Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Vượt tường lửa

Nếu bạn không thể vào được những trang nào bị chặn thì hãy vào những trang dưới đây. Bạn sẽ thấy một khung trống để nhập địa chỉ trang web (thường có chữ Enter the url, Website url, hoặc Web Address ). Nhập địa chỉ cần vượt vào, sau đó Enter hoặc bấm nút bên phải khung đó (thường có chữ Surf, Go hoặc Browse ), lập tức trang web sẽ hiện ra. 



Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Các thánh tử đạo Việt Nam: Nếu hạt lúa miến chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt


Bài giảng của Đức cha Giuse Võ Đức Minh tại Đại hội Dân Chúa 24-11-2010
– Kn 3, 1-9: Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.
– 2 Cr 4, 7-15: Chúng tôi luôn mang trong thân xác mình sự chết của  Đức Kitô.
– Ga 12, 24-26: Nếu hạt lúa miến chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt.
Kính thưa Cộng đoàn phụng vụ,
Bài Phúc Âm của lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay (Ga 12, 24-26), tập trung vào biểu tượng hạt lúa miến, được hiểu là biểu tượng của chính Chúa Kitô, từ đó ý nghĩa tỏa lan sang các Kitô hữu, đặc biệt các Kitô hữu chết vì đạo đã được Giáo Hội tôn phong Hiển Thánh hoặc Chân Phước, để nêu gương cho mọi thành phần Dân Chúa đang tiếp tục cuộc hành trình đức Tin giữa dòng đời.
“Nếu hạt lúa miến không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình”. Câu này chứa đựng một chân lý thật sâu sắc, đó là: ý nghĩa và giá trị của hạt lúa miến hệ tại cuộc hiện hữu của nó cho kẻ khác, để phục vụ kẻ khác. Nếu không như thế, nó sẽ “trơ trọi một mình”. “Trơ trọi một mình” là đặc điểm của cuộc hiện hữu vị kỷ, ích kỷ, và vì thế không có ích cho kẻ khác. Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng: hạt lúa miến chỉ đạt được phẩm giá cao quý của nó, khi chấp nhận từ bỏ chính mình, để phục vụ sự sống và sự tăng trưởng của mọi người.
“Nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt”: Chắc hẳn trong đoạn Phúc Âm này, Chúa Giêsu nghĩ tới kinh nghiệm trồng trọt của nhà nông: hạt-lúa-giống gieo vào lòng đất phải mục nát, phải thối rữa, phải chết đi, tức là phải chấp nhận mất căn tính hạt lúa, nhìn ở bình diện hiện tượng, để nẩy thành cái mầm, rồi lớn lên thành cây lúa chính, từ đó nẩy sinh thêm nhiều cây lúa phụ, tất cả cùng mang nhiều bông hạt. Chỉ một hạt lúa chết đi, mà sinh ra hằng trăm hạt lúa mới. Đó là sự gia tăng về số lượng. Đến lượt những hạt lúa mới phát sinh từ cái chết của hạt-lúa-giống, cũng chấp nhận bị nghiền nát, nghĩa là chấp nhận mất căn tính hạt lúa, để trở thành tinh bột, hoà mình với nước, với men, nhờ đó dậy men lên, rồi trải qua thử thách của lửa để trở thành tấm bánh thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng cho con người. Đó là sự gia tăng về chất lượng. Đối với hạt lúa miến, một cách nào đó, chết đi là tự hủy ra không; còn gia tăng số luợng và chất lượng là siêu thăng bản chất của hiện hữu. Vì thế, cái chết của hạt lúa miến được Chúa Giêsu chọn làm biểu tượng cho sự tự hạ, tự hủy của Người như bước chuẩn bị cần thiết cho việc Thiên Chúa siêu thăng và tôn vinh Người qua mầu nhiệm Phục Sinh. Như vậy, Tự hạ và Siêu thăng qua sự Chết và sự Phục sinh, đó là như một quy luật chi phối định mệnh của Hạt Lúa Miến. Mặt khác, vì là một biểu tượng minh họa cách sâu sắc ơn gọi của Vua Kitô và của các Kitô hữu, nên Hạt Lúa Miến cũng là một huyền nhiệm.
“Máu các Vị Tử Đạo là hạt giống từ đó nẩy sinh nhiều tín hữu Kitô”.
Câu nói lừng danh này của Tertulianô năm xưa có giá trị trước tiên đối với dòng Máu của Vua Giêsu, Vị Tử Đạo vĩ đại, đã đổ ra trên Thánh Giá. Máu các Kitô hữu Tử đạo cũng có được khả năng sinh sản thiêng liêng ấy, là vì các ngài đã được nuôi dưỡng bằng Máu-Thánh-Thể của Vua Giêsu chịu đóng đinh. Ngoài ra chúng ta thấy được ý nghĩa đích thực của cuộc sống và cái chết của các Thánh Tử Đạo Việt Nam,  khi chúng ta suy gẫm về các hành động và lời nói của các ngài dưới ánh sáng Lời Chúa.
Trước tiên, tử đạo có nghĩa là làm chứng, mà đỉnh cao của việc làm chứng là chấp nhận chết hoặc đổ máu mình ra để khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa, tiếp nối hành động của chính Vua Giêsu trên Thánh Giá. Cái chết để làm chứng triệt để như thế đuợc đồng hóa với “của lễ toàn thiêu” như Sách Khôn ngoan trong bài đọc 1 nói với chúng ta (x. Kn 3, 6). Theo tác giả Thư Do Thái, khi Đức Kitô đổ máu mình ra trên Thánh Giá, là lúc Người “tự hiến tế làm lễ vật vô tì tích cho Thiên Chúa, nhờ Thần Khí vĩnh cửu thúc đẩy” (Dt 9, 14). Vậy thì, hành động của các Thánh Tử Đạo chấp nhận chết vì đức tin cũng được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần và nhờ đó các ngài trở thành “của lễ toàn thiêu”, và “của lễ thiêng liêng” (x. Rm 12, 2; 1 Pr 2, 5) được Thiên Chúa ưng nhận. Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục tử đạo, cầu nguyện trước khi bị hành hình cùng một lúc với hai Thầy Kẻ Giảng như sau: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa là Chúa Cả trời đất, chúng con xin dâng mạng sống cho Ngài” [1]. Vâng, hành động của các Thánh Tử Đạo tế hiến mạng sống mình làm của lễ toàn thiêu và của lễ thiêng liêng, được tô điểm thêm bởi Hy tế ngợi khen (x. Dt 13, 15; Hs 14, 3…). Cái chết lành thánh của các ngài, cũng giống như cái chết cứu độ của Chúa Giêsu, diễn ra trong tâm tình cầu nguyện sâu lắng.
Thánh Tử Đạo Carolô Cornay Tân, một linh mục thừa sai Pháp, trả lời vị quan tòa thẩm vấn mình rằng: “Chúng tôi chỉ chuyên lo giảng đạo, khuyên người ta ăn ngay ở lành, dạy con cái thờ cha kính mẹ, kêu gọi thần dân vâng phục vua quan, tôi đâu có thể đi ngược lại giáo huấn của mình mà chống nhà vua được?” [2]. Câu nói sau đây của Thánh linh mục tử đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh thật hết sức ý nghĩa: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ý, nhưng linh  hồn tôi là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được” [3].
Bài học thứ hai là thái độ kiên định trong sứ vụ làm chứng cho sự thật.Đây là nét nổi bật nhất của Vua Giêsu Tử Đạo và của tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúa Giêsu làm chứng cho sự thật này, là: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3, 16). Chính Chúa Giêsu ý thức mình là quà tặng của Chúa Cha. Người đến thế gian, “để phục vụ và hiến ban mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28). Người trở thành Con Đường cứu độ, dẫn tới Sự Sống đời đời và vì thế Người là hiện thân của Sự Thật, nghĩa là của ý muốn cứu độ thế gian của Thiên Chúa Cha. Sự Thật ấy là nội dung chính yếu của Tin Mừng. Về phần mình, các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhất quyết không bước qua hoặc giẫm lên Thánh Giá, biểu tượng của Đạo Giêsu, mà vua quan phong kiến xưa gọi là “tả đạo Gia-tô”; các ngài chấp nhận bị giết để làm chứng trước mặt mọi người rằng Đạo Gia-tô, Đạo Giêsu là Đạo Thật, là Con Đường đích thực dẫn vào Sự Sống bất diệt. Dầu thế gian đón nhận hay khước từ, thì mọi Kitô hữu hôm nay vẫn phải dùng lời nói và cả cuộc sống của mình làm chứng cho Sự Thật đó, theo gương Chúa Giêsu và các Chứng Nhân đức tin anh dũng.
Bài học thứ ba là lòng bác ái không bờ bến đối với mọi người, kể cả những người giết hại mình. Về điểm này, chính Chúa Giêsu đã nêu gương một cách cụ thể: không những Người dạy các môn đệ phải “yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi” mình (x. Mt 5, 44), mà chính Người, khi bị treo trên Thánh Giá, đã cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết hại Người (x. Lc 23, 34). Thánh Emmanuen Lê Văn Phụng, trùm trưởng của họ đạo Đầu Nước, Cù Lao giêng, đã nói lời trăng trối với con trai của mình tại pháp trường: “Con ơi, hãy tha thứ, đừng tìm báo thù kẻ tố cáo cha nhé”[4]. Có thể nói: tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam khi bị thẩm vấn, cầm tù và hành quyết, không hề nói một lời trách móc, mỉa mai hay nguyền rủa những kẻ làm hại mình. Càng suy gẫm về những lời đối đáp của các ngài với vua quan bách hại các ngài, hay những lời các ngài tâm sự với người thân của mình, chúng ta mới thấy được điều kỳ diệu của Đạo Tình Thương mà Chúa Giêsu đã đem đến thế gian: Tình thương mạnh hơn sự chết; Tình thương chiến thắng hận thù.
Kính thưa cộng đoàn,
Trong ngày kỷ niệm đúng 50 năm trước, tức vào ngày 24-11-1960, Đức Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam. Với tâm tình tri ân, tại cuộc hội ngộ lịch sử này của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, chúng ta hãy “Tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Hồng ân này đã được rất đông các Vị Tử Đạo đón nhận cách quảng đại, sống và làm chứng; các ngài là những người muốn loan báo chân lý và tính phổ quát của niềm tin vào Thiên Chúa”[5].
Ngoài ra, chúng ta chân thành xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta biết dùng ân huệ của Năm Thánh hồng phúc này và dùng việc nhớ lại chứng từ cao quý của các ngài để kích động đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi chính đời sống thường ngày của chúng ta [6].
Nguyện xin Đức Mẹ La Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hướng dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, để cùng với Con yêu dấu của Mẹ và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta đi vào huyền nhiệm Hạt Lúa Miến: chết đi mới sinh nhiều bông hạt, làm nên nhiều tấm bánh, bẻ ra, chia sẻ cho đồng bào của chúng ta được sống và sống dồi dào. Chúng ta chia sẻ sự sống với đồng bào, không chỉ bằng bánh vật chất, mà bằng cả bánh nhân văn và văn hóa, nhất là bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể; có tất cả các thứ bánh đó thì mới thực sự có sự phát triển toàn diện của mỗi người và mọi dân tộc; và có chia sẻ những tấm bánh đó cho  mọi người, nhất là người nghèo và người bị gạt ra lề xã hội, mới thực sự tạo được sự HIỆP THÔNG toàn diện và sâu sắc trong Giáo Hội, để Giáo Hội trở nên Bí Tích, nghĩa là “dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau” [7]. Theo nghĩa đó, “xây dựng sự HIỆP THÔNG trong Giáo Hội là chìa khóa của  SỨ VỤ” [8] làm chứng cho Chúa Kitô và Phúc Âm của Người. Amen.
––––––––––––––––
[1] Xem Kinh Sáng ngày 24/11, điệp ca 2.
[2] Xem Kinh Sách ngày 24/11, điệp ca 1.
[3] Xem Kinh Sáng ngày 24/11, điệp ca của Thánh ca Tin Mừng.
[4] Xem Tài Liệu Làm Việc của Đại Hội Dân Chúa, cước chú 109.
[5] Xem Huấn từ ĐTC Bênêđictô XVI ngỏ với HĐGMVN ngày 27-06-2009.
[6] Xem Thư ĐTC Bênêđictô XVI gửi ĐC Chủ Tịch HĐGMVN dịp lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện 24-11-2009.
[7] Xem TLLV, chương II.
[8] Xem Sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2010 của ĐTC Bênêđictô XVI.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Hôm nay huy hoàng ngày mai tan hoang

