Vinh


Sinh viên Công giáo tại thành phố Vinh hiện có gần 2000 thành viên, chia ra thành 15 nhóm. Mỗi tuần một lần, các nhóm tổ chức sinh hoạt, trong đó các bạn cùng đọc và chia sẻ lời Chúa, trao đổi những vấn đề học tập và cuộc sống, tập hát thánh ca và các bài hát sinh hoạt tập thể.

Các buổi sinh hoạt ban đầu được thực hiện ở nhà riêng, nhưng thường bị quấy rối bởi những nhóm côn đồ tự nhận là “quần chúng tự phát”, nên sau đó phải tổ chức ở các nhà thờ Cầu Rầm, Tân Lộc, Lập Thạch, Làng Anh và An Hậu.

Có vẻ như còn lâu các bạn mới có được một không gian yên bình để tổ chức những buổi sinh hoạt với tư cách là những sinh viên Công giáo.

Ngoài việc học hành, nhiều bạn trẻ còn tham gia học và dạy giáo lý, ca đoàn, thu gom ve chai gây quĩ, làm việc bác ái từ thiện, thăm viếng người bệnh và giúp an táng các thai nhi.

Các bạn cũng đã tạo cho mình một website riêng, svconggiaovinh.org, nơi đăng tải thông tin hoạt động của hội.

Lời nhắn của các mục tử

Trong bài phát biểu tại buổi lễ, cha Antôn Hoàng Trung Hoa đã mượn lời của Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo của HĐGM/VN, mời gọi các bạn sinh đừng xem nhẹ việc đào tạo đạo đức và nhân cách: “Nếu ông chủ bà chủ trong tương lai mà thiếu đạo đức, thì thế giới vật chất này sẽ đè bẹp con người đến mức nào. Vì thế, với tinh thần năm đức tin, chúng ta có trách nhiệm không ngừng phát huy về mặt tri thức như vốn được nhắc nhở, thì chúng ta còn cần phải trau dồi cho mình trở thành người có đức tin vững vàng.”

Cha đặc trách sinh viên nhắc các bạn trẻ nghiêm túc học tập mới có thể phục vụ xã hội sau này. “Trong xã hội được lãnh đạo bởi những con người có bằng cấp giả, thậm chí bằng cấp thật mà kiến thức lại không thật, thì nếu chúng ta chống trả lại thị trường rẽ mạt của bằng cấp, mà thay vào đó là gắng sức để có kiến thức thật, bằng cấp thật, con người thật, thì chính lúc đó chúng ta thực sự xây dựng xã hội cách hiệu quả nhất, cũng như đang làm chứng cho Đức Kitô trong môi trường của mình”.

Cha FX Hoàng Sĩ Hướng khuyến khích các bạn sinh viên gia tăng học hỏi về tri thức lẫn giáo lý theo châm ngôn của thánh Anselmo mà các bạn đã chọn làm quan thầy “đức tin tìm hiểu lý trí”, “để các bạn có thể sống đức tin như một người trí thức, và sinh hoạt tri thức với tư cách là một người có đức tin”.

Trong khi đó, cha Giuse Hoàng Thái Lân nói rằng ngài sẵn sàng đồng hành với các bạn sinh viên trong tư cách là linh mục quản xứ trong vùng, và hứa chuẩn bị cho các bạn có những chỗ sinh hoạt an toàn.

Về phần mình, Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tỏ ra vui mừng được hiện diện với sinh viên trong ngày khai trường. Ngài kêu gọi các bạn trẻ phải dành thời giờ để học hành, đó là công việc chính, bỏ đi những công việc bên lề, không cần thiết.

“Đây là thời đại của tri thức và khoa học, người ta phải làm giàu bằng chất xám; bởi vì như một câu nói trong dân gian: Nhà giàu ở quê không bằng làm thuê trên tỉnh”.

Trong bài giảng, vị giám mục từng là giáo sư các đại học Công giáo quốc tế khuyên các bạn đừng ham hố quyền lực hay danh vọng. Là bạn học với nhau trong một mái trường thì phải có tinh thần hiệp nhất, không phân biệt địa phương hay chia bè phái. Người trẻ cần phải có tinh thần đơn sơ, trong sáng và chân thực. Các bạn cần cố gắng hơn nữa để trở nên những tri thức Công giáo trong tương lai.

Vị chủ chăn giáo phận cũng không quên cám ơn các gia đình tại hai giáo xứ Cầu Rầm và Yên Đại, đã cưu mang các sinh viên, và ngài kêu gọi họ tiếp tục giúp đỡ để các bạn trẻ an tâm học hành.

Buổi lễ khai giảng kết thúc bằng một bữa ăn buffet đạm bạc nhưng thân tình. 

Các bạn sinh viên Công giáo Vinh thực sự đã có một ngày hội ngộ thật vui tươi, nồng ấm và đạo đức, như khẩu hiệu họ mang trên mình: Sinh viên Công giáo Vinh – hiệp nhất, tin yêu và phục vụ.




Trong khi đó, cùng ngày tại Sài Gòn, các bạn sinh viên Công giáo Giáo phận nhà cũng đã có buổi lễ khai giảng và đón tiếp tân sinh viên tại trụ sở Giáo phận ở 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1.

Nhấn vào đây để xem bản tin >>Ngày gặp gỡ giao lưu sinh viên giáo phận Vinh tại Miền Nam nhân dịp đầu năm học.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Về vụ án các thanh niên Công giáo


Ngày 24/5/2012, tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã xử phạt bốn thanh niên tại Vinh: Đậu Văn Dương 42 tháng tù, Trần Hữu Đức 39 tháng tù, Chu Mạnh Sơn 36 tháng tù và Hoàng Phong 24 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm c, khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự hiện hành của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một trong những vụ án đã gây nhiều bất bình và tranh cãi cho dư luận trong nước và quốc tế. Trước phiên tòa phúc thẩm sắp tới, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh nhận định:


(i) Lập luận của nhà lập pháp Việt Nam, nhất là của các cơ quan tư pháp Nghệ An tại điều 88 (và ngay cả điều 79) Bộ luật hình sự hiện hành về “Tội tuyên truyền chống phá nhà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (cũng như “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”), đã đi ngược lại quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành về “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” (Điều 69). Những quyền này đã không được ghi nhận trong Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 !

