VietCatholic News (26 Jan 2011 11:27)
Đất trời đang giao thời chuyển từ mùa đông giá rét sang tiết xuân âm áp. Như vậy là một năm nữa sắp qua đi! Những lo lắng, những gian lao, những bươn chải của năm củ đã khép lại. Giờ là lúc chúng ta “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Giờ là lúc ta được nghỉ ngơi, vui thỏa. Giờ là lúc chúng ta sum vầy, đoàn viên.
Trong không khí này, bài viết xin chia sẻ vài tâm tình về ngày Tết cổ truyền người Việt.
1. Không khí đón tết
Tôi thích không khí đón tết hơn là không khí tết. Bởi 3 ngày xuân, bên cạnh niềm vui còn có nỗi lo nơm nớp vì sợ…hết tết. Không khí đón tết, niềm háo hức bóc từng tờ lịch để mong chờ ngày tết đến thật tuyệt vời. Cuộc sống như dài thêm, niềm vui sống và làm việc như tăng thêm trong những ngày này. Nói về không khí đón tết, tôi điểm qua một số nét chính sau:
Tảo mộ. "Tảo mộ" theo từ hán việt nghĩa là sửa sang lại mộ cho mới! Theo phong tục tập quán của người Việt nam ta, hàng năm cứ đến tháng 12 âm lịch thì nhà nhà kéo nhau đi tảo mộ. Sau khi sửa sang lại mộ chí thì khấn mời tổ tiên về ăn tết với con cháu! Ngày xưa, các nấm mồ được đắp bằng đất nên chỉ sau một thời gian ngắn cỏ mọc um tùm. Cỏ mọc nên cần phát quang, dọn dẹp. Ngay nay, ngôi mộ đã được bê tông hóa nên việc tảo mộ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Quê tôi nói riêng và người công giáo Việt Nam nói chung, tối thiểu có hai dịp “tảo mộ” trong năm là trước tháng Linh hồn (tháng 11) và trước ngày tết nguyên đán. Như đã nói, do ngôi mộ đã được bê tông hóa nên dịp này con cháu chỉ phải nhổ vài cây cỏ, lau chùi ít bụi bám trên nấm mộ, cắm hoa và đặc biệt nhất là thắp hương cho người quá cố. Nơi giáo xứ tôi sinh sống và các vùng lân cận thường có một thánh lễ khá đặc biệt, rất trang trọng và xúc động vào chiều mồng 2 Tết – ngày kính nhớ tổ tiên tại nghĩa trang. Cũng cần phải nói thêm rằng, trước đây, khi đạo công giáo mới du nhập vào Việt Nam, do hiểu nhầm nên những người bài công giáo đưa việc kính nhớ tổ tiên để tẩy chay tôn giáo này! Do vậy, một thời gian dài, nhiều người vẫn không có thiện cảm với đạo công giáo. Việc dành hẳn một trong ba ngày Tết – đặc biệt nguyên cả tháng 11, tháng linh hồn để chúng ta tưởng nhớ tổ tiên, cầu nguyện cho người đã chết là nét đẹp đầy tính nhân văn, là câu trả lời cho sự hoài nghi trên.
Dọn nhà cửa. Song song với việc tảo mộ - ngôi nhà của kẻ đã khuất, việc dọn nhà cửa của người sống cũng luôn được chú trọng. Nhà người Việt thường không rộng, lại là tam tứ đại đồng đường – nhiều thế hệ, nhiều người chung sống dưới một mái nhà. Chính vì thế, nhà cửa thường rất bề bộn, không ngăn nắp. Thôi thì thời thế, thế thời thời phải thế! Nhưng đó là chuyện trong năm, còn dịp Tết thì phải khác. Những ngày giáp Tết nhà nào cũng tất bật dọn dẹp trong nhà ngoài ngõ. Cánh đàn ông thì sơn phết lại tường, lau chùi mạng nhện, kê lại bàn ghế…Cánh chị em thì tổng vệ sinh, lau chùi ly chén rồi trang hoàng lại ngôi nhà cho đẹp mắt. Gom nhặt rác thải, vật dụng không cần thiết rồi đem đốt. Về các vùng quê những ngày này chúng ta hay thấy bàng bạc một màu khói trắng. Một không khí rất riêng nhưng cũng rất đặc trưng của các vùng nông thôn. Hồi ức mùi khói này đã làm cay xè ánh mắt của những người xa xứ những ngày Xuân về!