Gm Vũ Duy Thống
Bài giảng tại Đại hội Dân Chúa ngày 23/11/2010
Lc 21, 5-11"Không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào"

Trích đoạn TM hôm nay xem ra khó hiểu đối với các môn đệ năm xưa cũng như với thính giả thế kỷ 21. Cứ như là sét đánh ngang tai. Khi các môn đệ hí hửng trầm trồ trước vẻ huy hoàng tráng lệ của đến thờ, vốn là niềm tự hào của quốc gia và tôn giáo, tưởng được thầy mình đồng cảm vun vào, ai ngờ lại được thầy cho một bài học bất ngờ lắng đọng: hôm nay huy hoàng, ngày mai sẽ tan hoang; bây giờ Đền thờ có vươn cao vững bền đi nữa, thì nay mai cũng có ngày sụp đổ hoang tàn. Nghe mà lạnh người. Nhưng qua đó nói lên điều gì?

1-Trước hết, Chúa Giêsu muốn khắc họa một chân lý: mọi công trình vật thể đều bị chi phối bởi định luật của vật thể là hiện biến khôn lường. Những công trình ấy vừa nhờ vào bàn tay nắn nót của con người mà có, nhưng đồng thời cũng vượt thoát khỏi tầm tay níu giữ của con người. Bao nền văn hóa cực thịnh đã qua đi, bao nền văn minh sán lạn đã sụp đổ. Hễ đã có khởi đầu ắt sẽ có kết thúc; hễ đã có xuất phát tất phải có tận cùng. Chuyện bình thường như hoa nở hoa tàn. Nhưng không bình thường chút nào khi chuyện ấy lại xảy đến bất ngờ và chính mình cũng can dự vào. Đền thờ Giêrusalem, công trình vật thể tôn giáo Chúa Giêsu từ nhỏ đến lớn đã nhiều lần đến hành hương, cũng phải chịu chung một định luật là sự sụp đổ.

Trong hướng nhìn toàn cục, vũ trụ vật chất sẽ thay đổi để bước vào trời mới đất mới của TC. Qua sụp đổ tới vươn lên, qua đau khổ tới vinh quang, qua sự chết mới vào sự sống mới. Những tai họa cách này cách khác như lụt lội, động đất hoặc những tai nạn như rớt máy bay, tàn sát lẫn nhau, ngoài góc nhìn thời sự như một tai ương, cũng cần đặt trong hướng nhìn cánh chung để nhận ra chân lý này.

Trong bối cảnh những ngày cuối cùng của năm PV, chân lý Chúa Giêsu nêu lên còn giúp tín hữu nhận thức sâu sắc hơn: mọi sự sẽ qua đi, chỉ có Chúa là tồn tại; mọi sự là tương đối, chỉ có Chúa là Đấng tuyệt đối.

2- Không chỉ công bố chân lý, Chúa Giêsu còn muốn trang bị cho các môn đệ một thái độ sống phù hợp, thay vì dừng chân say mê trước vẻ đẹp của Đền thờ, hãy tiếp bước Người trên mọi nẻo hành trình sứ vụ; thay vì tuyệt đối hóa điều chỉ là tương đối, hãy gắn bó với Chúa mà tiến tới đích điểm vĩnh tồn; thay vì chỉ luẩn quẩn với những câu hỏi “khi nào và cách nào” để nhận biết điểm cuối của con người trong vũ trụ, hãy luôn sống tỉnh thức sẵn sàng (như lời xướng All).

Tỉnh thức sẵn sàng không là tiêu cực bó gối khoanh tay bất lực nhìn ngày Chúa đến, cũng không phải là băn khoăn lắng lo chống đỡ né tránh tiếng Chúa gọi mình, mà thực ra phải là tích cực xây dựng cuộc đời để ngày Chúa đến với mình cũng chính là ngày mình đã mong mỏi tìm đến với Chúa. Ngày của Chúa cũng chình là ngày làm nên bằng mọi ngày sống hôm nay.

Thánh GIUSE bổn mạng Giáo HộiChúa Giêsu mà ĐHDC kính mừng đặc biệt hôm nay vừa là một tấm gương vừa là một người mẫu sống tinh thần tỉnh thức một cách ứng trực. Tất cả mọi biến cố trong đời của Ngài bên cạnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu đều trải ra trong tinh thần ứng trực tỉnh thức sẵn sàng này, từ biến cố đón nhận Đức Maria đã có thai về làm bạn đời, qua biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá, đến biến cố phải đem gia đình thánh trốn sang Ai Cập và sau này việc lạc mất Chúa Giêsu trong Đền thánh. Chắc chẳng phải vô tình mà Phúc Âm thường mô tả việc Thánh Giuse lắng nghe tiếng Chúa trong đêm và tỉnh dậy mau mắn thi hành ý Chúa, mà hữu ý trình bày mẫu gương của một con người luôn luôn tỉnh thức sẵn sàng tuân theo ý Chúa. Xin Thánh Giuse giúp từng người chúng ta và giúp Giáo Hội Việt Nam  cũng biết sống tinh thần tỉnh thức như Ngài.

3- Cuối cùng, Chúa Giêsu còn mở ra một lối sống phó thác cậy trông.Đại Hội Dân Chúa đã bước sang ngày thứ hai với những thuyết trình tham luận và phát biểu thật phong phú. Đã có những trầm trồ về tầm vóc lịch sử của Đại Hội 350 năm mới có một lần; đã có những xuýt xoa về nét đẹp sự kiện gặp gỡ của mọi thành phần dân Chúa trong 26 Giáo Phận Việt Nam; và cũng có những tiếc rẻ thời gian Đại Hội 3 ngày quá ít cho một định hướng canh tân Giáo Hội Việt Nam trong tương lai. Xét cho cùng, cũng chỉ là tâm tình tự nhiên rất thật giống như tâm tình của các môn đệ trước vẻ huy hoàng của Đền thờ.

Đại Hội Dân Chúa cũng như bất cứ Đại Hội nào rồi cũng sẽ kết thúc, nhưng điều sẽ không bao giờ kết thúc, đó chính là việc cầu nguyện trong tâm tình phó thác cậy trông. Xin cho Giáo Hội Việt Nam trở nên trong thực tế điều mình là trong lý tưởng, được nên dấu chỉ khả tín và nên khí cụ khả ái cho sự hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với mọi thành phần khác của Giáo Hội và xã hội. Xin cho mọi thành viên Giáo Hội tùy theo bậc sống và điều kiện hiện tại biết luôn phấn đấu trở thành những nhà kiến tạo hiệp thông. Hiệp thông với Chúa, với nhau để có thể thực thi sứ vụ làm cho mọi người được hiệp thông trong cùng một sự sống của Thiên Chúa.

Đừng đòi hỏi Giáo Hội phải làm gì cho mình nhưng biết tự cật vấn mình đã làm được gì cho Giáo Hội. Đừng đứng bên ngoài hoặc bên trên Giáo Hội để phê bình chỉ trích, nhưng phải hơn hãy đứng trong Giáo Hội để nỗ lực yêu mến chung xây. Nếu Chúa Giêsu đã yêu Giáo Hội là hiền thê dù Giáo Hội còn đang cần thanh luyện, thì mỗi tín hữu cũng yêu mến Giáo Hội mẹ mình hết lòng, yêu bằng khả năng của khối óc bằng sức vóc của đôi tay và bằng mê say của tâm hồn. Thiết nghĩ đó là lối sống phó thác và cậy trông đích thực và tích cực, một mặt lắng sâu trong cầu nguyện và mặt khác nỗ lực dựng xây.