     Bài liên quan:
         * Nhận định về cách bắt người sai pháp luật
         * "Các con vô tội, các con hãy can đảm lên"
         * Nhận định về một số tình hình tại Việt nam hiện nay


Đặc biệt, cách lập luận đó đã đi ngược lại các quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội của luật quốc tế tại Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 mà Việt Nam là quốc gia thành viên từ ngày 20/9/1977 và Điều 19, khoản 2 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982.

Theo đó, hành vi của những thanh niên nói trên thực sự chỉ là những tiếng nói lương tâm ôn hòa trong các quyền nhân thân căn bản của con người, hướng đến một xã hội tiến bộ. Luật pháp cho họ quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến các loại tin tức và ý kiến căn bản, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình. Đây là nhận thức chung của nhân loại về quyền của con người và là mục đích, nguyện vọng chính đáng của tất cả các thành viên trong xã hội, không thể tùy tiện quy kết hành vi tội phạm được.

(ii) Tất cả các thanh niên bị bắt và xét xử đều là những sinh viên tốt đã hoặc đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam. Họ xuất thân từ các gia đình nông dân chất phác và cần cù. Không những không hề có tiền án, tiền sự, mà họ vẫn hăng say tham gia các hoạt động tích cực vì lợi ích của cộng đồng và xã hội. Nếu họ có những hành vi như tòa án đã nêu thì cũng chỉ là những hành vi nhỏ nhặt, có động cơ mục đích nhắm đến là một xã hội tự do, tiến bộ và phát triển. Thử hỏi những bằng chứng mà tòa án Nghệ An đưa ra đã đủ để kết tội các em về loại tội phạm an ninh quốc gia hay không? Liệu có gây hoang mang và bất bình trong dư luận không?

(iii) Qua việc bắt, điều tra, xét xử vụ án trong thời gian qua, công luận đã nhận thấy có nhiều sai phạm thủ tục tố tụng vốn đã được quy định chặt chẽ tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành: Vi phạm việc bắt người (Điều 80), vi phạm do không tổ chức việc đối chất (Điều 138), vi phạm trong việc thu giữ tài sản, tang vật (Điều 145), vi phạm trong việc thu thập chứng cớ và chứng minh động cơ phạm tội (Điều 63-78) và cuối cùng là vi phạm do không trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu những chứng cứ quan trọng và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (Điều 168). Với những vi phạm nghiêm trọng như vậy, làm sao tránh được việc kết án oan sai và trái luật.

Vì những bất cập của việc áp dụng luật pháp Việt Nam và các vi phạm tố tụng đó, chúng tôi đề nghị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại toàn diện vụ án và có những quyết định thật sự khách quan và công bằng, đảm bảo việc thi hành đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, và tôn trọng quyền lợi của công dân, đáp ứng mong mỏi của dư luận.

Xã Đoài, ngày 28 tháng 8 năm 2012
Ban Công lý Hòa bình Giáo phận Vinh
giaophanvinh.org

Đòi "những lẽ phải không ai chối cãi được"



GPVO - Vào những ngày cuối tháng Tám vừa qua, thân nhân của 17 thanh niên Công giáo và Tin lành - đa số là người Nghệ An, thuộc Giáo phận Vinh, bị bắt và giam giữ trong một năm qua - đã có cuộc hành trình tìm kiếm công lý cho con em của mình.

Trên hành trình đó, họ tới kêu oan và trình đơn tại Văn phòng Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội.

Khi lủi thủi, nặng bước trên đường phố Hà Nội trong những ngày ấy chắc không ai còn có tâm trí để ý tới những khẩu hiệu, băng rôn tràn ngập phố phường Hà Nội chào mừng ‘Cách mạng Tháng Tám’ và ‘Quốc khánh 2/9’.

Là những người dân lam lũ, sớm tối quen với ruộng đồng, khi tới Văn phòng Chính phủ chắc cũng ít người trong số họ còn nhớ rằng cách đây không xa, tại Quảng trường Ba Đình, vào ngày 2 tháng Chín năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Và chắc cũng ít ai nhớ rằng, Bản Tuyên ngôn độc lập đó được bắt đầu: “Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Không chỉ thế, Bản Tuyên ngôn ấy - một văn kiện lịch sử, bất hủ, chứa đựng nhiều giá trị nhân quyền, dân sinh tốt đẹp, được soạn và đọc bởi chính một người đồng hương của họ cách đây 67 năm - còn khảng khái nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Hay họ chọn ra Hà Nội, quyết định đến Văn phòng Chính phủ để kêu oan cho con em mình trong những ngày cuối tháng Tám đó vì họ muốn nhắc chính quyền Việt Nam nhớ lại Bản Tuyên ngôn ấy và để người dân - trong đó có con em họ - được thực hiện những quyền căn bản nhất mà Tạo hóa cho họ.



Nhưng dù nhớ hay quên, dù việc họ ra Hà Nội vào dịp đó chỉ là một sự trùng hợp hay được sắp xếp trước, với việc họ lặn lội ra Hà Nội kêu oan, tìm công lý cho con em mình, họ một lần nữa cương quyết khẳng định rằng con em họ vô tội và quyết tâm đi tìm ‘những lẽ phải không ai chối cãi được’.

Hơn ai hết, chính họ hiểu rõ rằng con em mình không làm gì nên tội. Trái lại, con em họ chỉ thực hiện ‘những quyền không ai có thể xâm phạm được’, như ‘quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’.

Không chỉ họ, những ai quan tâm đến vụ việc, am hiểu luật pháp, yêu chuộng công lý, tự do hay thấy băn khoăn, nhức nhối trước những vấn nạn đang xảy tại Việt Nam đều biết rõ rằng việc bắt giam những thanh niên, sinh viên này là xâm phạm những quyền căn bản nhất của con người.

Và vì vậy, càng ngày càng có nhiều người hiệp thông, cầu nguyện và lên tiếng bênh vực cho những bạn trẻ này và thân nhân của họ.