Chợ Tết. Không khí tết thể hiện rõ nhất là văn hóa chợ tết. Cho dù kinh tế khó khăn hay bão giá, siêu bão giá mọi người, mọi nhà đều phải mua sắm tết. Tết về vai mẹ thường oằn thêm một chút, tóc mẹ bạc thêm nhiều sợi. Bởi tết có lẽ là dịp mẹ phải lao trí, lao lực nhất. Mẹ phải tính toán để đảm bảo thức ăn ngon cho cả gia đình trong ngày tết. Mẹ phải toan tính để mua cho các thành viên trong gia đình mỗi người một bộ đồ mới. Me vừa phải lo chi phí ngày xuân vừa phải cân đối chi phí cho cả 365 ngày sắp tới! Tôi còn nhớ, những ngày cận Tết ở Việt Nam mẹ ngày nào cũng phải đi chợ. Mẹ hay nói đùa “mua hết chợ rồi mà thấy vẫn còn thiếu”. Thế mới hiểu được tình mẹ bao la, thế mới biết được giá trị của cuộc sống. Nhắc đến vấn đề này lại nhớ bài thơ Chợ tết nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ:
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
…Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
Pháo Tết. Tôi còn nhớ không khí của những đêm ba mươi tiếng pháo râm ran trong ngõ ngoài phố. Khắp không gian hương trầm quyện với khói pháo tạo nên một mùi hương nồng nàn, xao xuyến. Sáng mùng một tết, nằm trong chăn nghe tiếng pháo lác đác xa gần, ra đường xác pháo đỏ vương khắp nơi, tiếng trẻ con nô đùa nghịch pháo làm cho những kẻ thích ngủ nướng cũng phải bung chăn mà thức dậy. Tất cả làm nên một không khí đặc trưng mà chỉ ngày tết mới có. Từ năm 1994, theo quy định của Chính Phủ, lệnh cấm đốt pháo đã được ban hành. Ừ thì luật thì phải thi hành nhưng vẫn thấy đâu đây cảm giác luyến tiếc, hoài cổ.
Ngoài những điều trên, không khí đón tết còn phải kể thêm như không khí đêm giao thừa, tiệc tất niên, mùi hương, mùi bánh tét…
2. Ẩm thực ngày Tết
Người Việt khá thực tế, họ luôn xác định “có thực mới vực được đạo”. Tết là lễ hội nhưng họ cũng không quên đến chuyện ăn uống. Với người Việt, ăn tết luôn chú ý đến vấn đề an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới. Ẩm thực truyền thống của ngày tết cổ truyền là bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, các loại bánh gia truyền và rượu…Đó là cái nền chung. Khi tìm hiểu từng vùng miền của đất nuớc, chúng ta sẽ thấy có vô vàn phong vị tết hiện ra thật đặc sắc, lôi cuốn. Chúng tôi điểm qua đặc sản của ba vùng miền.
Đến Sa Pa, trong cái lạnh tê tái, bạn sẽ có dịp lót dạ bằng một gói xôi gấc đỏ ửng, ngọt lịm. Nơi đây còn có món trứng vịt... nướng mà có cố tìm đến mấy cũng không có ở dưới xuôi. Nhưng thú vị nhất vẫn là món thịt lợn xông khói của bà con người dân tộc Dao đỏ ở trong bản Tả Phìn. Nếu gặp may sẽ được họ mời một bữa cơm tết thịnh soạn với “thịt lợn rừng cắp nách” hay thịt hoẵng. Ngoài ra, nơi đây còn có các món rau như: ngồng su hào, đọt su su luộc ngọt lừ.