Hôm qua, khi đúc kết ngày làm việc, ĐC Tổng Thư Ký đã cô đọng lại trong chữ “thiết tha”: Thiết tha yêu mến Giáo Hội, thiết tha góp ý xây dựng Giáo Hội. Có những thiết tha vỡ thành nụ cười; cũng có những thiết tha đọng lại trong giọt nước mắt. Nhưng từ thiết tha đến dựng xây, từ lý tưởng tới hiện thực, khoảng cách vẫn còn đó. Xin cho Giáo Hội Việt Nam, nhờ lời cầu bầu của thánh Giuse, biết thu hẹp khoảng cách đó lại. Như vậy, lòng hẹn lòng, các đại biểu: trong khi chưa có Bộ mặt Giáo Hội mình mong muốn ưa thích, hãy bắt đầu xây dựng Giáo Hội bằng cách đón vào trong sự ưa thích của mình Giáo Hội mà mình đang có.

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Đoan hứa sống khiết tịnh


Kính thưa Đại Hội Dân Chúa,

Chúng con, một số bạn trẻ, sau khi suy tư và nhận xét về các khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng của đời sống trước hôn nhân và cả trong đời sống hôn nhân, cùng đi tới một nhận định:

Nguyên nhân sâu xa của các khủng hoảng là do các thứ chủ nghĩa duy vật vô thần, chủ nghĩa duy tương đối, chủ nghĩa duy khoái lạc và chủ nghĩa cá nhân.

Các phương tiện truyền thông lại vô tình và cố ý ủng hộ các chủ nghĩa nêu trên, khiến cho nhiều bạn trẻ trong chúng con quay lưng lại với thượng đế và buông xuôi theo các lời mời gọi của các thứ chủ nghĩa đó.

Hậu quả của cuộc sống không tin vào thần linh, ấy là:

+ Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hoặc trước hôn nhân
+ Ngừa thai nhân tạo đủ các kiểu
+ Hút điều hòa kinh nguyệt, nạo phá thai.

Đây chỉ là ba hậu quả điển hình lan sang diện rộng ở nước Viêt Nam bắt nguồn từ việc nhiều bạn trẻ chúng con đánh mất cảm thức về tội lỗi.

Nay chúng con tuyên hứa:

1.     Giới trẻ chúng con luôn hướng về Chúa và vâng theo lệnh truyền của Chúa.

2.     Chúng con yêu mến Hội Thánh và vâng theo các lời dạy của Hội Thánh về Đức Khiết Tịnh trước hôn nhân.

3.     Chúng con sẽ tôn trọng người yêu của mình một cách toàn diện:Trọn thân xác, trọn tâm tư đều sẽ được trao trọn vẹn cho nhau đúng vào ngày thành hôn của chúng con.

4.     Chúng con hứa sẽ ý nhị nhưng kiên quyết từ chối mọi cám dỗ tình dục, dứt khoát nói không với các lời mời gọi đi ngược ý Chúa.

5.     Chúng con hứa sẽ cùng nhau thường xuyên cầu nguyện, đọc Lời Chúa, tìm hiểu xem chúng con đang sống như thế nào, phê phán cuộc sống của chính mình và người yêu của mình dưới ánh sáng của Lòng Tin, hợp tác với các đôi bạn khác trong các phong trào Bảo Vê Sự Sống, chống lại nền văn minh của sự chết.

6.     Chúng con sẽ tham gia học hỏi về nhân bản, về đạo đức Kitô Giáo. Và trước khi tổ chức đám cưới, chúng con sẽ cùng nhau đi Tĩnh Tâm hoặc Linh Thao.

7.     Dù mới chỉ là một trăm lời thề, chúng con cũng không nao núng trước hàng vạn lời mời chào cám dỗ chung quanh, bằng cách chúng con luôn chia sẻ thật thà với bố mẹ, với các Linh Mục và Tu Sĩ Linh Hướng, với các thầy cô giáo thân tín của mình mỗi khi chúng con bị nao núng dao động.

8.     Chúng con sẽ chia sẻ với bạn bè mình rằng:
+ Khiết tịnh không có hại cho sức khỏe
+ Khiết tịnh không phải là một thứ mốt hủ lậu
+ Khiết tịnh không làm mất người yêu.

9.     Chúng con xác tín với bạn của chúng con rằng: Khiết tịnh góp phần xây dựng Nước Chúa, nơi đây và lúc này ( here and now ) trong lòng dân tộc và quê hương Việt Nam thân yêu.

10.   Chúng con sẽ tận dụng Email, Mobile Phone, Telephone, Chat, Skype, Forum, Face Book, Blog... và rỉ tai, rủ rê bạn bè cho tới khi các bạn ấy cũng đạt được lời thề khiết tịnh trước hôn nhân và sẽ trình lên Đại Hội Dân Chúa.

Huế – Sàigòn – Hà Nội, mùa thu 2009

NHẮN NHAU:

Trang web này đã sẵn sàng dành cho giới trẻ chúng ta một góc mang tên “ĐOAN HỨA KHIẾT TỊNH”. Vậy bạn nào đồng lòng với tuyên ngôn nói trên, xin gửi một Mail về địa chỉ của admin: ttmvcssr@gmail.com với subject: ĐOAN HỨA KHIẾT TỊNH, cùng với tên Thánh ( nếu là Công Giáo ), họ tên, năm sinh,  thành phố và quốc gia bạn đang sống, cùng địa chỉ Mail của chính bạn ( mục đích để chúng ta có thể gửi đến nhau, những bạn đã ghi danh, những thông tin cần thiết và các chia sẻ có liên quan, chi tiết này sẽ được lưu giữ riêng, không nêu trên bảng ghi danh, tránh phiền phức ).
Hy vọng đến khi khai mạc Đại Hội Dân Chúa 2010, chúng ta sẽ có được thật nhiều lời đoan hứa để trình lên Chúa Giêsu và hiền thê của Người là Hội Thánh.

-------------------------------------------

Đã hơn 1 năm ( 29.9.2009 - 29.9.2010 ) kể từ khi lời tuyên ngôn của một số bạn trẻ được "trình làng", đã có khá đông bạn trẻ và một số người lớn tuổi, cả nam lẫn nữ, tại Việt Nam cũng như ở các nước, gửi Mail về ghi danh ĐOAN HỨA KHIẾT TỊNH...

509 BẠN GHI DANH ĐOAN HỨA KHIẾT TỊNH

(Hơn một năm, bắt đầu từ sáng ngày 29.9.2009
đến khuya ngày 13.11.2010 )