Có thể những yêu cầu, nguyện vọng của họ không được chính quyền lắng nghe, nhưng trong 4 ngày trên hành trình kêu oan cho con em mình, thân nhân của 17 bạn trẻ Công giáo và Tin lành đã được nhiều người đón tiếp, động viên, khích lệ và nâng đỡ.

Chẳng hạn, tại Châu Sơn, họ được Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Cộng đoàn Đan sĩ tại đây đón tiếp, dâng lễ cầu nguyện cho họ, cho con em họ. Về lại Nghệ An, họ được chính Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, ân cần đón tiếp, thăm hỏi từng gia đình một.

Kết thúc chuyến đi, họ quy tụ tại Linh địa Trại Gáo - nơi có Đền Thánh Antôn và Trung tâm hành hương nổi tiếng của Giáo phận Vinh - và được Cha Antôn Nguyễn Đình Thăng tiếp đón và dâng lễ cầu nguyện cách riêng cho 17 bạn trẻ cũng những tù nhân lương tâm đang bị bách hại.

Việc các thân nhân được các vị chủ chăn đón tiếp và dâng lễ cầu nguyện cho con em của họ mang rất nhiều ý nghĩa vì những lời thăm hỏi, động viên, những thánh lễ, lời kinh đó không chỉ nâng đỡ, khuyến khích, thêm sức mạnh cho họ và con em họ đang bị giam giữ.

Qua những cử chỉ đó, các vị chủ chăn cũng muốn nói lên rằng những bạn trẻ này và thân nhân của họ không còn đơn độc trên hành trình tìm kiếm công lý, đòi tự do. Hơn nữa, bằng chính sự tiếp đón và những lời cầu nguyện ấy, các vị chủ chăn cũng muốn nhấn mạnh rằng các bạn trẻ này là những thành viên - những thành viên tốt và ngoan - của cộng đoàn, cộng đồng, của đất nước và những việc làm của các em không còn mang tính cá nhân, và đặc biệt không có gì sai trái.

Những điều này được nêu rõ trong trong bản nhận định ‘Về vụ án các thanh niên Công giáo’ của Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh hôm 28/08/2012. Bản nhận định đó ghi rõ việc bắt, điều tra, kết tội, xét xử vụ án không chỉ vi phạm Hiến pháp, Luật tố tụng hình sự Việt Nam mà còn đi ngược với các Tuyên ngôn, Công ước Quốc tế về nhân quyền mà chính quyền Việt Nam đã ký kết.

Hơn nữa, Ban Công lý và Hòa bình cũng nhấn mạnh rằng ‘tất cả các thanh niên bị bắt và xét xử đều là những sinh viên tốt’, ‘xuất phát từ những gia đình nông dân chất phác, cần cù’ và luôn ‘hăng say tham gia các hoạt động tích cực vì lợi ích của cộng đồng và xã hội’.

‘Nếu họ có những hành vi như tòa án đã nêu thì cũng chỉ là những hành vi nhỏ nhặt, có động cơ mục đích nhắm đến là một xã hội tự do, tiến bộ và phát triển’.

Không chỉ thế, việc những thanh niên này bị bắt giam, xét xử vì muốn xây dựng ‘một xã hội tự do, tiến bộ và phát triển’, chỉ vì sống ‘những lẽ phải không ai chối cãi được’ của mình cũng thu hút quan tâm, ủng hộ của dư luận thế giới. Kể từ khi những bạn trẻ này bị bắt cách đây 1 năm, nhiều cá nhân, tổ chức quốc tế đã lên tiếng bênh vực họ.

Ngày 25/07/2012, Giáo sư Allen Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế thuộc Trường Luật, Đại học Stanford, Mỹ đã gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc (UNWGAD) trình bày về việc bắt và giam giữ phi pháp 17 thanh niên này.

Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFI, khi được hỏi điều gì đã khiến ông thay mặt 17 thanh niên đệ trình thỉnh nguyện thư lên cơ quan chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc, giáo sư Allen Weiner trả lời rằng ‘những người trẻ này đã có các hoạt động thể hiện quan điểm chính trị và sự phản đối ôn hòa, vốn được hiến pháp [Việt Nam] quy định’.

Theo học giả về Luật quốc tế này, đó cũng ‘là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký kết vào Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị của công dân. Và những gì đang diễn ra cho thấy Việt Nam đang vi phạm cam kết của chính mình và vi phạm nhân quyền của các nhà hoạt động này. Vì vậy, vụ việc của 17 thanh niên này là một trường hợp quá rõ ràng, khiến tôi khó lòng từ chối không lên tiếng’.

Hay mới đây, hôm 27/08/2012, 12 tổ chức vận động nhân quyền quốc tế đã ký tên trong một kiến nghị thư gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng “khẩn thiết kêu gọi chính phủ của ông hãy rút bỏ mọi cáo buộc đối với những người đang bị giam cầm mà chưa xét xử và miễn tội vô điều kiện những người đã kết án”. Vì theo bản kiến nghị, những người này “chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của họ được luật pháp quốc tế đảm bảo”.

Chuyến đi 4 ngày để kêu oan cho 17 thanh niên của thân nhân của họ đã kết thúc. Nhưng có thể nói hành trình đòi công lý của họ chưa chấm dứt.

Chừng nào những 17 thanh niên này chưa được tự do, chưa được bình đẳng, chừng nào những quyền căn bản, bất khả xâm phạm được nhấn mạnh trong Bản tuyên ngôn ấy cách đây gần 70 năm còn bị xâm phạm thì chừng đó vẫn còn có người cương quyết đi tìm công lý, dám lên tiếng đòi tự do, bình đẳng vì đó là những quyền Tạo hóa cho con người, vì đó là ‘những lẽ phải không ai chối cãi được’, và đơn giản vì ‘không có gì quý hơn độc lập, tự do’.

Xuân Lộc, giaophanvinh.org

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Cuộc trở về nơi "xứ lạ" của Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler


Berlin – Không kể cuộc thăm viếng Việt Nam trước theo tính cách cá nhân với gia đình (năm 2006) để tìm về cội nguồn thì lần này vào trung tuần tháng 9 năm 2012 của phó thủ tướng Đức Philipp Rösler theo cấp cao nhà nước và dẫn theo một phái đoàn đầu tư kinh tế của chính phủ Đức gồm 80 doanh nhân đến thăm Việt Nam từ ngày 17 đến ngày 19/9, một tờ báo Đức đã đưa tựa đề "Cuộc trở về một quê hương xa lạ (Fremde Heimat)" để nói về vị phó thủ tướng Đức gốc Việt Nam.