Về Cần Thơ có món chả lụa, lạp xưởng, tôm khô, củ kiệu chua - nhất là những đòn bánh tét lá cẩm tím. Cần Thơ cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ thường gói bánh chưng, bánh tét bằng nhân chuối, đậu đỏ hoặc nhân đỗ xanh có vị ngọt. Món ăn vẫn được xem là thực đơn vĩnh cửu trong mâm cơm ngày Tết của người Nam bộ là món canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo kho rệu, nhà khá giả có thêm thịt gà luộc xé phay trộn gỏi, đĩa bì cuốn. Nhiều người nhận xét, trong mâm cơm ngày Tết có hết thảy các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Năm vị này tượng trưng cho ngũ hành vần xoay.
Nói đến văn hóa ẩm thực là nói đến Huế. Ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê (phu thê), bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mận... Các món ăn mặn cũng được các mệ, các o chuẩn bị chu đáo từ vài hôm trước tết. Trong các món ăn, dưa món là thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng đem phơi săn trộn với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước tết độ vài tuần lễ cho ngấm. Ngoài ra, danh mục ẩm thực tết nơi đây còn có các món chả tôm, nem bò lụi, chả da, xà lách gân bò, chả tré, hành dầm dấm, chả lụa...
Cùng với thức ăn, trên bàn ăn ngày tết cũng không thể thiếu các thức uống. Người trẻ thì nâng chén rượu, ly bia. Rượu phổ biến là rượu trắng, rượu nếp và rượu thuốc. Ngày nay, các loại bia đang chiếm ưu thế trong thực đơn ngày Tết. Các nhà khá giả thì có thêm rượu ngoại. Dịp này, các cụ già ngồi lại bên nhau ôn chuyện củ và nhâm nhi chén trà
3. Chúc tết hay mừng tuổi?
Lâu nay, có hai khái niệm hay bị sử dụng nhầm lẫn là “Mừng tuổi” và “chúc tết”. Rất nhiều con – cháu, khi chúc tết cha mẹ, ông bà đều nói “chúng con mừng tuổi ông bà/cha mẹ”. Thực ra, đây là một ngộ nhận đáng tiếc! Chỉ có ông bà, cha mẹ (bậc trên, hơn tuổi) mới mừng tuổi cho con cháu: mong cháu con thêm một tuổi thêm lớn khôn, thêm trưởng thành. Do vậy, con cháu phải chúc tết ông bà cha mẹ chứ không phải mừng tuổi. Tâm lý thường tình, khi con người về già, ai cũng sợ năm hết tết đến vì thêm một năm mới đến là giảm một năm được vui sống với cháu con!
Nhắc đến chuyện chúc tết, mừng tuổi cũng là nhắc đến các câu chúc tết. Tết nhất, người ta hay chúc nhau sức khỏe, giàu sang và thành đạt. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cùng bấy nhiêu nội dung nhưng những câu chúc đó đã được các thế hệ tiếp tục “nhuận sắc” thêm, trau chuốt thêm về lời văn, bồi đắp thêm yếu tố thời cuộc, cụ thể hơn về lời chúc. Chúng tôi điểm qua một số câu “ấn tượng” như:
1. Trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc.
2. Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!
3. Tống cựu nghênh tân. Vạn sự cát tường. Toàn gia an phúc!
4. Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho tròn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý.
5. Chúc bạn năm mới làm ăn tấn tới, nhiều tiền nhiều bạc để... cho tui vay!
6. Ngàn lần như ý. Vạn lần như mơ. Triệu sự bất ngờ. Tỷ lần hạnh phúc.
7. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường!
8. Năm Mão sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!
9. 10. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.
11. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều!
12. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong... tất cả mọi lĩnh vực.
13. Chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng.
14. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như... heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như đàn châu chấu tràn về.
15. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc vui vẻ!
16. Năm hết tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la, một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai, sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. An lành thịnh vượng!
17. Chúc bạn 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý.
18. Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!
Câu đối tết. Câu đối ngày xuân là thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà. Chính vì thế, ngày xuân nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày tết chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn, và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác. Câu đối tết thường viết vào giấy màu đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, phù hợp với không khí thiêng liêng của ngày tết cổ truyền. Màu đỏ chống được hơi sương, cái khí ẩm của mùa đông buốt giá. Những người chơi câu đối lâu năm khi chọn câu đối là cả một quá tình nghệ thuật. Câu đối thường gắn liền với hình ảnh ông đồ già. Xin điểm qua một số câu đối “vang bóng một thời”.
Tối ba mươi khép cánh Càn Khôn, nịch thật chặt kẻo Ma vương đưa quỷ tới/Sáng mồng một lỏng then Tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào. Câu đối này trông có vẻ bác học, nào là Càn Khôn, nào là Tạo hóa, nhưng vẫn có cái nghịch ngầm của các cụ - khi sử dụng hình ảnh thiếu nữ đón xuân vào.
Nguyễn Khuyến có một câu đối nói được cả cái cảnh nhà bần hàn, nhưng lòng vẫn phơi phới sắc xuân khi đón tết – một bức tranh thật của gia đình ông cũng như nhiều gia đình làng quê Việt Nam bao đời nay: Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa/Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. Ngoài câu này, Nguyễn Khuyến còn được mọi người nhắc đến bởi câu đối: Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái/Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân (Nguyễn Khuyến).
Tết là ngày vui nhưng cũng có những câu đối chua chát, kiểu như cụ Tế Xương: Thiên hạ xám rồi, còn đốt pháo/Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi. Vẫn hình ảnh ngày Tết, pháo đỏ, vôi bôi trước cửa đuổi tà ma, nhưng đọc lên nghe chua chát, cay nghiệt… Nghe như cuộc đời thực của các nhà nho bất phùng thời!
Có thể xem các câu đối trên là câu đối chơi, câu đối phi chính thống. Đây là một số câu đối chính thống – những câu đối được dán bên bàn thờ: Phước thâm tự hải/Lộc cao như sơn hay Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ/Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.
Chơi xuân. Sẽ thiếu sót khi nhắc đến tết mà không nói đến các trò chơi ngày xuân. Các dân tộc như Mường, Tày, H’mông, Thái…nổi tiếng với trò chơi ném còn. Với người Việt, kho tàng trò chơi xuân cũng rất phong phú, có thể kể đến như đánh đu, đánh đáo, tổ tôm, cờ cá ngựa, cờ tướng – cờ người, chọi gà, đấu vật…sau này còn có thêm các trò chơi lô tô, xì dzách, tôm cua cá bầu…Xin điểm lại một trò chơi rất phổ biến những năm 80 của thế kỷ trước, đó là trò đánh đáo. Đây là trò chơi rất phổ biến ở các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích (dù chỉ là rất ít). Trò chơi được diễn ra trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván...
Lì xì tết. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Theo nhà nghiên cứu Cao Sơn thì: “Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam, "lì xì" được hiểu một cách đơn giản là "tiền mừng tuổi ". Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc người nhận quanh năm sung mãn, may mắn. Như vậy, khi lì xì, ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc con cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Tiếc là hiện nay văn hóa lì xì đang bị nhiều người lợi dụng, làm biến tướng, làm giảm đi ít nhiều giá trị của nét văn hóa này.
***
Tết là dịp để “ôn cố tri tân”. Xin ghi lại vài dòng tản mạn có tính chất hồi tưởng, hồi cố để mong gặp sự đồng cảm nơi những người cao niên, để như một sự mời gọi, nhắc nhớ cho người trẻ. Ước mong sao cuộc sống sẽ thay đổi nhưng những giá trị truyền thống, linh thiêng của ngày tết cổ truyền vẫn được bảo lưu và gìn giữ.