001. Anê Nguyễn Thu Thảo, 1977, Sàigòn, Việt Nam
002. Giuse Đinh Ngọc Nguyên Vỹ, 1981, Sàigòn, Việt Nam
003. Inede Nguyễn Thị Minh Tâm, 1988, Sàigòn, Việt Nam
004. Anna Têrêsa Nguyễn Thị Phan Hiền, 1984, Úc005. Maria Nguyễn Thị Tam Thanh, 1993, Pháp
006. Phêrô Uông Đình Duy Anh, 1986, Sàigòn, Việt Nam
007. Maria Goretti Lê Đặng Trâm Anh, 1986, Sàigòn, Việt Nam
008. Phêrô Trần Tử Ân, 1977, Sàigòn, Việt Nam009. Agatha Phạm Thị Ái, 1987, Sàigòn, Việt Nam
010. Maria Nguyễn Thị Kim Loan, 1980, Bến Tre, Việt Nam
011. Maria Phạm Thanh Thúy Vy, 1986, Sàigòn, Việt Nam
012. Anna Phin Sovalyna, 1986, Kuala Lumpur, Malaysia
013. Giuse Lê Văn Huyên, 1982, Sàigòn, Việt Nam
014. Phaolô Đinh Tiến Dũng, 1989, Việt Nam
015. Lê Xuân Viên, 1984, Hà Nội, Việt Nam
016. Giuse Trần Nguyễn Khánh, 1984, Việt Nam
017. Maria Goretti Đoàn Thùy Trang, 1984, Việt Nam
018. Têrêsa Nguyễn Ngọc Kim Nhung, 1982, Việt Nam
019. Trần Đình Văn, 1944, California, Hoa Kỳ
020. Phan Minh Quyền, 1986, Việt Nam
021. Martha Hoàng Thị Ngọc Lý, 1986, Sàigòn, Việt Nam
022. Maria Mađalêna Cao Hoàng Yến Vy, 1984, Sàigòn, Việt Nam
024. Đaminh Đinh Quang Minh, 1982, Sàigòn, Việt Nam
025. Maria Nguyễn Thị Thu Trang, 1985, California, Hoa Kỳ
026. Maria Trương Thị Mỹ Châu, 1987, Việt Nam
027. Giuse Phạm Trần Thái Sơn, 1987, Sàigòn, Việt Nam
028. Têrêsa Nguyễn Phạm Xuân Liễu, 1988, Việt Nam
029. Vinh Sơn Trần Nguyên Lãm, 1984, Việt Nam
030. Maria Đặng Thị Ngọc Trâm, 1985, Việt Nam
031. Thadeus Steven B. Smith Tú, 1981, Philippines
032. Gioan Baotixita Nguyễn Vũ Hiếu Nghĩa, 1986, Việt Nam
033. Phêrô Nguyễn Hồng Ân, 1981, Gò Vấp, Sàigòn, Việt Nam
034. Têrêsa Trịnh Thị Ngọc Lan, 1986, Gò Vấp, Sàigòn, Việt Nam
035. Têrêsa Nguyễn Mỹ Thiện, 1969, Việt Nam
036. Maria Chu Thị Thu, 1985, Hà Tây, Việt Nam
037. Trần Thị Huyền, 1982, Hà Nội, Việt Nam
038. Hoàng Thị Thiên Kim, 1984, Việt Nam
039. Giuse Trần Kim Bảo Phúc, 1982, Kontum, Việt Nam
040. Clara Anphong Hồ Thị Quỳnh Như, 1986, Long An, Việt Nam
041. Thân Khả Tú, 1987, Việt Nam
042. La Nguyễn Hoàng Vân, 1984, Việt Nam
043. GB. Khổng Đức Thắng, 1985, Biên Hòa, Việt Nam
044. Têrêsa Đinh Công Hoàng Anh, 1986, Biên Hòa, Việt Nam
045. Phaolô Huỳnh Đức Duy, 1985, Bến Tre, Việt Nam
046. Maria Trần Hồng Thảo, 1984, Việt Nam
047. Maria Đỗ Thị Hương Giang, 1983, Sàigòn, Việt Nam
048. Vinh Sơn Vũ Hữu Khương, 1983, Thái Bình, Việt Nam
049. Gioan Đỗ Minh Tuấn, 1987, Hà Nội, Việt Nam
050. Giuse Maria Vũ Tiến Thịnh, 1987, Sàigòn, Việt Nam
051. Giuse Nguyễn Kim Cương, 1988, Hà Nội, Việt Nam
052. Nguyễn Thị Kim Hồng, 1982, Phan Rang, Ninh Thuận, Việt Nam
053. Giuse Nguyễn Tùng Lâm, 1989, Hà Nội, Việt Nam
054. Đỗ Thị Hiền, 1984, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
055. Nguyễn Quốc Dũng, năm 1988, Gò Vấp, Sàigòn, Việt Nam
056. Têrêsa Nguyễn Đan Tâm, 1988, Việt Nam
059. Gioan Baotixita Cung Quốc Hùng, 1981, Sàigòn, Việt Nam
060. Christine Nguyễn Khánh Trân, 1973, Thủ Đức, Sàigòn, Việt Nam
061. Hồ Thái Hòa, 1984, Bình Thuận, Việt Nam
062. Scholastica Ng. Trần Quỳnh Như, 1975, Houston, Texas, Hoa Kỳ
063. Giuse Nguyễn Văn Hòa, 1987, Nam Định, Việt Nam
064. GB. Trần Anh Tuấn, 1987, Hà Tĩnh, Việt Nam
065. Uông Từ Ái, 1984, Sàigòn, Việt Nam
066. Maria Nguyễn Thị Trúc Khuyên, 1987,  Đồng Nai, Việt Nam067. Anna Nguyễn Thị Thiên Nga, 1985, Kontum, Việt Nam
068. Têrêsa Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 1979, Sàigòn, Việt Nam
069. Trần Hữu Dũng, 1986, Sàigòn, Việt Nam
070. Maria Phạm Thị Anh Thi, 1990, Sàigòn, Việt Nam
071. Anna Lê Thị Ngọc Tuyết, 1962, q. 12, Sàigòn, Việt Nam
072. Maria Phan Thị Thanh Cẩm, 1984, Vũng Tàu, Việt Nam
073. Maria Nguyễn Thị Thiên Hương, 1988, Đồng Nai, Việt Nam
074. Têrêsa Long Liên, 1963, Sàigòn, Việt Nam
075. Maria Mađalêna Trần Thị Vĩnh Phúc, 1984, Vũng Tàu, Việt Nam
076. Anna Lê Thị Thu, 1967, Kampuchea
077. Giuse Nguyễn Thanh Quang, 1966, Sàigòn, Việt Nam
078. Gioan Baotixita Phạm Lương Hùng, 1973, Sàigòn, Việt Nam
079. Maria Nguyễn Thị Thanh Hòa, 1963, Sàigòn, Việt Nam
080. Gioan Nguyễn Quý Ly, 1976, Sàigòn, Việt Nam
081. Hoàng Thị Ngoan, 1983, Sàigòn, Việt Nam
082. Maria Vũ Thị Kim Ngân, 1979, Sàigòn, Việt Nam
083. Têrêsa Phạm Thị Bích Ngọc, 1991, Đồng Nai, Việt Nam
084. Têrêsa Nguyễn Thị Duy Trinh, 1988, Tân Bình, Sàigòn, Việt Nam
085. Huỳnh Bích Phụng, 1984, q. 7, Sàigòn, Việt Nam
086. Giuse Trần Hữu Nghiêm, 1986, Sàigòn, Việt Nam
087. Têrêsa Nguyễn Tất Hồng Yến, 1980, Việt Nam
088. Maria Nguyễn Thị Thu Yêm, 1975, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
089. Giuse Trần Thanh Tâm, 1995, Sàigòn, Việt Nam
090. Maria Nguyễn Thị Phương Dung, 1978, Sàigòn, Việt Nam
091. Anna Phạm Thị Ngọc Lan, 1985, Sàigòn, Việt Nam
092. Maria Vũ Thị Thanh Trang, 1986, Sàigòn, Việt Nam
093. Maria Nguyễn Thị Tuyết, 1948, Sàigòn, Việt Nam
094. Maria Trần Thị Nhung, 1966, Sàigòn, Việt Nam
095. Maria Ngô Lê Hoàng Diệu, 1990, Kontum, Việt Nam
096. Têrêsa Đoàn Thụy Nguyên Thảo, 1985, Sàigòn, Việt Nam
097. Maria Goretti Nguyễn Thị Mỹ Lệ, 1985, Sàigòn, Việt Nam
098. Giuse Nguyễn Ngọc Minh Tâm, 1980, Sàigòn, Việt Nam
099. Antôn Vũ Anh Đoán, 1966, Sàigòn, Việt Nam
100. Maria Võ Thị Lan Thảo, 1992, Sàigòn, Việt Nam
101. Maria Nguyễn Thị Lệ Dung, 1965, Sàigòn, Việt Nam
102. Têrêsa Lương Thiện Tâm, 1989, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
103. Maria Mai Thị Minh Trang, 1973, Sàigòn, Việt Nam
104. Giuse Nguyễn Minh Phúc, Sàigòn, Việt Nam,
105. Têrêsa Mai Thị Thu Vân, 1960, Sàigòn, Việt Nam
106. Bùi Minh Điền, 1988, Sàigòn, Việt Nam
107. Têrêsa Đặng Thị Kiều Dung, 1983, Sàigòn, Việt Nam
108. Maria Trần Thị Tuyết Hương, 1981, Sàigòn, Việt Nam
109. Martino Lê Quốc Huy, 1983, Sàigòn, Việt Nam
110. Maria Nguyễn Thị Hồi Hương, 1960, Sàigòn, Việt Nam
111. Simon Hoàng Hùng Anh, 1977, Sàigòn, Việt Nam
112. Maria Vũ Ngọc Bích Thảo, 1985, Đồng Nai, Việt Nam
113. Maria Nguyễn Thị Kim Lành, 1984, Sàigòn, Việt Nam
114. Vinh Sơn Lê Chí Cường, 1989, Sàigòn, Việt Nam
115. Têrêsa Bùi Thị Thanh Hiếu, 1965, Sàigòn, Việt Nam
116. Đaminh Đoàn Huy Hảo, 1990, Hóc Môn, Sàigòn, Việt Nam
117. Têrêsa Nguyễn Thị Xuân Tiên, 1979, Sàigòn, Việt Nam
118. Têrêsa Lù Thu Thanh, 1986, Sàigòn, Việt Nam
119. Lâm Duy Ngọc, 1989, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
120. Maria Nguyễn Thị Như Hà, 1972, Sàigòn, Việt Nam
121. Maria Giuse Nguyễn Thanh Tĩnh, 1963, Nghệ An, Việt Nam
122. Đaminh Trần Đức Duy, 1982, Lâm Đồng, Việt Nam
123. Maria Hoàng Thị Thu Thảo, 1985, Sàigòn, Việt Nam
124. Simon Nguyễn Hồng Long, 1955, Việt Nam
125. Têrêsa Nguyễn Thị Thùy Lan, 1990, Đăk Lắk, Việt Nam
126. Anna Trần Thị Xuân Lộc, 1985, Đồng Nai, Việt Nam
127. Maria Nguyễn Thị Ngọc Anh, 1985, Sàigòn, Việt Nam
128. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Chi, 1990, Vũng Tàu, Việt Nam
129. Maria Vũ Thị Lan, 1955, Sàigòn, Việt Nam
130. Têrêsa Trần Ngọc Ngân Hà, 1988, Gò Vấp, Sàigòn, Việt Nam
131. Maria Trần Thị Thúy Hương, 1986, Sàigòn, Việt Nam
132. Phêrô Trần Văn Miên, 1982, Sàigòn, Việt Nam
133. Têrêsa Nguyễn Thị Thanh Tâm, 1991, Đồng Nai, Việt Nam
134. Phêrô Phạm Quốc Thương, 1991, Đồng Nai, Việt Nam