Từ tháng 5 năm 2011 Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler đang kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của nước Đức (Bundesminister für Wirtschaft und Technologie, Bundesvorsitzender der FDP und deutscher Vizekanzler), đồng thời là chủ tịch đảng FDP (Đảng Tự Do Dân chủ). Ông Philipp Rösler đang là vị Phó thủ tướng thứ 16 của Đức từ năm 1949, sau chiến tranh thế giới II và là vị Phó thủ tướng trẻ nhất của Đức chỉ mới 39 tuổi. 
Như thế nhìn về thế lực chính trị thì ông Philipp Rösler là một người gốc Việt Nam đang có quyền lực chính trị cao nhất trong khối người Việt Nam sống tại hải ngoại. Vi dụ trong mùa hè 2012 vừa qua khi nữ thủ tướng Merkel đi nghỉ hè ngoài nước Đức thì Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler đã thay mặt điều hành nội các chính quyền Đức tại Berlin: trong lúc này ông họp nội các cho thông qua 6 dự luật quốc gia của chính phủ Đức. Cuối tháng 8 năm 2012 ông Philipp Rösler đã cùng với nữ thủ tướng Angela Merkel đến thăm Trung Quốc và đứng ngang hàng cũng như ngồi họp chung với chủ tịch cộng sản Tàu Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Trước khi khởi hành cuộc thăm viếng Việt Nam Phó thủ tướng Philipp Rösler cho báo chí biết: "Đức là quê hương của tôi, nhưng tôi đã được sinh ra tại Việt Nam. Vì vậy, điều này dĩ nhiên không phải là cuộc hành trình hằng ngày." Nghĩ đến thận phận mồ côi của mình ông nói tiếp: "Vừa lúc này tôi nghĩ đến số phận của những đứa trẻ mồ côi và nạn nhân chiến tranh, điều này làm tôi bồi hồi". 

Theo sự tò mò của giới truyền thông nói về Khánh Hưng thuộc tỉnh Sóc Trăng, nơi đứa trẻ sơ sinh Rösler (cho đến 9 tháng tuổi) sống trong viện mồ côi của các nữ tu công giáo vào năm 1973 thì ông Rösler cho biết chuyến đi này không mang mục đích cá nhân và Sóc Trăng không phải là một trong những điểm dừng chân trên hành trình của ông, mặc dù tòa đại sứ VN tại Berlin đã muốn tổ chức cho ông Rösler cuộc viếng thăm đặc biệt tại Sóc Trăng. "Tôi đến Việt Nam là Bộ trưởng Bộ kinh tế Đức và như một luật sư cho nền kinh tế Đức, để hỗ trợ công việc kinh doanh của chúng tôi (chính quyền Đức) và không sử dụng cho việc nghiên cứu tiểu sử của mình", ông Rösler trả lời. Tuy nhiên chuyến đi có một chút "bồi hồi", nhưng "Đức là nhà của tôi, Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện cuộc đời của tôi". Vẫn có vài trách cứ về cách nhìn nhận cội nguồn của ông Rösler, mới đây ông cho biết: "Nếu một người được nhận nuôi mới 9 tháng tuổi, thì người đó chẳng có những kỷ niệm nào về nơi chôn nhau cắt rốn cả". 

Nhìn theo quan điểm thông thường của Việt Nam dành cho những người đỗ đạt là quan trạng về làng, hoặc vinh quy bái tổ thì nhìn theo lịch trình làm việc của Phó thủ tướng Philipp Rösler còn long trọng hơn thế nữa. Đến nay chưa từng có một người con dân Việt Nam đại diện cho một quốc gia tân tiến khác đến thương thảo với cấp chính quyền cao nhất của Việt Nam: gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng với các đại diện cao cấp khác của Chính phủ Việt Nam.

Đây là một cuộc gặp gỡ đối tác về kinh tế cấp cao giữa hai quốc gia Đức - Việt Nam. Dẫn đầu phái đoàn Đức do Phó thủ tướng Philipp Rösler và được tháp tùng bởi một số Dân Biểu quốc hội Liên Bang Đức, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao, bà Cornelia Pieper và nhiều tập đoàn mũi nhọn hàng đầu nổi tiếng của Đức như Siemens, Mercedes, Audi, BMW, Deutsche Bank, Metro Cash & Carry, Deutsche Telekom…

Phái đoàn Đức sẽ tham dự Diễn đàn đối thoại Việt Nam - Đức, được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/9.

Sau đó phái đoàn tham dự Diễn đàn Kinh tế Đức - Việt, dự lễ khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức - Việt và Trung tâm Công nghệ Đức - Việt tại Sài Gòn vào ngày 19/9.

Theo báo giới Việt Nam cho biết về kim ngạch hai chiều giữa hai quốc gia trong năm 2011 đã lên đến gần 5,6 tỷ USD, tăng 33 % so với năm 2010. Về đầu tư, tính đến nay, Đức có 185 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt trên 900 triệu USD.

Hai quốc gia trong cuộc gặp gỡ này sẽ thúc đẩy các dự án ưu tiên gồm có xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 2 Sài Gòn, trường Đại Học Việt - Đức, Ngôi nhà của Đức tại Sài Gòn. 

Ngoài ra Việt nam đã vinh danh Phó thủ tướng Philipp Rösler với việc trao bằng Tiến sĩ Danh dự tại trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) vào ngày 17/9. Nơi đây ông Rösler đã gặp gỡ đại diện 200 sinh viên và thuyết trình về chủ đề "Cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội".

Kinh tế phải đi đôi với "tự do dân chủ"

Một điều thú vị - dưới bức tượng bán thân tô vàng của Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo cộng sản VN được đặt tại sân khấu của Đại học Kinh tế quốc dân, thì tại đó một nhà chính trị Đức gốc Việt Nam lại thuyết giảng bằng tiếng Đức cho sinh viên và ban giáo sư về sự ổn định tiền tệ, sở hữu tư nhân và tuân thủ hợp đồng. Còn hơn thế nữa ông Rösler nói một câu ngắn gọn "Không có sự tự do mà bị chia cắt ra", một lời mạnh mẽ, tuy nhiên làm cho các lãnh đạo đảng viên hiện diện tối mặt tối mày, nhưng các sinh viên hiện diện vỗ tay và câu nói đó làm họ hài lòng, giới báo Đức ghi nhận như thế.

Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), Phó thủ tướng Philipp Rösler đã đưa chủ thuyết của đảng FDP do ông lãnh đạo tại Đức: có tự do mới phát triển kinh tế tốt đẹp. Điều này ông Rösler đã nói đến 7 nguyên tắc cơ bản của nhà tư tưởng Ludwig Erhard thuộc đảng FDP đã cải cách mạnh mẽ nền kinh tế Đức lên hàng cường quốc sau thời hậu chiến 1945, một trong những nguyên tắc đó là quyền Sở Hữu Tư Nhân, để nhấn mạnh "Nhà nước không phải là các nhà doanh nghiệp tốt nhất".

Ông Rösler khôn khéo gieo vào lòng sinh viên lẫn ban giáo sư một tư tưởng thực tiễn: "Tự do, đó không phải là điều nguy hiểm, nhưng nền tảng cho sự thịnh vượng mà các bạn đang nhìn thấy tại quê hương Đức của tôi."

Qua đó ông yêu cầu nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN không chỉ nhằm vào việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và mở cửa thị trường, mà còn để cho người dân có tự do hơn. "Làm thế nào để cho người dân suy nghĩ, hành động và quyết định chịu trách nhiệm cho chính mình, mà họ chẳng có sự tự do", ông Rösler nói tiếp. Dưới mắt nhìn của bộ trưởng kinh tế Philipp Rösler soi vào nền kinh tế Việt Nam thì chỉ có một cách duy nhất để có thể mau chóng phát triển: "Không có việc kinh doanh, nền kinh tế tự do mà không có tự do xã hội. Cả hai đều liên quan chặt chẽ với nhau." 

Cho sự nghiệp thành công riêng của mình ở Đức, ông Rösler đánh giá đó là bằng chứng mà sự tự do đã mang lại các cơ hội tốt đẹp cho ông. "Việc đó như một nền kinh tế quốc dân lớn mạnh đã cho một người đã được sinh ra tại Việt Nam và được nuôi dưỡng trong viện mồ côi thời chiến tranh có một cơ hội để thăng tiến trong một hệ thống dân chủ, tự nhận trách nhiệm, để có thể trở thành sức mạnh phát triển một nền dân chủ". Ông Rösler cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân: "Đó không phải là vai trò của chính sách, nó không phải là nhiệm vụ của nhà nước để chỉ đạo cuộc sống kinh tế" của người dân.

Kinh tế phải đi đôi với "chữ tín"

Chính quyền Đức nhìn Việt Nam là một thị trường xuất khẩu cho tương lai, vì thế mục đích của chuyến đi này nhằm cải thiện sự hợp tác, kinh tế, chính trị và xã hội. "Tất cả các lý do trên chúng tôi muốn gửi một tín hiệu rõ ràng rằng nước Đức có một sự quan tâm mạnh mẽ và mở rộng hơn nữa về hợp tác kinh tế", ông Roesler.

Một người gốc Việt Nam đã nhắc nhở nhẹ nhàng cho nhà nước Việt Nam nguyên tắc sống còn trên thị trường thế giới: Điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc đầu tư nước ngoài là "chữ tín" của hợp đồng và tự do hợp đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài phải được xác tín rằng họ có thể dựa vào lời hứa và thỏa thuận đã được ký kết. Các công ty Đức luôn luôn phàn nàn rằng các hợp đồng ở Việt Nam không được đáp ứng và các hóa đơn không được thanh toán.

Trong túi áo mang theo danh sách 5 người tù nhân chính trị

Bộ Ngoại giao Đức đã gửi theo thông điệp cho Phó thủ tướng Philipp Rösler mang đến Việt Nam và ngày 18/9 sẽ trao trực tiếp đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng danh sách 5 người tù nhân chính trị đang mắc phải bệnh tật trong tù.

Ở Việt Nam, các nhà bất đồng chính kiến đang bị bức hại và theo dõi, tự do báo chí không tồn tại. Những cuộc bắt bớ này làm cho giới ngoại giao phải lên tiếng. Ông Rösler biểu lộ rõ ràng tại Đại học Kinh tế quốc dân: "Tự do là không nguy hiểm, nhưng là nền tảng của sự thịnh vượng", điều đó "các Bạn có thể thấy trên đất nước của tôi (nước Đức)".

Người Công Giáo Việt Nam luôn gặp khó khăn tại Việt Nam

Trước ngày lên đường viếng thăm Việt Nam, Phó thủ tướng Philipp Rösler đã trả lời phỏng vấn của tuần báo Spiegel, trong đó ông có nhắc đến người Công Gáo Việt Nam.

Spiegel Online: Tại Việt Nam, cộng sản vẫn còn cai trị với một hệ thống độc đảng. Trong chuyến đi này ông có để ý đến việc tôn trọng về nhân quyền?

Philipp Rösler: Tôi đang dấn thân trong Ủy ban Trung ương của người Công giáo Đức, do đó điều này cũng quan trọng đối với tôi để mời đại diện của Giáo hội Công giáo (VN) tham dự một buổi tiếp tân tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Người Công giáo tiếp tục gặp khó khăn tại Việt Nam. Lời mời trên như thế là một xác nhận rõ ràng từ phía của tôi.

Spiegel Online: Ông đã được rửa tội vào năm 2000. Có phải quyết định này liên quan cùng với thực tế rằng các nữ tu Công Giáo đã cứu sống ông?

Philipp Rösler: Đó không phải là yếu tố quyết định. Nhưng ai đã cảm nghiệm được sự nguy hiểm và nghèo túng trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà các Nữ Tu đã dấn thân cưu mang các trẻ em mồ côi, thì người đó sẽ gìn giữ nó mãi trong tâm trí của mình.

Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ kết thúc cuộc viếng thăm Việt Nam vào ngày 19/9 và sau đó ông sẽ lên đường đi thủ đô Bangkok để gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Phó Thủ tướng Kittirat Na-Ranong. Tại đây ông Philipp Rösler sẽ khai mạc cuộc họp Ủy ban Kinh tế với doanh nghiệp Đức và Thái Lan. 

Hà Long

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Phó Thủ tướng Philipp Rösler thăm Việt Nam - Lá rụng về cội


GPVO - Tiến sĩ Philipp Rösler, Phó Thủ tướng Đức, kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang, thăm Việt Nam từ ngày 17 đến 19/9/2012. Tháp tùng ông Rösler là một phái đoàn hùng hậu gồm một số nghị sĩ Quốc hội Liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cornelia Pieper và đại diện 80 doanh nghiệp của Đức.

Đây là chuyến viếng thăm quan trọng và ý nghĩa đối với hai quốc gia Đức – Việt trong quan hệ ngoại giao và phát triển kinh tế đối tác song phương. Nhưng còn hơn thế nữa, đây là cuộc trở về thăm quê hương Việt Nam – nơi chôn sau cắt rốn của ông với tư cách là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng kinh tế nước Đức. Bởi vì, như lời ông nói: “Đức là đất nước của tôi. Việt Nam là một phần của cuộc đời”.

Niềm hãnh diện cho người Việt Nam

Tiến sĩ Philipp Rösler sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên, nay là Sóc Trăng, Việt Nam, không rõ cha mẹ, không rõ họ tên gốc và được nuôi trong một viện mồ côi Công giáo do các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux coi sóc. Khi được 9 tháng tuổi, ông được một cặp vợ chồng người Đức, vốn đã có hai con gái, nhận nuôi và đặt tên là Philipp Rösler.

Cha mẹ nuôi của ông ly dị khi ông 4 tuổi và sau đó ông sống với người cha là một quân nhân. Có thể nói người cha này đã ảnh hưởng rất lớn đến một phần tính cách và sự nghiệp của cuộc đời Rösler. Ông trưởng thành tại Hamburg, BückeburgHannover, nơi ông tốt nghiệp trường trung học Lutherschule với hạng A. Sau đó, ông gia nhập quân đội Đức và được đào tạo thành sĩ quan quân y. Năm 2002, ông nhận được học vị tiến sĩ y khoa.

Ông kết hôn với người vợ là Wiebke năm 2003. Tháng 10 năm 2008, ông trở thành cha của hai cô con gái sinh đôi. Ngoài ra, Rösler là một thành viên của tổ chức Đại hội Ủy ban Trung ương Công giáo Đức.

Từ năm 1992, Rösler trở thành một thành viên của Đảng Dân chủ Tự do(Freie Demokratische Partei - FDP) và các tổ chức chính trị thanh niên. Ông là thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsentừ năm 2000 cho đến năm 2004.

Tháng 5 năm 2005, Rösler được bầu làm quan sát viên của Ban Chấp hành toàn liên bang của FDP với hơn 95% số phiếu. Tại hội nghị của FDP vào tháng 3 năm 2006, Rösler được bầu làm chủ tịch FDP tại tiểu bang Hạ Saxony. Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen với 95% số phiếu.

Trong tháng 10 năm 2009, Rösler kế nhiệm Ulla Schmidt làm Bộ trưởng Bộ Y tế Đứctrong nội các của bà Angela Merkel. Ông trở thành bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức vào thời điểm nhậm chức vụ này, cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu. Rösler được chỉ định kế nhiệm Guido Westerwelle làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Phó Thủ tướng Đức.

Ngày 13 tháng 5 năm 2011 ông được đại hội đảng bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) và trở thành Phó Thủ tướng Đức. Sự lên nắm quyền của ông là một tia hi vọng mới cho đảng này nói riêng và cộng đồng người nước ngoài ở Đức nói chung.

Có thể nói rằng Philipp Rösler được gọi là “ngôi sao đang lên” trên chính trường Đức và cũng là người Việt Nam đầu tiên, trẻ nhất (chỉ mới 39 tuổi) đang nắm giữ địa vị cao nhất trong bộ máy quyền lực chính trị ở hải ngoại. Ông là niềm hãnh diện cho người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, bất chấp hoàn cảnh bi đát nhưng luôn biết vươn lên để thành nhân và thành thân.

Cầu nối giữa hai quốc gia Đức - Việt

Trong khuôn khổ của chuyến viếng thăm, ngày 17 và ngày 18/9/2012, Phó Thủ tướng Philipp Rösler cùng phái đoàn đến Hà Nội. Ngày 19/9, phái đoàn của ông sẽ tới Sài Gòn và sau đó sẽ sang Thái Lan.

Phó Thủ tướng Philipp Rösler gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Tại Hà Nội, Bộ trưởng Philipp Rösler có những cuộc tiếp xúc quan trọng. Ông gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng với các đại diện cao cấp khác của Chính phủ Việt Nam. Đây là một cuộc gặp gỡ đối tác về kinh tế cấp cao giữa hai quốc gia Đức - Việt Nam.

Phó Thủ tướng Philipp Rösler còn thăm trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tại đây, ông được trao bằng tiến sĩ danh dự, và ông đã thuyết trình cho đại diện 200 sinh viên về chủ đề “cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội”.

Sau đó, Bộ trưởng Philipp Rösler và phái đoàn tham dự Diễn đàn Kinh tế Đức - Việt, dự lễ khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức - Việt và Trung tâm Công nghệ Đức - Việt tại Sài Gòn.

Trong cuộc gặp gỡ này, hai quốc gia Đức – Việt sẽ thúc đẩy các dự án ưu tiên ở Việt Nam. Đó là việc xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 2 Sài Gòn, trường Đại học Việt - Đức, ngôi nhà của Đức tại Sài Gòn.

Ông Rösler cho biết: “Việt Nam và Thái Lan là hai nước đang vươn lên trong khu vực tăng trưởng kinh tế ASEAN và là những thị trường tương lai của nền kinh tế xuất khẩu của Đức. Đức có quan hệ đối tác chặt chẽ với hai nước này và chúng ta muốn tiếp tục mở rộng mối quan hệ đó”. Cũng nên biết rằng hiện này Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu.

Ngoài ra, Bộ Trưởng Philipp Rösler cũng tỏ ra quan tâm đến vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Ông ước mong sẽ mở các trung tâm dạy tiếng Đức ở Việt Nam cho người Việt để mối quan hệ giữa hai nước được dễ dàng và hiểu biết nhau hơn. Ông cho biết hiện nay ở Đức có trên 120 ngàn người Việt nói tiếng Đức. Còn tại Việt Nam đã có trên 100 ngàn người Việt nói tiếng Đức. Đó là cầu nối quan trọng giúp tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Trước khi đặt chân tới Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn với SPIEGEL ONLINE về sự mong đợi của ông trong chuyến viếng thăm lần này, ông Rösler cho biết: “Tôi hy vọng rằng thương mại của Đức sẽ được hưởng lợi vì chuyến thăm của tôi. Việt Nam là một quốc gia phát triển và do đó là thị trường đáng chú ý cho những công ty của chúng ta. Có rất nhiều thành đạt trong những năm gần đây [ở Việt Nam], kể cả sự chuyển hướng tự do kinh tế lớn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều thử thách, chẳng hạn như các câu hỏi liên quan đến pháp quyền”.
Tại Hà Nội, khi mượn câu ngạn ngữ của Đức, ông khẳng định rằng: “Điều quan trọng của chúng ta không phải là từ đâu đến, nhưng là chúng ta sẽ đi về đâu”. Hy vọng ông sẽ là cầu nối cho hai quốc gia Đức – Việt hướng tới tương lai giàu đẹp hơn, bền vững hơn.

Bộ trưởng Philipp Rösler gặp Đức Giám mục Giáo phận Vinh

Để chào mừng Phó Thủ tướng Đức thăm Việt Nam, Đại sứ Quán Đức tại Hà Nội tổ chức buổi tiếp đón và gặp gỡ phái đoàn tại số 47 Điện Biên Phủ và buổi chiều ngày 18/9. Đó là một buổi chiều thu Hà Nội mát mẻ và dễ chịu.

Thành phần hiện diện: đại diện cho chính quyền Việt Nam, có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; đại diện các tổ chức tôn giáo gồm Tin Lành và Công Giáo; đại diện các tổ chức nghiệp đoàn kinh tế của Đức - Châu Âu và nhiều vị khách quý ở Hà Nội.

Đặc biệt, trong cuộc gặp gỡ này, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, được mời đến tham dự như là đại diện cho phía Giáo hội Công giáo với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Tiến sĩ Philipp Rösler tiếp chuyện Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp

Sau bài phát biểu của Bộ trưởng Philipp Rösler, Đức cha Phaolô có cuộc nói chuyện riêng với Bộ trưởng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và đặc biệt về vụ việc nhà và đất của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux tại Sóc Trăng, nơi có cô nhi viện mà Bộ trưởng Philipp Rösler đã từng được các nữ tu nuôi nấng và chăm sóc trong 9 tháng đầu đời.

Đức cha Phaolô cũng đề nghị Bộ trưởng Philipp Rösler can thiệp để chính quyền trả lại cho nhà dòng khu đất đang bị chiếm dụng như là dấu tích kỷ niệm thời thơ ấu của ông.

Hiện nay, các nữ tu vẫn luôn mang hy vọng sẽ phục hồi lại cô nhi viện này để có thể đón tiếp các em bé cô nhi và những người già neo đơn đang được nhà dòng cưu mang. Nhà dòng hiện có tất cả 20 nữ tu, chăm sóc 32 em mồ côi nội trú và 5 người già neo đơn không nơi nương tựa.

Nếu chính quyền Sóc Trăng trả lại khu đất này cho các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng, thì những mãnh đời kém may mắn ở vùng đất này biết đâu sẽ là những Philipp Rösler khác cho thế giới và cho Việt Nam như lịch sử đã xảy ra. Điều đó chúng ta có quyền hy vọng.


Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
giaophanvinh.org

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

The silence of arms, peace in hearts


Appeal to the commitment of Christians and Muslims to put an end to viuolence and wars

Benedict XVI left Lebanon with a new appeal for peace in the Middle East. The Pope once again condemned the ferocity and hatred that invades people’s lives, sowing everywhere horror and death. He appealed to the international community and to the Arab countries to find “workable solutions respecting the dignity, the rights and the religion of Papież żegna Libańczyków w niedzielę 16 września wieczorem na lotnisku w Bejrucie every human person”. And he addressed in particular Christians and Muslims, calling them to put an end to violence and war.
The culmination of the last day of the Pope's Visit was the Mass at which he presided on Sunday morning in Beirut for the consigning of the Post-Synodal Apostolic Exhortation Ecclesia in Medio Oriente to the respresentatives of the Catholic community of the Middle East.Benedict XVI reminded them in particular that  “the vocation of the Church and of each Christian is to serve others, as the Lord himself did, freely and impartially”. A particular urgent task “in a world where violence constantly leaves behind its grim trail of death and destruction”. Hence the invitation to build “a fraternal society, for building fellowship”, becoming “servants of peace and reconciliation, so that all people can live in peace and with dignity”.
The Pope is anxious above all about Syria and the neighbouring countries. Where, he declared at the Angelus at the end of Mass, that “sadly, the din of weapons continues to make itself heard, along with the cry of the widow and the orphan”. Benedict XVI reaffirmed that “those who wish to build peace must cease to see in the other an evil to be eliminated”.  And he expressed the hope that the Lord would grant the Middle East “the gift of peaceful hearts, the silencing of weapons and the cessation of all violence”.  This is a goal which, the Pope thinks, will demand from everyone an authentic conversion “so as to work ardently to establish the peace that is necessary for harmonious coexistence among brothers, whatever their origins and religious convictions”.
It is a commitment for which the Pope had already appealed on Saturday evening to the young people, whom he urged to “live side by side without hatred, with respect for the beliefs of each person, so as to build together a free and humane society”. He reasserted this concept on Sunday afternoon at the ecumenical meeting and in the evening broached the subject once again in his Farewell Discourse at the moment of his departure from Lebanon. Benedict XVI said regretfully goodbye to the country and with the hope that  it may “continue to be a place where men and women can live in harmony and peace with each other”.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Người cầu nguyện cho phụ nữ hiếm muộn mang bầu qua đời

Cha Toma Thiện, người cầu nguyện cho phụ nữ hiếm muộn mang bầu, đã qua đời hồi 19 giờ ngày 9 tháng 9 vừa qua tại đan viện Thiên Phước, Sài Gòn, hưởng thọ 79 tuổi.