Trong không khí này, bài viết xin chia sẻ vài tâm tình về ngày Tết cổ truyền người Việt.
1. Không khí đón tết
Tôi thích không khí đón tết hơn là không khí tết. Bởi 3 ngày xuân, bên cạnh niềm vui còn có nỗi lo nơm nớp vì sợ…hết tết. Không khí đón tết, niềm háo hức bóc từng tờ lịch để mong chờ ngày tết đến thật tuyệt vời. Cuộc sống như dài thêm, niềm vui sống và làm việc như tăng thêm trong những ngày này. Nói về không khí đón tết, tôi điểm qua một số nét chính sau:
Tảo mộ. "Tảo mộ" theo từ hán việt nghĩa là sửa sang lại mộ cho mới! Theo phong tục tập quán của người Việt nam ta, hàng năm cứ đến tháng 12 âm lịch thì nhà nhà kéo nhau đi tảo mộ. Sau khi sửa sang lại mộ chí thì khấn mời tổ tiên về ăn tết với con cháu! Ngày xưa, các nấm mồ được đắp bằng đất nên chỉ sau một thời gian ngắn cỏ mọc um tùm. Cỏ mọc nên cần phát quang, dọn dẹp. Ngay nay, ngôi mộ đã được bê tông hóa nên việc tảo mộ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Quê tôi nói riêng và người công giáo Việt Nam nói chung, tối thiểu có hai dịp “tảo mộ” trong năm là trước tháng Linh hồn (tháng 11) và trước ngày tết nguyên đán. Như đã nói, do ngôi mộ đã được bê tông hóa nên dịp này con cháu chỉ phải nhổ vài cây cỏ, lau chùi ít bụi bám trên nấm mộ, cắm hoa và đặc biệt nhất là thắp hương cho người quá cố. Nơi giáo xứ tôi sinh sống và các vùng lân cận thường có một thánh lễ khá đặc biệt, rất trang trọng và xúc động vào chiều mồng 2 Tết – ngày kính nhớ tổ tiên tại nghĩa trang. Cũng cần phải nói thêm rằng, trước đây, khi đạo công giáo mới du nhập vào Việt Nam, do hiểu nhầm nên những người bài công giáo đưa việc kính nhớ tổ tiên để tẩy chay tôn giáo này! Do vậy, một thời gian dài, nhiều người vẫn không có thiện cảm với đạo công giáo. Việc dành hẳn một trong ba ngày Tết – đặc biệt nguyên cả tháng 11, tháng linh hồn để chúng ta tưởng nhớ tổ tiên, cầu nguyện cho người đã chết là nét đẹp đầy tính nhân văn, là câu trả lời cho sự hoài nghi trên.
Dọn nhà cửa. Song song với việc tảo mộ - ngôi nhà của kẻ đã khuất, việc dọn nhà cửa của người sống cũng luôn được chú trọng. Nhà người Việt thường không rộng, lại là tam tứ đại đồng đường – nhiều thế hệ, nhiều người chung sống dưới một mái nhà. Chính vì thế, nhà cửa thường rất bề bộn, không ngăn nắp. Thôi thì thời thế, thế thời thời phải thế! Nhưng đó là chuyện trong năm, còn dịp Tết thì phải khác. Những ngày giáp Tết nhà nào cũng tất bật dọn dẹp trong nhà ngoài ngõ. Cánh đàn ông thì sơn phết lại tường, lau chùi mạng nhện, kê lại bàn ghế…Cánh chị em thì tổng vệ sinh, lau chùi ly chén rồi trang hoàng lại ngôi nhà cho đẹp mắt. Gom nhặt rác thải, vật dụng không cần thiết rồi đem đốt. Về các vùng quê những ngày này chúng ta hay thấy bàng bạc một màu khói trắng. Một không khí rất riêng nhưng cũng rất đặc trưng của các vùng nông thôn. Hồi ức mùi khói này đã làm cay xè ánh mắt của những người xa xứ những ngày Xuân về!