135. Lucia Nguyễn Ngọc Châu, 1983, Long An, Việt Nam
136. Gioan Baotixita Bùi Văn Dân, 1976, Thái Bình, Việt Nam
137. Maria Mađalêna Hoàng Thị Thanh Viễn, 1971, Sàigòn, Việt Nam
138. Maria Vũ Thị Khiêu, 1956, Sàigòn, Việt Nam
139. Anna Vũ Thị Thúy Phượng, Việt Nam
140. Maria Nguyễn Thị Thanh Hương, 1972, Sàigòn, Việt Nam
141. Maria Nguyễn Thị Kim Liên, 1940, Sàigòn, Việt Nam
142. Therese Phuong Duy Nguyen, 1980, Texas, Hoa Kỳ
143. Têrêsa Lê Thị Ngọc Hân, 1990, Hà Nội, Việt Nam
144. Phaolô Phạm Đức Thuận, 1989, Q. 8, Sàigòn, Việt Nam
145. Têrêsa Hoàng Thị Thùy Liên, 1986, Tân Bình, Sàigòn, Việt Nam
146. Giuse Lê Quang Hiệp, 1985, Tân Bình, Sàigòn, Việt Nam
147. Agatha Nguyễn Thị Ly Phương, 1988, Huế, Việt Nam
148. Maria Bùi Thị Xuân Tường Vi, 1975, Biên Hoà, Đồng Nai, Việt Nam
149. Maria Phạm Thị Lý, 1971, Sàigòn, Việt Nam
150. Vinh Sơn Nguyễn Văn Phùng, 1984, Nghĩa Hưng, Nam ĐỊnh, Việt Nam
151. Têrêsa Trần  Nguyễn Khánh Vy, 1990, Sàigòn, Việt Nam
152. Maria Trần Phương Thanh, 1987, Bình Chánh, Sàigòn, Việt Nam
153. Maria Nguyễn Thị Ngọc Nga, 1989, Sàigòn, Việt Nam
154. Anna Lê Ngọc Nguyên Hương, 1983, Sàigòn, Việt Nam
155. Phêrô Doãn Trạng Trung, 1977, Sàigòn, Việt Nam
157. Maria Trần Nhật Đan Khanh, 1992, California, Hoa Kỳ
158. Têrêsa Lê Thị Thanh Liêm, 1984, Sàigòn, Việt Nam
159. Gioan Nguyễn Ngọc Thạch, 1988, Sàigòn, Việt Nam
160. Maria Cecilia Lê Trần Hải Yến, 1989, Moscow, Nga
161. Phanxicô Xaviê Hoàng Trọng Bình, 1987, Sàigòn, Việt Nam
162. Vinh Sơn Phạm Văn Mỹ, 1990, Kiên Giang, Việt Nam
163. Savio Lê Thanh Nhật, 1990, Sàigòn, Việt Nam
164. Cecilia Nguyễn Thị Minh Phương, 1981, Sàigòn, Việt Nam
165. Phêrô Phaolô Bùi Quang Duy, 1985, Sàigòn, Việt Nam
166. Trần Thị Bạch Lê, 1992, Đồng Tháp, Việt Nam
167. Giuse Trịnh Xuân Sơn, 1984, Sàigòn, Việt Nam
168. Phaolô Bùi Nguyên Tâm, 1991, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
169. Giuse Vũ Sơn Phong, 1983, Sàigòn, Việt Nam
170. Trần Thị Hải Lý, 1986, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
171. Anna Bùi Thị Quỳnh Ngọc, 1985, quận 3, Sàigòn, Việt Nam
172. Maria Đoàn Thị Ngọc Dung, 1981, Sàigòn, Việt Nam
173. Giuse Augustino Nguyễn Quang Minh, 1988, Sàigòn, Việt Nam
174. Têrêsa Huỳnh Thị Thùy Trang, 1986, Sàigòn, Việt Nam
175. Maria Mađalêna Phạm Thị Xuân Lan, 1971, Sàigòn, Việt Nam
176. Maria Võ Thị Phượng, 1985, Hà Tĩnh, Việt Nam
177. Têrêsa Nguyễn Thị Trang, 1989, quận 3, Sàigòn, Việt Nam
178. Maria Anna Trần Diễm Phượng, 1974, Sàigòn, Việt Nam
179. Maria GB. Hà Thị Hồng Ân, 1987, Sàigòn, Việt Nam
180. Phanxicô Xaviê Vũ Xuân Quang, 1990, Sàigòn, Việt Nam
181. Anna Trần Thị Nhung, 1987, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
182. Maria Têrêsa Mai Hồng Trang, 1990, Sàigòn, Việt Nam
183. Maria Nguyễn Hạ Thụy Vi, 1989, Sàigòn, Việt Nam
184. Nguyễn Thị Tố Quỳnh, 1987, Sàigòn, Việt Nam
185. Anna Bùi Bảo Tú, 1987, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
186. Maria Nguyễn Thị Phương Thanh, 1981, Sàigòn, Việt Nam
187. Maria Nguyễn Vũ Thúy Ngân, 1983, Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
188. Giuse Nguyễn Vũ Huynh, 1985, Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
189. Maria Nguyễn Thị Mai Trinh, 1987, Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
190. Lucia Tạ Thanh Lan, 1985, Sàigòn, Việt Nam
191. Maria Trần Thị Thúy Hương, 1986, Sàigòn, Việt Nam
192. Maria Lại Thị Tâm, 1990, Nghĩa Hưng, Nam Định, Việt Nam
193. Maria Phạm Thanh Tâm, 1982, Sàigòn, Việt Nam
194. Maria Nguyễn Thị Hải, 1949, Sàigòn, Việt Nam
195. Maria Trần Thị Hương Lan, 1969, Sàigòn, Việt Nam
196. Maria Hoàng Thị Tâm, 1986, Sàigòn, Việt Nam
197. Anna Vũ Thị Hương, 1948, Sàigòn, Việt Nam
198. Maria Phan Ngọc Hiền Thảo, 1988, Sàigòn, Việt Nam
199. Giuse Trần Thanh Tâm, 1968, Sàigòn, Việt Nam
200. Giuse Đinh Quốc Công, 1986, Đồng Nai, Việt Nam
201. Luca Vũ Hoàng Anh, 1979, Sàigòn, Việt Nam
202. Anna Nguyễn Thị Thơ, 1991, Ninh Thuận, Việt Nam
203. Maria Khương Thị Dung, 1989, Sàigòn, Việt Nam
204. Margarita Maria Vũ Thị Bắc, 1948, Sàigòn, Việt Nam
205. Maria Têrêsa Vũ Hoàng Phước, 1984, Sàigòn, Việt Nam
206. Tôma Đinh Văn Khôi, 1986, Hải Hậu, Nam Định, Việt Nam
207. Vinh Sơn Nguyễn Văn Thành, 1977, quận 8, Sàigòn, Việt Nam
208. Maria Lê Thị Tho, 1987, Eaknuếc, Krông Păk, Đăk Lăk, Việt Nam
209. Têrêsa Nguyễn Thị Thùy, 1977, Sàigòn, Việt Nam
210. Anna Ngô Hồng Vy, 1985, Bình Phước, Việt Nam
211. Lê Thị Thúy An, 1989, Cần Thơ, Việt Nam
212. Phạm Quốc Hoàng, 1983, Cần Thơ, Việt Nam
213. Nguyễn Hữu Khoa, 1989, Cần Thơ, Việt Nam
214. Anna Vũ Bảo Ngọc, 1985, Đồng Nai, Việt Nam
215. Phêrô Trương Quang Tường, 1986, Việt Nam
216. Maria Nguyễn Thị Thu Hằng, 1981, Sàigòn, Việt Nam
217. Giuse Dương Thiện Chí, 1991, Bình Thuận, Việt Nam
218. Giuse Cao Văn Hoàng, 1986, Sàigòn, Việt Nam
219. Giuse Nguyễn Ngọc Điệp, 1979, Sàigòn, Việt Nam
220. Phaolô Trần Minh Nhật, 1988, Lâm Đồng, Việt Nam
221. Maria Vũ Hoàng Anh, 1987, Sàigòn, Việt Nam
222. Têrêsa Phạm Kim Cúc, 1987, Sàigòn, Việt Nam
223. Maria Goretti Nguyễn Thị Thanh Trúc, 1987, Sàigòn, Việt Nam
224. Maria Vũ Minh Hà, 1982, Sàigòn, Việt Nam
225. Maria Lê Hoài Ân, 1988, Đà Nẵng, Việt Nam
226. Maria Mai Tú Linh, 1982, Sàigòn, Việt Nam
227. Têrêsa Dư Thị Thùy Trâm, 1989, Sàigòn, Việt Nam
228. An Phong Phan Đình Kửu, Sàigòn, Việt Nam
229. Antôn Lê Hoàng Phát, 1990, Sàigòn, Việt Nam
230. Nguyễn Thị Minh Thùy, 1991, Sàigòn, Việt Nam
231. Anna Đặng Thị Hành, 1984, Quảng Bình, Việt Nam
232. Maria Mađalêna Lê Thị Hoàng Anh, 1987, Sàigòn, Việt Nam
233. Jeronimo Nguyễn Ngọc Đương, 1989, Thái Bình, Việt Nam
234. Têrêsa Phạm Kim Cúc, 1987, Thái Bình, Việt Nam
235. Têrêsa Dư Thùy Trâm Anh, 1991, Sàigòn, Việt Nam
236. Nguyễn Thị Cẩm Giang, 1988, Sàigòn, Việt Nam
237. Maria Lê Ngọc Yến, 1981, Sàigòn, Việt Nam
238. Đặng Thị Thanh Thảo, 1984, Sàigòn, Việt Nam
239. Maria Lê Thanh Vy Thủy, 1978, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
240. Vinh Sơn Nguyễn Chí Công, 1982, Sàigòn, Việt Nam
241. Maria Nguyễn Thị Thanh Tâm, 1984, Bình Thuận, Việt Nam
242. Anathasia Phạm Kim Ngân, 1982, Sàigòn, Việt Nam
243. Maria Nguyễn Thị Thêu, 1983, quận 1, Sàigòn, Việt Nam
244. Phêrô Trần Lê Vi, 1984, Gx. Thanh Đức, Đà Nẵng, Việt Nam
245. Nguyễn Minh Hoà, 1989, Nha Trang, Việt Nam
246. Giêrađô Nguyễn Nhất Nguyên, 1986, Sàigòn, Việt Nam
247. Phanxicô Têrêsa Trần Pha Lê, 1994, Đồng Tháp, Việt Nam
248. Phêrô Bùi Bình Thạnh, 1992, Đồng Tháp, Việt Nam
249. Clemente Lê Thái Dương, 1994, Đồng Tháp, Việt Nam
250. Giuse Ngô Thuỵ Sĩ, 1989, Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam
251. Maria Goretti Trần Thị Tuyết Trinh, 1990, Sàigòn, Việt Nam
252. Phạm Công Chính, 1987, Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam
253. Antôn Nguyễn Xuân Quang, 1987, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam
254. Đa Minh Trần Văn Việt, 1980, Trực Ninh, Nam Định, Việt Nam
255. Catarina Hứa Mỹ Na, 1991, Quảng Nam, Việt Nam
256. Maria Chu Thị Thu Cúc, 1988, Đồng Nai, Việt Nam
257. Maria Nguyễn Thị Nguyên Hương, 1986, London, Anh Quốc
258. Rosie Trịnh Xuân Mai, 1984, Sàigòn, Việt Nam
259. Giuse Vũ Văn Hòa, 1980, Hàn Quốc
260. Vinh Sơn Trần Hữu Đức, 1987, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
261. Maria M. Nguyễn Trần Hoàng Nhi, 1969, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
262. Maria Phạm Thị Trúc Mai, 1992, Đồng Nai, Việt Nam
263. Maximiliano Maria Kolbe Trần Lê Quang Vĩnh, 1986, Đà Nẵng, Việt Nam
264. Nguyễn Gia Thịnh, 1984, Sàigòn, Việt Nam
265. Đaminh Nguyễn Hữu Hoàng Thiên, 1992, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
266. Têrêsa Avila Nguyễn T. Diệu Hiền, 1985, Bình Sơn, Quảng Ngãi,Việt Nam
267. Têrêsa Nguyễn Thị Thúy Loan, 1990, Buôn Ma Thuột, Việt Nam
268. Têrêsa Nguyễn Thị Ngọc Lãm, 1982, Đăklăk, Việt Nam
269. Nguyễn Đức Minh, 1985, Nha Trang, Việt Nam
270. Gioan Maria Vianney Nguyễn Đạt Thành, 1983, Vĩnh Long, Việt Nam
271. Maria Vũ Thị Mai, 1986, Hà Nội, Việt Nam
272. Thérèse Kim Thông Trần Ý Như, 1989, Florida, Hoa Kỳ
273. Lucia Lê Thị Hường, 1958, Thanh Đức, Đà Nẵng, Việt Nam
274. Phêrô Trần Quang Vinh, 1957, Thanh Đức, Đà Nẵng, Việt Nam
275. Nguyễn Thị Kim Oanh, 1982, Sàigòn, Việt Nam
276. Maria Lâm Hồng Anh, 1993, Phan Rang, Ninh Thuận, Việt Nam
277. Cao Thị Anh Thư, 1986, Long An, Việt Nam
278. Martha Trần Thị Thúy Vân, 1992, Thanh Đức, Đà Nẵng, Việt Nam
279. Têrêsa Ng. Thị Thanh Thúy, 1990, Ngọc Quang, Đà Nẵng, Việt Nam
280. Têrêsa Đoàn Thị Bảo Vân, 1987, Thánh Mẫu, Đà Lạt, Việt Nam
281. Anna Trần Thị Quỳnh Lan, 1993, Thanh Đức, Đà Nẵng, Việt Nam
282. Martha Nguyễn Thị Thúy Ngân, 1993, Ngọc Quang, Đà Nẵng, Việt Nam
283. Đaminh Nguyễn Thiên Sơn, 1990, Đồng Nai, Việt Nam
284. Giuse Nguyễn Quang Gia Khang, 1989, Khánh Hòa, Việt Nam
285. Antôn Trần Minh Tùng, 1987, Cần Thơ, Việt Nam
286. Maria Têrêsa Phan Hải Yến, 1982, Sàigòn, Việt Nam
287. PX. Nguyễn Bá Huy, 1984, Sàigòn, Việt Nam
288. Maria Nguyễn Thị Thu Lanh, 1986, Đồng Nai, Việt Nam
289. Giuse Trần Đức Hoàng, 1983, Sàigòn, Việt Nam
290. Giuse Trần Quang Bảo Nhân, 1982, Kontum, Việt Nam
291. Anna Lý Hà Thi Ân, 1985, Sàigòn, Việt Nam
292. Giuse Maria Trần Hoàng Nam, 1983, Sàigòn, Việt Nam
293. Đặng Thị Quý, 1985, Sàigòn, Việt Nam
294. Phaolô Lê Hữu Tuấn Nam, 1982, Sàigòn, Việt Nam
295. Đaminh Nguyễn Đại Quý, 1984, Vũng Tàu, Việt Nam
296. Catarina Nguyễn Thoại Ba, 1984, Sàigòn, Việt Nam
297. Maria Têrêsa Phạm Thị Ngọc Trâm, 1988, Sàigòn, Việt Nam
298. Phêrô Nguyễn Minh Vũ, 1988, Sàigòn, Việt Nam
299. Phùng Minh Tuấn, 1979, Vũng Tàu, Việt Nam
300. Têrêsa Trần Mai Tường Vi, 1979, Sàigòn, Việt Nam
301. Maria Mađalêna Trần Thị Kim Ngân, 1987, Sàigòn, Việt Nam
302. Võ Thị Hồng Trúc, 1981, Sàigòn, Việt Nam
303. Maria Vũ Phương Bích Vân, 1978, Sàigòn, Việt Nam
304. Têrêsa Nguyễn Thị Khánh Ly, 1985, Đăklăk, Việt Nam
305. Têrêsa Nguyễn Minh Hằng, 1989, Sàigòn, Việt Nam
306. Maria Hoàng Thị Thanh Hà, 1985, Lộc Ninh, Bình Phước, Việt Nam
307. Têrêxa Hoàng Thị Thanh Hà, 1990, Sàigòn, Việt Nam
308. Giuse Hoàng Hữu Đức, 1978, Long Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam
309. Giuse Phạm Thế Hưởng, 1983, Nam Định, Việt Nam
310. Maria Mai Thị Oanh, 1984, Nam Định, Việt Nam
311. Giuse Vũ Trung Hiếu, 1987, Sàigòn., Việt Nam
312. Anê Thành Savio Maria Ng. Thị Trúc Thủy, 1989, Vĩnh Long, Việt Nam
313. Gioan Nguyễn Phi Hổ, 1986, Đồng Nai, Việt Nam
314. GB. Đặng Duy Khanh, 1984, Sàigòn, Việt Nam
315. Giuse Dương Trọng Đính, 1985, Sàigòn, Việt Nam
316. Maria Vũ Thị Tuyết, 1985, Lâm Đồng, Việt Nam
317. Giuse Lê Đức Bưởi, 1986, Hà Tĩnh, Việt Nam
318. Maria Đặng Thị Nga, 1988, Hà Tĩnh, Việt Nam
319. Anna Phạm Diệp Thi, 1987, Sàigòn, Việt Nam
320. Têrêsa Vũ Thị Thiên Trang, 1994, Sàigòn, Việt Nam
321. Giuse Nguyễn Cao Hoàng, 1978, Sàigòn, Việt Nam
322. Maria Ngô Thị Ngọc Diệp, 1977, Sàigòn, Việt Nam
323. Maria Huỳnh Thị Hồng Hạnh, 1984, Bình Thạnh, Sàigòn, Việt Nam
324. Têrêsa Đinh Thị Kim Chi, 1991, Sàigòn, Việt Nam
325. Maria Vũ Thị Hương, 1983, Sàigòn, Việt Nam
326. Lại Thị Khánh Linh, 1984, Huế, Việt Nam
327. Louis Hồ Hoàng Long, 1986, Bến Tre, Việt Nam
328. Maria Võ Thị Minh Thư, 1986, Bến Tre, Việt Nam
329. Monica Nguyễn Hạ Giáng Anh, 1987, Bình Thạnh, Sàigòn, Việt Nam
330. Phêrô Nguyễn Thành Tuyến, 1985, Sàigòn, Việt Nam
331. Maria Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 1987, Los Angeles, Hoa Kỳ
332. Têrêsa Nguyễn Phương Lưu Hạnh, 1996, Sàigòn, Việt Nam
333. Maria Nguyễn Thị Sa, 1983, Nghĩa Hưng, Nam Định, Việt Nam
334. Giuse Nguyễn Tuấn Hải, 1966, Sàigòn, Việt Nam
335. Maria Trần Thị Kim Phượng, 1955, Texas, Hoa Kỳ
336. Tôma Nguyễn Minh Luân, 1987, Thủ Đức, Sàigòn, Việt Nam
337. Gioan Nguyễn Thanh Long, 1983, Hố Nai 3, Đồng Nai, Việt Nam
338. Têrêsa Lê Thị Lĩnh, 1986, Thạch Hạ, Hà Tĩnh, Việt Nam
339. Antôn Trần Văn Toàn, 1982, Sàigòn, Việt Nam
340. Maria Nguyễn Thị Liên, 1986, Sàigòn, Việt Nam
341. Phêrô Ngô Quang Minh Bảo, 1982, Bình Phước, Việt Nam
342. Maria Giuse Nguyễn Ngọc Vân Anh, 1979, Kiên Giang, Việt Nam
343. Hoàng Ngọc Mỹ Trân, 1985, Sàigòn, Việt Nam
344. Đaminh Savio Trương Cam Anh Khôi, 1985, Sàigòn, Việt Nam
345. Anna Nguyễn Thị  Tâm, 1986, Hà Tĩnh, Việt Nam
346. Têrêsa Lê Thị Hiên, 1985, Hà Tĩnh, Việt Nam
347. Maria Lê Thị Hiền, 1984, Hà Tĩnh, Việt Nam
348. Anna Vũ Thúy Vân, 1983, Nam Định, Việt Nam
349. Anrê Đỗ Duy Quang, 1983, Đồng Nai, Việt Nam
350. Anna Dương Nữ Kim Hoan, 1986, Sàigòn, Việt Nam
351. Giuse Nguyễn Văn Khanh, 1982, Bắc Giang, Việt Nam
352. Anna Nguyễn Thị Loan, 1985, Bắc Giang, Việt Nam
353. Têrêsa Calcutta Lê Thị  HIền, 1980, Sàigòn, Việt Nam
354. Maria Lê Thị Quỳnh Nga, 1987, Lâm Đồng, Việt Nam
355. Elisabeth Trương Kim Tuyến, 1985, Cần Thơ, Việt Nam
356. Maria Bùi Thị Bích Trâm, 1984, Sàigòn, Việt Nam
357. Giuse Nguyễn Ngọc Khải, 1968, Sàigòn, Việt Nam
358. Giuse Phạm Thanh Sơn, 1984, Sàigòn, Việt Nam
359. Maria Trần Thị Liễu, 1956, Sàigòn, Việt Nam
360. Martha Phạm Thị Hữu Châu, 1956, Sàigòn, Việt Nam
361. Maria Nguyễn Thị Cậy, 1947, Sàigòn, Việt Nam
362. Gioan Baotixita Trần Quốc Bảo, 1973, Sàigòn, Việt Nam
363. Têrêsa Trần Nguyễn Phượng Vy, 1979, Sàigòn, Việt Nam
364. Trịnh Đức Cường, 1979, Q. 7, Sàigòn, Việt Nam
365. Elisabeth Lê Thanh Hồng, 1983, Q. 7, Sàigòn, Việt Nam
366. Giuse Trần Hữu Việt, 1983, Sàigòn, Việt Nam
367. Maria Hoàng Thị Thu Hương, 1983, Sàigòn, Việt Nam
368. Maria Goretti Nguyễn Uy Sa, 1990, Sàigòn, Việt Nam
369. Maria Đinh Phạm Hải Đường, 1977, Sàigòn, Việt Nam
370. Phaolô Trần Hoàng Nhựt, 1985, Sàigòn, Việt Nam
371. Hoàng Ngọc Thùy, 1987, Sàigòn, Việt Nam
372. Têrêsa Ngô Thị Thu Thủy, 1984, Sàigòn, Việt Nam
373. Gioan Nguyễn Công Kha, 1981, Khánh Hòa, Việt Nam
374. Maria Nguyễn Thị Thu Oanh, 1987, Hà Tĩnh, Việt Nam
375. Maria Đỗ Thị Cẩm, 1987, Nam Định, Việt Nam
376. Anê Trần Thị Kim Thảo, 1992, Sàigòn, Việt Nam
377. Maria Anna Nguyễn An Ly, 1986, Hà Nội, Việt Nam
378. Catarina Nguyễn Thị Hương, 1992, Sàigòn, Việt Nam
379. Maria Đỗ Trần Bảo Châu, 1985, Đồng Nai, Việt Nam
380. Maria Tạ Thị Minh Hằng, 1983, Hải Phòng, Việt Nam
381. Luca Trần Thế Hoan, 1982, Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam
382. Maria Phạm Thị Dung, 1987, Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam
383. Phaolô Nguyễn Công Tuyên, 1981, Đăklăk, Việt Nam
384. Antôn Phạm Đức, 1981, Đồng Nai, Việt Nam
385. Monica Đinh Thị Diễm Thúy, 1988, Sàigòn, Việt Nam
386. Giuse Cù Trần Bảo, 1983, Sàigòn, Việt Nam
387. Têrêsa Trần Thị Kim Dung, 1981, Sàigòn, Việt Nam
388. Nguyễn Thanh Hội, 1974, Sàigòn, Việt Nam
389. Maria Nguyễn Hoàng Anh, 1983, Đồng Nai, Việt Nam
390. Giuse Lưu Tế Luân, 1983, Tiền Giang, Việt Nam
391. Vincente Vũ  Văn Tân, 1985, Thái Bình, Việt Nam
392. Elisabeth Trần Thị Phi Trâm, 1985, Ninh Thuận, Việt Nam
393. Maria Hồ Thị Ngọc Mai, 1983, Lâm Đồng, Việt Nam
394. Maria Đặng Thị Thanh Nga, 1970, Đồng Nai, Việt Nam
395. Têrêsa Vũ Thị Tiên Nương, 1989, Đồng Nai, Việt Nam
396. Maria Nguyễn Thị Hồng Vân, 1978, Đồng Nai, Việt Nam
397. Maria Nguyễn Thị Vân, 1983, Hà Tĩnh, Việt Nam
398. Maria Mađalêna Đinh Thị Quy, 1989, Ninh Bình, Việt Nam
399. Anna Đặng Thị Tuyền, 1984, Vĩnh Long, Việt Nam
400. Giacôbê Nguyễn Tuấn Nhật Anh, 1986, Sàigòn, Việt Nam
401. Phêrô Nguyễn Văn Hùng, 1989, Quảng Bình, Việt Nam
402. Martha Nguyễn Thị Ngân, 1989, Quảng Bình, Việt Nam
403. Maria Đoàn Thị Thùy Linh, 1964, Sàigòn, Việt Nam
404. Elisabeth Trần Anh Thư, 1990, Tiền Giang, Việt Nam
405. Anna Hoàng Xuân, 1968, Đồng Nai, Việt Nam
406. Maria Phạm Thị Dung, 1961, Sàigòn, Việt Nam
407. Maria Nguyễn Thị Lụa, 1979, Nam Định, Việt Nam
408. Vinhsơn Nguyễn Trọng Hiền, 1955, Sóc Trăng, Việt Nam
409. Maria Trịnh Thị Mộng Trinh, 1966, Sàigòn, Việt Nam
410. Maria Bùi Thị Hồng Loan, 1970, Sàigòn, Việt Nam
411. Maria Bùi Phương Hồng Hạnh, 1967, Sàigòn, Việt Nam
412. Đặng Thị Thu Sương, 1988, Phú Yên, Việt Nam
413. Têrêsa Lê Thị Thu Hà, 1983, Sàigòn, Việt Nam
414. Giuse Maria Nguyễn Phú Quốc, 1975, Nam Định, Việt Nam
415. Maria Mađalêna Nguyễn Huỳnh Hồng Kim, 1980, An Giang, Việt Nam
416. Maria Phạm Anh Nga, 1986, Vũng Tàu, Việt Nam
417. Anna Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh, 1991, Bình Thuận, Việt Nam
418. Giuse Đỗ Hữu Thịnh Truyền, 1971, Hà Tây, Việt Nam
419. Maria Nguyễn Thị Thúy Hồng, 1965, Sàigòn, Việt Nam
420. Maria Phạm Minh Hiếu, 1972, Sàigòn, Việt Nam
421. Maria Đặng Thị Mỹ Phượng, 1968, Sàigòn, Việt Nam
422. Anna Đỗ Thị Mộng Hà, 1974, Sàigòn, Việt Nam
423. Phêrô Huỳnh Thiên Sơn, 1985, Sàigòn, Việt Nam
424. Maria Lê Thị Bích Vân, 1983, Trà Vinh, Việt Nam
425. Maria Dương Thị Bảo Ngân, 1983, Sàigòn, Việt Nam
426 Têrêsa Paulina Huỳnh Thư, 1980, Sàigòn, Việt Nam
427. GB. Nguyễn Hồng Sơn, 1950, Hà Nội, Việt Nam
428. Têrêsa Bùi Thị Thanh Hiếu, 1965, Hà Nam, Việt Nam
429. Têrêsa Giáp Thị Hồng Diệp, 1990, Sàigòn, Việt Nam
430. Anna Nguyễn Thị Như Thùy, 1988, Ninh Thuận, Việt Nam
431. Têrêsa Bùi Thị Rạng, 1954, Sàigòn, Việt Nam
432. Anna Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 1987, Đồng Nai, Việt Nam
433. Angela Trần Hoàng Thiên Hương, 1983, Gia Lai, Việt Nam
434. Anna Phan Thị Thanh Ngà, 1983, Lâm Đồng, Việt Nam
435. Têrêsa Trần Cẩm Hường, 1984, Buôn Ma Thuột, Việt Nam
436. Maria Lê Thị Tuyết Lan, 1985, Buôn Ma Thuột, Việt Nam
437. Têrêsa Nguyễn Thị Thùy Dương, 1979, Sàigòn, Việt Nam
438. Anna Nguyễn Thị Sáu, 1992, Ninh Bình, Việt Nam
439. Maria Nguyễn Thị Hồng Tuyền, 1976, Sàigòn, Việt Nam
440. GB. Vũ Văn Phòng, 1976, Sàigòn, Việt Nam
441. Rosa Nguyễn Khánh Duyên, 1979, Yên Bái, Việt Nam
442. Maria Lê Thị Kim Loan, 1977, An Giang, Việt Nam
443. Maria Ngô Thị Mỹ Dung, 1963, Sàigòn, Việt Nam
444. Giuse Trần Văn Bình, 1982, Sàigòn, Việt Nam
445. Têrêsa Lê Thị Ngọc Miên, 1979, Nghệ An, Việt Nam
446. Maria Nguyễn Thị Nga, 1942, Sàigòn, Việt Nam
447. Anna Hoàng Thị Kim Hoàn, 1981, Nghệ An, Việt Nam
448. Antôn Phaolô Bùi Phước Tài, 1987, Sàigòn, Việt Nam
449. Anna Nguyễn Thị Miễn, 1952, Sàigòn, Việt Nam
450. Maria Nguyễn Thị Ngọc Phương, 1968, Sàigòn, Việt Nam
451. Martha Lê Thị Thanh Tâm, 1987, Sàigòn, Việt Nam
452. Maria Võ Thị Xuân Hiền, 1985, Bình Thuận, Việt Nam
453. Phaolô Trần Minh Trí, 1982, Tiền Giang, Việt Nam
454. Têrêsa Phạm Thị Huyền Trang, Sàigòn, Việt Nam
455. Gioan Baotixita Nguyễn Mạnh Thành, 1972, Nam Định, Việt Nam
456. Maria Đặng Thị Mỹ Hương, 1988, Bình Thuận, Việt Nam
457. Giuse Võ Văn Rin, 1988, Huế, Việt Nam
458. Maria Nguyễn Thị Ngân, 1989, Quảng Bình, Việt Nam
459. Maria Phạm Thị Kim Chung, 1988, Nam Định, Việt Nam
460. Giuse Nguyễn Thanh Hội, 1973, Sàigòn, Việt Nam
461. Martha Trần Thị Lệ Thu, 1992, Quảng Bình, Việt Nam
462. Têrêsa Trần Thị Kim Dung, 1981, Sàigòn, Việt Nam
463. Maria Têrêsa Phan Thị Mỹ Phượng, 1986, Quảng Ngãi, Việt Nam
464. Đa Minh Nguyễn Phúc Thiên, 1985, Bà Rịa-Vũng Tầu, Việt Nam
465. Phêrô Phạm Anh Dũng, 1957, Texas, Hoa Kỳ
466. Têrêsa Đậu Thị Kim Huệ, 1983, Sàigòn, Việt Nam
467. Giuse Lê Minh Hiển, 1990, Lyon, Pháp
468. Giuse Hoàng Xuân Thanh, 1976, Thái Bình, Việt Nam
469. Maria Nguyễn Như Ý, 1988, Cà Mau, Việt Nam
470. Martha Phan Thị Mỹ Huê, 1991, Tền Giang, Việt Nam
471. Bùi Thị Thúy Quyên, 1976, Tiền Giang, Việt Nam
472. Nguyễn Gia Bảo, 1976, Hà Nội, Việt Nam
473. Maria Nguyễn Thị Bạch Tuyết, 1985, Đồng Nai, Việt Nam
474. Têrêsa Trần Thị Như Tâm, 1990, Lâm Đồng, Việt Nam
475. Anna Nguyễn Thị Khuyên, 1989, Cát Tiên, Lâm Đồng, Việt Nam
476. Phêrô Lê Sơn Vũ, 1982, Quảng Nam, Việt Nam
477. Têrêsa Nguyễn Phạm Nguyệt Minh, 1984, Sàigòn, Việt Nam
478. Têrêsa Bùi Thị Xuân Thu, 1979, Đồng Nai, Việt Nam
479. Võ Thị Mỹ Linh, 1988, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam
480. Laurensô Trương Công Lý, 1986, Sàigòn, Việt Nam
481. Antôn Nguyễn Đăng Khoa, 1977, Lâm Đồng, Việt Nam
482. Anna Đoàn Thị Thu Linh, 1982, Đăklăk, Vệt Nam
483. Catarina Lê Kim Gấm, 1984, Dầu Tiếng, Bình Dương, Việt Nam
484. Giuse Nguyễn Phước Thiện, 1987, Kiên Lương, Kiên Giang, Việt Nam
485. Đa Minh Bùi Quốc Tuấn, 1989, Sàigòn, Việt Nam
486. Nguyễn Huỳnh Ngân, 1991, Vĩnh Long, Việt Nam
487. Gioan Baotixita Châu Bạch Nhi Tòng, 1969, Sàigòn, Việt Nam
488. Nguyễn Hữu Quy, 1980, Nha Trang, Việt Nam
489. Rosa Vũ Thụy Thanh Vy, 1988, Sàigòn, Việt Nam
490. Phêrô Ưng Ngọc Tuấn, 1983, Quảng Ninh, Việt Nam
491. Maria Hoàng Thị Diễm Hương, 1983, Nam Định, Việt Nam
492. Maria Nguyễn Thụy Ngọc Lan, 1977, Sàigòn, Việt Nam
493. Nguyễn Thị Thanh Hà, 1956, Hà Nội, Việt Nam
494. Têrêsa Trần Thị Kim Chi, 1985, Lâm Đồng, Việt Nam
495. Giuse Nguyễn Ngọc Huy, 1988, Nghệ An, Việt Nam
496. Maria Trần Thị Thanh Xuân, 1984, Thái Bình, Việt Nam
497. Giuse Đặng Văn Lượng, 1986, Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam
498. Têrêsa Đặng Thị  Mỹ Tiên, 1990, Bình Dương, Việt nam
499. Maria Trần Ngọc Ngân Hà, 1990, Thái Bình, Việt Nam
500. Cécilia Trần Thúy Hằng, 1985, Đồng Nai, Việt Nam
501. Antôn Phan Hữu Huynh, 1987, Khánh Hòa, Việt Nam
502. Hoàng Văn Long, 1989, Hưng Yên, Việt Nam
503. Martino Nguyễn Phạm Thành Nhân, 1990, Sàigòn, Việt Nam
504. Maria Nguyễn Vũ Vy Vy, 1984, Sàigòn, Việt Nam
505. Nguyễn Đỗ Duy Hưng, 1981, Bến Tre, Việt Nam
506. Anna Nguyễn Thị Duyên, 1991, Bắc Giang, Việt Nam
507. Nguyễn Thị Thanh Trâm, 1987, An Giang, Việt Nam
508. Nguyễn  Hoàng Trung, 1972, Sàigòn, Việt Nam
509. Luca Trần Đức Hải, 1963, Texas, Hoa Kỳ

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh: Tấm gương can trường


Lm Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh (1912 – 1971), cha chính của Giáo phận Hà Nội.

Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.

Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges.

Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập. Ngài học Văn Khoa-Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: Bonjour Madame! Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.

Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng một Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.

Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu. Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.

Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.

Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.

Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?”. Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.

Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.

Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, ngài kể chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội. Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm tôn giáo tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu ‘Ở Dưới Vực Sâu’ nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.

Cộng tác với Hùng Lân sáng tác ‘Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít’. Ngài còn sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn‘Mở Đường Phúc Thật’, ‘Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi’, ‘Ôi GiaVi’, ‘Lạy Mừng Thánh Tử Đạo’. Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài ‘Bước Tới Đèo Ngang’ của Bà Huyện Thanh Quan.
Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn.

Ngài tổ chức và chỉ huy đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thở Lớn Hà Nội.

Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam Đạo Công giáo tự do hành đạo, và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dip Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt cho nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: “Tự do thế này!” Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.

Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo. Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).

Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.

Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: “Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?” Ngài đáp: “Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”.

Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là ‘bố’.
Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.

Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.

Vì không khuất phục được ngài, nên bản án của ngài từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim biệt giam và án tử. Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”.

Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm trọn trách vụ của mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.

Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.

TGP Hà Nội
Nguồn: HDGMVN


-------------------------------



Từ nhỏ mình đã bị ấn tượng về những người bị bắt tù , mình luôn say sưa đọc về những chiến sĩ cách mạng bị giam ở Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, những vị anh hùng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú... đến Hồ Chí Minh. Thật ra hồi mình bé thời bao cấp chỉ có sách về các nhân vật này thôi. Lớn chút mới đọc được Pa Pi Lon, thiên hạ say mê anh chàng Bướm lắm, nhưng mình cũng chả thấy có gì hâm mộ anh chàng này, bá tước Monte của Đuy Ma cũng không ấn tượng lắm vì có lẽ thời kỳ của các nhân vật này khá xa lạ với Việt Nam, sau này có điều kiện mới lùng được sách của Solzenitsyn như cuốn Tầng Đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời của I Van , hay cuốn Lửa Yêu Thương, Lửa Ngục Tù của Re Mac, cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Mỗi nhật vật đều để lại cho mình những ám ảnh, những ấn tượng. Nhưng có lẽ đoạn văn của Phùng Quán viết lại theo lời kể của Tuân Nguyễn khi Nguyễn ở trong tù là ám ảnh hơn cả'

Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…
***
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thắng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng  (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?

Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.

Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù ìoong" cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?

… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?

- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.

- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừng phạt.

Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại: 
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?

Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.

- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?

Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…

Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".

- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.

Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?

Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.

Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…

Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày. 

Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.

Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.

Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?

Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.

Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…

Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…

Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.

Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.

Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.

Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.

Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.

Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…

Trong số bao nhiêu nhân vật tù đã được nổi tiếng nhờ tiểu thuyết hóa, người bạn tù của Tuân Nguyễn chỉ là hạt bụi bay qua so với những tác phẩm đồ sộ để đời ấy, mấy ai biết đến nhà thơ Tuân Nguyễn và mấy ai biết hơn về người bạn tù bí ẩn của ông.Người ta ấn tượng cách ông già của Solzennitsyn đầu rụng hết tóc, nhai bánh mỳ bằng lợi hay già Đô của Bùi Ngọc Tấn chết vất vưởng đâu đó trên phố phường Hà Nội khi mãn hạn tù..mình cũng ấn tượng những nhân vật ấy.

 Nhưng hình ảnh người tù xấu xí, nghèo khổ đọc nguyên bản Candide bằng tiếng Pháp khiến mình luôn bị ám ảnh trong đầu, Tuân Nguyễn cả Phùng Quán đều về thiên thu, giá như các cụ ấy còn sống mình cũng cất công đi tìm hỏi người mà các cụ nói ấy là ai.

Tình cờ hôm nọ được cho tập hồi ký của Đức Cha Phao Lô Lê Đắc Trọng mới láng máng biết rằng đó là cha Chính Vinh của nhà thờ lớn Hà Nội, vì can tội không cho chính quyền trang trí trước cửa nhà thờ, cha Chính Vinh bị kết án 3 năm tù, nhưng đi tù mãi chả thấy về , tăm hơi biệt tích, hơn 40 năm sau nhờ bạn tù chỉ dẫn, người thân mới biết nơi cha Chinh Vinh chết để chuyển thi hài ngài về.

Sau này cất công đi hỏi một vài vị cao tuổi nữa, mới càng khẳng định chính xác là Cha Chính Vinh. Đúng như lời Tuân Nguyễn nói, đây là chất liệu vàng ròng cho các nhà văn. Tuân Nguyễn thì mất rồi, liệu ai tiếp nối ước nguyện của ông để khai thác những chất liệu quý báu như thế này không.