Thánh lễ an táng đã được cử hành ngày 12/9/2012 tại đan viện Thiên Phước do ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có khoảng 50 linh mục triều và dòng.

Số người tham dự thánh lễ khá đông, ngồi kín cả sân nhà thờ và tràn ra đến ngoài cổng. Họ là những người đến từ khắp mọi miền đất nước, trong đó có rất nhiều anh chị em lương dân, những người tự nhận cha Toma Thiện là ân nhân của mình, vì  họ tin rằng nhờ lời cầu nguyện của ngài mà được chữa lành bệnh tật hay được có con. Nhiều bà mẹ còn đem theo cả đứa con, là hoa trái của lời cầu nguyện, để tiễn biệt vị đại ân nhân của mình lần cuối.


Sự kiện cha Toma Thiện, đan sĩ Biển Đức thuộc đan viện Thiên Phước, Tam Bình, Thủ Đức, cầu nguyện cho người hiếm muộn có con đã trở nên một hiện tượng cách đây 5 năm về trước. Đó là vào năm 2007, một số chị em được cho là đã mang thai nhờ lời cầu nguyện của ngài. 


Tin tức này mau chóng được loan đi, và dòng người tuôn đến đan viện xin cầu nguyện càng ngày càng đông. Nhiều người đã đạt được ước nguyện là có những đứa con như ý, nhưng cũng có nhiều người khác thất vọng vì phải mang bầu nhiều hơn thời gian bình thường, từ 12 đến 20 tháng, mà không có con.

Ngoài việc cầu nguyện cho người vô sinh mang thai, nhiều người khác với đủ thứ bệnh tật cũng được coi là đã được chữa khỏi nhờ lời cầu nguyện của vị đan sĩ tốt lành này.

Hiện tượng này đã gây ra những phản ứng trái chiều trong Giáo hội và xã hội vào thời điểm đó. Trong đạo cũng như ngoài đời, có nhiều người tỏ thái độ hồ nghi, còn những người khác thì khâm phục về những sự kiện bất thường, không thể giải thích được theo quan điểm của y khoa hay thần học.


Hiện tượng này đã gây ra những phản ứng trái chiều trong Giáo hội và xã hội vào thời điểm đó. Trong đạo cũng như ngoài đời, có nhiều người tỏ thái độ hồ nghi, còn những người khác thì khâm phục về những sự kiện bất thường, không thể giải thích được theo quan điểm của y khoa hay thần học.


Cha Toma Thiện, tên rửa tội là GB Lê Thanh Các, sinh năm 1933 tại giáo xứ Hướng Phương, Quảng Bình. Năm 20 tuổi, người thanh niên quê bọ này gia nhập đan viện Thiên An, Huế, và mang tên Toma Thiện từ ngày khấn dòng tại đây.

Dòng Biển Đức có truyền thống coi ngày khấn dòng như là ngày rửa tội thứ hai. Ngày đó, người ta chọn cho mình một vị thánh bảo trợ, tên thánh này là tên gọi trong dòng, và trở nên thông dụng đến mức người ngoài dường như không còn nhớ đến tên thật của đan sĩ đó.

Đan sĩ là người Kitô hữu hiến dâng cả cuộc đời mình để tìm kiếm và gặp gỡ Thiên ChúaĐời sống đan tu được thực hiện trong môi trường thinh lặng và cô tịch; cùng với một số phương tiện đặc thù: im lặng và cầu nguyện liên lỉ, các giờ kinh phụng vụ, đọc sách thiêng liêng và nhiều phương thức bỏ mình khác, dọn đường cho việc hoán cải và thanh luyệt con tim.

Bởi việc tìm kiếm Thiên Chúa là lẽ sống, là mục tiêu cứu cánh của hiện hữu, nên cuộc đời đan sĩ thực là tinh giản. Tinh giản có nghĩa là chỉ có một mối bận tâm và một mục tiêu, đó là nghĩa đầu tiên và thâm thúy nhất của từ đan sĩ.

Say mê với lý tưởng đó, thầy Toma Thiện hài lòng với ơn gọi của mình trong tư cách là một trợ sĩ dòng Biển Đức, với phương châm sống "Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng" (Lc 17,10).

Nhưng vì cộng đoàn thiếu nhân sự, bề trên gọi ngài đi học đại chủng viện. Vốn sẵn có tư chất thông minh, nên ngài sớm hoàn thành chương trình triết học và thần học. Rồi ngài được phong chức linh mục ngoài sự mong đợi của bản thân ở tuổi 42. 

Trong gần 60 năm sống đời đan tu, ngài đã ở các đan viện Thiên An (Huế), Thiên Hòa (Buôn Ma Thuột) và Thiên Phước (Sài Gòn). Ngài cũng đã nắm giữ nhiều chức vụ, trong đó có nhiều năm làm bề trên cộng đoàn Thiên Hòa và sau đó là phó bề trên cộng đoàn Thiên Phước.

Dù ở cương vị nào thì ngài vẫn tỏ ra là một người đơn giản, vui tươi, lạc quan, hài hước và hay giúp đỡ người khác. Người viết bài này được gặp ngài nhiều lần cũng như có thời gian ở với ngài, và nhận thấy rằng đây là mẫu người mà nhiều người thích sống với.

Năm 2008, ngài bị tai nạn giao thông rất nặng. Kể từ đó, ngài nằm liệt giường cho đến khi qua đời. 
Vị đan sĩ tốt bụng này đã cầu nguyện chữa lành cho nhiều người, mà không tự chữa được cho mình. Cuộc đời và sự ra đi của cha Toma Thiện thật đơn giản và nhẹ nhàng như câu châm ngôn sống của ngài "Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng".



Tại nhà hỏa táng Bình Dương
Lm Gioan Phạm Quang Long