Chợ Tết. Không khí tết thể hiện rõ nhất là văn hóa chợ tết. Cho dù kinh tế khó khăn hay bão giá, siêu bão giá mọi người, mọi nhà đều phải mua sắm tết. Tết về vai mẹ thường oằn thêm một chút, tóc mẹ bạc thêm nhiều sợi. Bởi tết có lẽ là dịp mẹ phải lao trí, lao lực nhất. Mẹ phải tính toán để đảm bảo thức ăn ngon cho cả gia đình trong ngày tết. Mẹ phải toan tính để mua cho các thành viên trong gia đình mỗi người một bộ đồ mới. Me vừa phải lo chi phí ngày xuân vừa phải cân đối chi phí cho cả 365 ngày sắp tới! Tôi còn nhớ, những ngày cận Tết ở Việt Nam mẹ ngày nào cũng phải đi chợ. Mẹ hay nói đùa “mua hết chợ rồi mà thấy vẫn còn thiếu”. Thế mới hiểu được tình mẹ bao la, thế mới biết được giá trị của cuộc sống. Nhắc đến vấn đề này lại nhớ bài thơ Chợ tết nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ:
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
…Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
Pháo Tết. Tôi còn nhớ không khí của những đêm ba mươi tiếng pháo râm ran trong ngõ ngoài phố. Khắp không gian hương trầm quyện với khói pháo tạo nên một mùi hương nồng nàn, xao xuyến. Sáng mùng một tết, nằm trong chăn nghe tiếng pháo lác đác xa gần, ra đường xác pháo đỏ vương khắp nơi, tiếng trẻ con nô đùa nghịch pháo làm cho những kẻ thích ngủ nướng cũng phải bung chăn mà thức dậy. Tất cả làm nên một không khí đặc trưng mà chỉ ngày tết mới có. Từ năm 1994, theo quy định của Chính Phủ, lệnh cấm đốt pháo đã được ban hành. Ừ thì luật thì phải thi hành nhưng vẫn thấy đâu đây cảm giác luyến tiếc, hoài cổ.
Ngoài những điều trên, không khí đón tết còn phải kể thêm như không khí đêm giao thừa, tiệc tất niên, mùi hương, mùi bánh tét…
2. Ẩm thực ngày Tết
Người Việt khá thực tế, họ luôn xác định “có thực mới vực được đạo”. Tết là lễ hội nhưng họ cũng không quên đến chuyện ăn uống. Với người Việt, ăn tết luôn chú ý đến vấn đề an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới. Ẩm thực truyền thống của ngày tết cổ truyền là bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, các loại bánh gia truyền và rượu…Đó là cái nền chung. Khi tìm hiểu từng vùng miền của đất nuớc, chúng ta sẽ thấy có vô vàn phong vị tết hiện ra thật đặc sắc, lôi cuốn. Chúng tôi điểm qua đặc sản của ba vùng miền.
Đến Sa Pa, trong cái lạnh tê tái, bạn sẽ có dịp lót dạ bằng một gói xôi gấc đỏ ửng, ngọt lịm. Nơi đây còn có món trứng vịt... nướng mà có cố tìm đến mấy cũng không có ở dưới xuôi. Nhưng thú vị nhất vẫn là món thịt lợn xông khói của bà con người dân tộc Dao đỏ ở trong bản Tả Phìn. Nếu gặp may sẽ được họ mời một bữa cơm tết thịnh soạn với “thịt lợn rừng cắp nách” hay thịt hoẵng. Ngoài ra, nơi đây còn có các món rau như: ngồng su hào, đọt su su luộc ngọt lừ.
Về Cần Thơ có món chả lụa, lạp xưởng, tôm khô, củ kiệu chua - nhất là những đòn bánh tét lá cẩm tím. Cần Thơ cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ thường gói bánh chưng, bánh tét bằng nhân chuối, đậu đỏ hoặc nhân đỗ xanh có vị ngọt. Món ăn vẫn được xem là thực đơn vĩnh cửu trong mâm cơm ngày Tết của người Nam bộ là món canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo kho rệu, nhà khá giả có thêm thịt gà luộc xé phay trộn gỏi, đĩa bì cuốn. Nhiều người nhận xét, trong mâm cơm ngày Tết có hết thảy các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Năm vị này tượng trưng cho ngũ hành vần xoay.
Nói đến văn hóa ẩm thực là nói đến Huế. Ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê (phu thê), bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mận... Các món ăn mặn cũng được các mệ, các o chuẩn bị chu đáo từ vài hôm trước tết. Trong các món ăn, dưa món là thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng đem phơi săn trộn với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước tết độ vài tuần lễ cho ngấm. Ngoài ra, danh mục ẩm thực tết nơi đây còn có các món chả tôm, nem bò lụi, chả da, xà lách gân bò, chả tré, hành dầm dấm, chả lụa...
Cùng với thức ăn, trên bàn ăn ngày tết cũng không thể thiếu các thức uống. Người trẻ thì nâng chén rượu, ly bia. Rượu phổ biến là rượu trắng, rượu nếp và rượu thuốc. Ngày nay, các loại bia đang chiếm ưu thế trong thực đơn ngày Tết. Các nhà khá giả thì có thêm rượu ngoại. Dịp này, các cụ già ngồi lại bên nhau ôn chuyện củ và nhâm nhi chén trà
3. Chúc tết hay mừng tuổi?
Lâu nay, có hai khái niệm hay bị sử dụng nhầm lẫn là “Mừng tuổi” và “chúc tết”. Rất nhiều con – cháu, khi chúc tết cha mẹ, ông bà đều nói “chúng con mừng tuổi ông bà/cha mẹ”. Thực ra, đây là một ngộ nhận đáng tiếc! Chỉ có ông bà, cha mẹ (bậc trên, hơn tuổi) mới mừng tuổi cho con cháu: mong cháu con thêm một tuổi thêm lớn khôn, thêm trưởng thành. Do vậy, con cháu phải chúc tết ông bà cha mẹ chứ không phải mừng tuổi. Tâm lý thường tình, khi con người về già, ai cũng sợ năm hết tết đến vì thêm một năm mới đến là giảm một năm được vui sống với cháu con!
Nhắc đến chuyện chúc tết, mừng tuổi cũng là nhắc đến các câu chúc tết. Tết nhất, người ta hay chúc nhau sức khỏe, giàu sang và thành đạt. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cùng bấy nhiêu nội dung nhưng những câu chúc đó đã được các thế hệ tiếp tục “nhuận sắc” thêm, trau chuốt thêm về lời văn, bồi đắp thêm yếu tố thời cuộc, cụ thể hơn về lời chúc. Chúng tôi điểm qua một số câu “ấn tượng” như:
1. Trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc.
2. Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!
3. Tống cựu nghênh tân. Vạn sự cát tường. Toàn gia an phúc!
4. Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho tròn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý.
5. Chúc bạn năm mới làm ăn tấn tới, nhiều tiền nhiều bạc để... cho tui vay!
6. Ngàn lần như ý. Vạn lần như mơ. Triệu sự bất ngờ. Tỷ lần hạnh phúc.
7. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường!
8. Năm Mão sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!
9. 10. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.
11. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều!
12. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong... tất cả mọi lĩnh vực.
13. Chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng.
14. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như... heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như đàn châu chấu tràn về.
15. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc vui vẻ!
16. Năm hết tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la, một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai, sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. An lành thịnh vượng!
17. Chúc bạn 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý.
18. Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!
Câu đối tết. Câu đối ngày xuân là thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà. Chính vì thế, ngày xuân nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày tết chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn, và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác. Câu đối tết thường viết vào giấy màu đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, phù hợp với không khí thiêng liêng của ngày tết cổ truyền. Màu đỏ chống được hơi sương, cái khí ẩm của mùa đông buốt giá. Những người chơi câu đối lâu năm khi chọn câu đối là cả một quá tình nghệ thuật. Câu đối thường gắn liền với hình ảnh ông đồ già. Xin điểm qua một số câu đối “vang bóng một thời”.
Tối ba mươi khép cánh Càn Khôn, nịch thật chặt kẻo Ma vương đưa quỷ tới/Sáng mồng một lỏng then Tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào. Câu đối này trông có vẻ bác học, nào là Càn Khôn, nào là Tạo hóa, nhưng vẫn có cái nghịch ngầm của các cụ - khi sử dụng hình ảnh thiếu nữ đón xuân vào.
Nguyễn Khuyến có một câu đối nói được cả cái cảnh nhà bần hàn, nhưng lòng vẫn phơi phới sắc xuân khi đón tết – một bức tranh thật của gia đình ông cũng như nhiều gia đình làng quê Việt Nam bao đời nay: Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa/Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. Ngoài câu này, Nguyễn Khuyến còn được mọi người nhắc đến bởi câu đối: Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái/Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân (Nguyễn Khuyến).
Tết là ngày vui nhưng cũng có những câu đối chua chát, kiểu như cụ Tế Xương: Thiên hạ xám rồi, còn đốt pháo/Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi. Vẫn hình ảnh ngày Tết, pháo đỏ, vôi bôi trước cửa đuổi tà ma, nhưng đọc lên nghe chua chát, cay nghiệt… Nghe như cuộc đời thực của các nhà nho bất phùng thời!
Có thể xem các câu đối trên là câu đối chơi, câu đối phi chính thống. Đây là một số câu đối chính thống – những câu đối được dán bên bàn thờ: Phước thâm tự hải/Lộc cao như sơn hay Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ/Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.
Chơi xuân. Sẽ thiếu sót khi nhắc đến tết mà không nói đến các trò chơi ngày xuân. Các dân tộc như Mường, Tày, H’mông, Thái…nổi tiếng với trò chơi ném còn. Với người Việt, kho tàng trò chơi xuân cũng rất phong phú, có thể kể đến như đánh đu, đánh đáo, tổ tôm, cờ cá ngựa, cờ tướng – cờ người, chọi gà, đấu vật…sau này còn có thêm các trò chơi lô tô, xì dzách, tôm cua cá bầu…Xin điểm lại một trò chơi rất phổ biến những năm 80 của thế kỷ trước, đó là trò đánh đáo. Đây là trò chơi rất phổ biến ở các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích (dù chỉ là rất ít). Trò chơi được diễn ra trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván...
Lì xì tết. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Theo nhà nghiên cứu Cao Sơn thì: “Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam, "lì xì" được hiểu một cách đơn giản là "tiền mừng tuổi ". Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc người nhận quanh năm sung mãn, may mắn. Như vậy, khi lì xì, ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc con cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Tiếc là hiện nay văn hóa lì xì đang bị nhiều người lợi dụng, làm biến tướng, làm giảm đi ít nhiều giá trị của nét văn hóa này.
***
Tết là dịp để “ôn cố tri tân”. Xin ghi lại vài dòng tản mạn có tính chất hồi tưởng, hồi cố để mong gặp sự đồng cảm nơi những người cao niên, để như một sự mời gọi, nhắc nhớ cho người trẻ. Ước mong sao cuộc sống sẽ thay đổi nhưng những giá trị truyền thống, linh thiêng của ngày tết cổ truyền vẫn được bảo lưu và gìn giữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét