Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Sự tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa

Có ai đó nói rằng “hãy đi đến tận cùng của sự tuyệt vọng để thấy nó cũng đẹp như một bông hoa…”. Cuộc sống luôn tạo ra những bất ngờ, kể cả trong khổ đau và tuyệt vọng vẫn sẽ có những điều kỳ diệu dành cho mỗi người; miễn là con người ta có đủ bình tĩnh, tỉnh táo để nhận ra, khám phá được bông hoa nở phía tận cùng của tuyệt vọng hay không mà thôi…

Tôi đứng trên sân thượng toà chung cư 9 tầng, gió lồng lộng thổi vào mặt. Tôi không biết mình đã làm sai điều gì, tất cả mọi thứ đang quay lưng với tôi, hình như không một ai trên thế giới này có thể hiểu được tôi.

Nỗi đau của tôi quá lớn. Không ai… phải, không ai có thể chia sẻ được với tôi. Tôi đau xót vì thấy mình thật cô đơn. Tôi muốn mình thoát khỏi tình trạng này, tôi đã chịu quá nhiều đau khổ rồi.

Thế nên tôi quyết định… nhảy xuống. Có lẽ đó là cách duy nhất giải thoát tôi khỏi muộn phiền…

Ngang qua tầng 9, tôi nhìn thấy gương mặt sưng húp của người phụ nữ ấy. Bà là y tá của một phòng mạch tư. Bao nhiêu tiền kiếm được đều được lão chồng tệ bạc nướng vào sòng bạc. Không biết bao nhiêu lần hắn “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với bà. Vậy là hôm nay, bà lại vừa hứng chịu một cơn thịnh nộ.

Tầng 8… cái dáng khắc khổ của ông lão cô đơn. Ông ở chung cư này đã lâu rồi, hằng tháng đều có tiền trợ cấp nhưng tuyệt nhiên không một ai đến thăm ông. Ngày ngày ông vẫn lục lọi trong hộp thư của mình rồi lặng lẽ trở lên tay không. Vậy là hôm nay, ông vẫn chẳng có thư.

Tầng 7, cậu sinh viên vẫn đang cắm cúi vào trang việc làm của tờ tạp chí. Tốt nghiệp với bảng thành tích không tốt lắm, thế nên mãi mà cậu vẫn chưa tìm được một việc gì tử tế. Gấp tờ báo lại. Vậy là hôm nay… cuộc tìm kiếm của cậu vẫn vô vọng.

Tầng 6, cô gái trẻ vừa chia tay với bạn trai. Tôi từng thấy họ rất thắm thiết bên nhau, rồi chẳng hiểu lý do gì, chàng trai không đến thăm cô nữa. Cô gái ở lì trong phòng, cô không có nhiều bạn. Cô khóc. Vậy là hôm nay, cô vẫn không có gì ngoài một tình yêu đã mất.

Tầng 5, đôi vợ chồng cãi nhau inh ỏi. Cả hai đều là công nhân của nhà máy dệt. Thu nhập không đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, điều đó khiến họ trở nên cáu gắt và nóng giận với tất cả mọi thứ xung quanh. Vậy là hôm nay… họ lại có thêm một trận tranh cãi nảy lửa để tạm quên đi cuộc mưu sinh.

Tầng 4, thằng bé vừa thi trượt đại học. Nó được dạy bảo rằng sẽ không làm được gì nếu không đỗ đại học. Chăm chỉ học hành bấy lâu, kết quả lại không như mong muốn. Nó thẫn thờ đi ra đi vào. Chui vào cái góc nhỏ của nó. Vậy là hôm nay… nó vẫn không tìm thấy một điều gì mới mẻ cho cuộc sống sau này.

Tầng 3, cô gái làng chơi tỉnh dậy sau một đêm bù khú. Thân con gái đem ra làm trò vui, có ai muốn đâu nhưng vì cái ăn nên phải thế. Cô khoác lên mình cái áo mỏng tang, chuẩn bị cho một đêm bất tận. Chẳng ai yêu thương cô, cô cũng chẳng quan tâm, đời nó bạc là thế. Vậy là hôm nay… cô lại tiếp tục cái kiếp “vợ của thiên hạ”.

Tầng 2, ông giáo nghèo mệt mỏi nằm vật ra sàn. Những tưởng dạy học là một nghề thanh cao nhưng đời sống đạo đức suy tàn khiến ông nhận ra mình bất lực. Chứng kiến lứa học trò mình cố công dạy dỗ lần lượt đi vào băng hoại, ông thở dài ngao ngán. Vậy là hôm nay… ông tiếp tục ray rứt vì vẫn chưa làm tròn thiên chức của một người thầy.

Tầng 1, tay nát rượu la hét ỏm tỏi. Không ai hiểu vì sao hắn cứ say xỉn như thế. Chưa bao giờ nhìn thấy hắn tỉnh, mà có lẽ cũng chẳng bao giờ hắn tỉnh. Vùi đầu bên ly rượu, cuộc đời hắn cũng chông chênh như bước chân khi say của hắn. Vậy là hôm nay… hắn vẫn không tỉnh được…

Tầng trệt… đột nhiên tôi nhận ra, mỗi người trong chúng ta đều có những vấn đề riêng của mình. Và khi chứng kiến hoàn cảnh của người khác, tôi nghĩ dường như nỗi đau của mình vẫn chưa đến nỗi tuyệt vọng, rằng mình vẫn chưa phải là người bất hạnh nhất.

Tôi muốn được làm lại nhưng quá trễ rồi, mặt đất đã ở trước mắt…

Tầng1, tầng 2, tầng 3… mọi người ùa ra vây quanh tôi. Ai đó thốt lên: “Đây là người sống cùng chung cư với chúng ta mà”, “chắc tuyệt vọng lắm nên mới như thế”… Họ đứng đó, nhìn vào tôi và có lẽ họ đang nghĩ: “Hoá ra mình chưa phải là người bất hạnh nhất”.

Thế đấy, đứng trước nỗi đau của mình, ai cũng nghĩ mình thật nhỏ bé và lối thoát duy nhất dường như chính là cái chết. Nhưng tôi tin, chết chỉ là chạy trốn một cách hèn nhát thôi, nó chẳng giải quyết được gì ngoài việc đánh mất tất cả những gì còn lại, mà lẽ ra, với những thứ ấy, biết đâu sẽ làm được tốt hơn. Vì thế phải suy nghĩ kỹ trước khi nhảy xuống…

Tôi bừng tỉnh, chỉ là một giấc mơ… Thật tốt vì ít ra tôi vẫn còn cơ hội. Mặt trời vẫn sáng, tôi mỉm cười, bắt đầu tìm cho mình một lối đi, không bao giờ là quá muộn khi học được cách bước trên nỗi đau.

Sưu tầm

Tôi cầu xin Chúa


Tôi xin Chúa hãy cất khỏi tôi những đau khổ.
Chúa trả lời không. Không phải Ta là người cất bỏ nó đi, nhưng chính con phải từ bỏ nó. 



Tôi xin Chúa hãy chữa lành cho đứa con tàn tật của tôi được toàn vẹn.
Chúa trả lời không. Linh hồn của nó thì vẹn toàn, và thân xác của nó chỉ là tạm bợ mà thôi. 

Tôi xin Chúa hãy ban cho tôi sự kiên nhẫn.
Chúa trả lời không. Kiên nhẫn là kết quả từ những gian khổ; không phải là ban cho, nhưng là gặt hái được. 

Tôi xin Chúa hãy ban cho tôi hạnh phúc.
Chúa trả lời không. Ta chỉ ban cho con hồng ân. Hạnh phúc thì tùy thuộc vào nơi con. 

Tôi xin Chúa cho tôi được thoát khỏi đau khổ.
Chúa trả lời không. Ðau khổ làm cho con xa cách với thế giới, nhưng đưa con lại gần với ta hơn. 

Tôi xin Chúa cho tâm trí tôi được lớn mạnh.
Chúa trả lời không. Chính con phải tự lớn lên, nhưng ta sẽ cắt tỉa để con được trổ sinh hoa trái. 

Tôi xin Chúa hãy ban cho tôi tất cả mọi thứ để tôi vui hưởng cuộc đời.
Chúa trả lời không. Ta cho con sự sống để con có thể vui hưởng được tất cả. 

Tôi xin Chúa hãy giúp tôi yêu thương người khác giống như Ngài đã yêu tôi.
Chúa trả lời... Ah! cuối cùng thì con đã có được ý muốn đó.
Nếu con yêu Chúa, con hãy đem tình yêu này đến với mười người khác, và với người đã đem tình yêu đó đến với con.

I asked God

I asked God to take away my pain.
God said, No. It is not for me to take away, but for you to give it up.

I asked God to make my handicapped child whole.
God said, No. Her spirit is whole and her body is only temporary.

I asked God to grant me patience.
God said, No. Patience is a by-product of tribulations; it isn't granted, it is earned.

I asked God to give me happiness.
God said, No.  I give you blessings. Happiness is up to you.

I asked God to spare me pain.
God said, No. Suffering draws you apart from worldly cares and brings you closer to me.

I asked God to make my spirit grow.
God said, No. You must grow on your own, but I will prune you to make you fruitful.

I asked for all things that I might enjoy life.
God said, No.  I will give you life so that you may enjoy all things.

I ask God to help me LOVE others, as much as he loves me.
God said... Ahhhh, finally you have the idea.  If you love God, send this to ten people and back to the person that sent it.

Để cho lòng tha thứ tiếp tục hiện hữu

Chuyện "Nghìn lẻ một đêm" của Ba Tư có kể lại một phiên tòa như sau:

Có hai người anh em ruột nọ bắt trói được thủ phạm giết cha mình. Họ lôi kéo tên sát nhân đến trước quan tòa và yêu cầu xử theo luật mắt đền mắt răng đền răng.  Kẻ sát nhân đã dùng đá để ném chết cha của họ, thì hắn cũng phải bị ném đá theo như luật đã quy định...

Trước mặt quan tòa, tên sát nhân đã thú nhận tất cả tội lỗi của mình. Nhưng trước khi bị đem ra xử, hắn chỉ xin một ân huệ, đó là được trở về nhà trong vòng ba ngày để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến một người cháu được ký thác cho hắn trông coi từ nhỏ.  Sau thời hạn đó, hắn sẽ trở lại để chịu xử tử...


Quan tòa xem chừng như không tin ở lời cam kết của tên tử tội.  Giữa lúc quan tòa đang do dự, thì trong đám đông những người tham dự phiên tòa, có một người giơ tay cam kết: "Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của tử tội.  Nếu sau ba ngày, hắn không trở lại, tôi sẽ chết thế thay cho hắn".

Tên tử tội được tự do trong ba ngày để giải quyết việc gia đình.  Sau đúng kỳ hạn ba ngày, giữa lúc mọi người đang chờ đợi để chứng kiến cuộc hành quyết, hắn hiên ngang bước ra giữa pháp trường và dõng dạc tuyên bố: "Tôi đã giải quyết mọi việc trong gia đình.  Giờ đây, đúng theo lời cam kết, tội xin trở lại đây để chịu tội.  Tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi để người ta sẽ không nói: Chữ tín không còn trên mặt đất này nữa".

Sau lời phát biểu dõng dạc của kẻ tử tội, người đàn ông đã đứng ra bảo lãnh cho hắn cũng ra giữa đám đông và tuyên bố: "Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh cho người này, là vì tôi không muốn để cho người ta nói: Lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa".

Sau hai lời tuyên bố trên , đám đông bỗng trở nên thinh lặng.  Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi để thể hiện những gì là cao quý nhất trong lòng người...

Từ giữa đám đông, hai người thanh niên bỗng tiến ra và nói với quan tòa: "Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta sẽ không còn nói: Lòng tha thứ không còn hiện hữu trên mặt đất này nữa".

Pr. Nguyễn Văn Tài

Giã từ Mỹ Dụ

Ngày 28/11/2011 cha JB Phạm Quang Long đã từ giã giáo xứ Mỹ Dụ để vào quản nhiệm trụ sở Giáo phận Vinh tại Saigon. Sau đây là những hình ảnh giáo dân tiển đưa cha xứ của mình.

        Tin liên quan: 

         >> Lm Phạm Quang Long nhận sứ vụ tại Trụ sở Giáo phận Vinh ở Sài Gòn
















Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Xin Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tha thứ!


Hà Văn Thịnh
Bauxite Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây của cộng tác viên quen biết Hà Văn Thịnh, như một một lời bộc bạch riêng tư gửi đến TGM Ngô Quang Kiệt, đồng thời cũng là một tiếng nói tâm tình của cá nhân tác giả với bạn đọc xa gần, để mong được bạn đọc lượng thứ, về một việc làm không phải trước đây của mình. Xin hết sức hoan nghênh thái độ thực sự cầu thị của người đồng nghiệp và cầu mong cho anh mọi điều tốt lành.
Bauxite Việt Nam


Hôm nay (27.9.2011), đọc - nghe từ ABS (blog Anh Ba Sàm), tôi được biết những gì mình viết về TGM ngày nào (đăng trên báo Lao động, nhan đề Đáng rủa sả thay) là một sai lầm  và, ở mức độ nào đó, có thể coi là một tội ác khó có thể biện minh. Tôi muốn cầu xin một sự thứ tha nhưng chắc chắn rằng sự day dứt của lương tâm thì chẳng thể nào nguôi ngoai được..

Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: Sám hối là khởi điểmQua đây, cũng xin nói cho rõ “vụ” này. Hồi ấy, tôi là cộng tác viên thường xuyên của báo Lao động. Viết với đam mê và trách nhiệm thực sự của nghĩ suy là mình luôn bảo vệ cái đúng, chống lại những điều sai (ấu trĩ, ngây ngô, ngu dốt...; để cho độc giả và quý vị xa gần phán xét, mặc nhiên tôi không phàn nàn hay khiếu nại). Một lần, tôi nhận được điện thoại của ông Tô Quang Phán, Phó TBT (nay là Tổng BT Hà Nội mới), nói rằng Tổng GM Ngô Quang Kiệt tuyên bố cầm hộ chiếu Việt Nam thấy nhục nhã, hãy viết ngay một bài bình luận về sự kiện trên...

Nhận được lệnh, với thông tin 8 chữ, tôi viết liền cho kịp bài báo để mai đăng, sau khi đã đọc lại toàn bộ Kinh Thánh. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu nổi, vì sao chỉ sau có mấy tiếng đồng hồ, vừa đọc Kinh Thánh lại vừa viết ra được bài báo tổng hòa và tận cùng của nỗi đau, sự xấu hổ mà không hề có một thoáng mảy may băn khoăn về chuyện đúng, sai? Xem ra, sự đui dốt, thỏa thuê khó tìm thấy giới hạn.


Bây giờ, tôi biết tôi xứng đáng bị rủa sả bởi những lời tàn tệ. Tôi viết bài này để xin một sự thứ tha, chắc rằng Chúa Nhân Từ sẽ tha thứ cho tôi, coi như đó là một tai nạn của lỗi lầm và xuẩn ngốc; nhưng, những bạn đọc yêu mến sự thật và công lý thì chẳng thế, bao giờ...

Điều còn lại sau lời cầu xin này nó dài lắm và khủng khiếp lắm. Tôi đã gần như mất hết niềm tin bởi những gì mà những người có quyền lực đang gieo rắc các nỗi đau có tên gọi khác nhau nhưng giống nhau về bản chất trên khắp đất nước. Được bốn chục tỷ đồng để bay tà tà rồi ngủ yên trong hai lá đơn từ chức, ai cũng muốn như thế, kể cả tôi. Nếu “lừa đảo” hàng chục tỷ đồng dễ hơn húp cháo thì cái “cơ chế” đó là cơ chế gì? Cả Kế toán trưởng của Cục Điện ảnh và Vinashin đều đào tẩu xong rồi mới nghe thấy phát lệnh truy nã trong khi ai cũng biết, nếu thật sự muốn theo dõi – giữ – bắt những tội phạm cỡ ấy, việc trốn thoát còn khó hơn cả lên giời!...

Tôi biết tin vào ai khi những điều sai hầu như đều có bệ đỡ hiệu quả, rỡ ràng? Tôi đã như một kẻ đui mù thách đấu với Tổng GM Ngô Quang Kiệt chỉ bằng cái sinh tử lệnh có 8 chữ, tức là bằng đúng một nửa của 16 chữ vàng cắt dán! Lỗi lầm và đau xót đang được đo bằng sự xa xót ê chề. Tôi chỉ còn biết sùng kính ngước nhìn lên và nói tới hai chữ: Cầu Xin! 

Huế, 28.9.2011.

H.V.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 Lời phát biểu đầy đủ của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt


*

"Đáng rủa sả thay"!

(LĐ) - Việc ông Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt tuyên bố: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam", đã làm cho dư luận vô cùng bức xúc.

Khó có thể cắt nghĩa được việc một vị Tổng Giám mục có học vấn, có địa vị đáng trọng, lại nói về Tổ quốc của chính mình như vậy!

Vì việc làm vi phạm của mình không được chính quyền đáp ứng rồi mượn cớ đó để thoá mạ quê hương là điều không thể chấp nhận được. Những tranh chấp giữa giáo phận Hà Nội về chuyện quyền sở hữu là điều đã và đang được luật pháp phân xử. Đó là chưa nói chuyện đất đai xưa kia của Nhà Chung được Nhà nước chuyển sang làm công trình công ích thì cũng đều là phụng sự ý Chúa.

Trong khi đó, chính quyền đã tạo điều kiện để giáo phận Hà Nội có đám đất rộng rãi khác để xây dựng công trình phục vụ giáo dân, nhưng ông Ngô Quang Kiệt không nhận. Suy cho cùng, tất cả lý tưởng và mục đích thiêng liêng nhất đều nhằm mưu cầu lợi ích cho tất cả mọi người. Từ sự khúc mắc đó mà ông Tổng Giám mục phỉ báng dân tộc thì quả là không tài nào hiểu nổi.

Tổ quốc là Đất mẹ của mỗi người. Không ai có thể lựa chọn được mẹ hay cha cũng như không thể chọn được mảnh đất mà mỗi người đã được chính Thượng đế an bài. Câu mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã khẳng định rằng "Tất cả mọi người đều được Đấng Sáng tạo (Đức Chúa trời) sáng tạo ra một cách bình đẳng" (Every men are created - by The Creator - equal).

Còn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là CHXHCNVN) cũng khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được".

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi soạn bản tuyên ngôn bất hủ đã mặc định rất hiển nhiên sự tôn trọng tôn giáo của Nhà nước Việt Nam mới. Không một ai có thể chối bỏ lẽ phải đó, cũng như không ai có thể vu khống và bịa đặt về sự kỳ thị tôn giáo của Nhà nước Việt Nam XHCN.

Mặt khác, nếu lật lại toàn bộ quá trình gây rối, làm mất trật tự, chiếm đất đai trái phép, thờ tự vô nguyên tắc trái với Kinh Thánh ở 178 Nguyễn Lương Bằng và khu vực gần Nhà Chung (Hà Nội) thì sẽ thấy rất rõ ông Ngô Quang Kiệt là người chủ mưu, cố tình gây chia rẽ, làm mất sự ổn định của công cuộc phát triển của đất nước. Bất kỳ ai đi theo cách làm đó cũng là đi ngược lại ước mong và lợi ích của 86 triệu người dân Việt Nam, trong đó có tất cả những giáo dân chân chính kính Chúa yêu nước!

Về tình cảm, làm thế nào có thể chấp nhận nổi một người "nhục nhã" về dân tộc mình, về mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình? Cựu Ước, phần Phục truyền Luật lệ ký, 27-28 (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2002, tr. 190) viết rằng: Đáng rủa sả thay kẻ nào dời mộc giới của kẻ lân cận mình. Chúa trời chẳng bao giờ đồng tình với cách bao chiếm đất đai của kẻ khác, huống hồ chi là đất đai của một công trình công ích mà không ai là không được hưởng lợi.

Việt Nam trong thế kỷ XX là một trong những điểm sáng rực rỡ nhất của lịch sử dân tộc. Hàng ngàn năm, đất nước hình chữ S gầy guộc bị nhiều quốc gia xâm lược muốn đè bẹp, nhưng không thể khuất phục nổi, không thể bẻ gãy nổi. Là công dân Việt Nam, phải rất tự hào về dân tộc mình mới là hợp đạo. Tại sao Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt lại phải "nhục nhã" với tiên tổ và mảnh đất máu thịt của chính mình?

Có lẽ rất cần phải trích dẫn lại một đoạn trong kinh Cựu ước để những ai đó đang khinh bỉ dân tộc mình suy ngẫm lại: Đáng rủa sả thay người nào khinh bỉ cha mẹ mình! Cả dân sự phải đáp: A - men! (sic).

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Mồng 2 Tết: Báo hiếu cha mẹ

Tình cảm cha con1. Con ra đời có mẹ cha, là trời cao, biển lớn bao la. Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà, con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà. Nhờ công cha, nhờ nghĩa mẹ, con khôn lớn trong muôn lời ca.


ĐK: Xin ơn trên đổ xuống muôn nhà, giúp mẹ cha ngày tháng an hoà bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. Xin cho con ở giữa gia đình, sống làm sao đền đáp ân tình, ơn biển trời ghi khắc trong tim.


2. “Nuôi con bằng sữa tình yêu và dạy con bằng tiếng thương yêu. Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ, con nhờ mẹ cha mới trở nên người. Bàn tay cha, dòng sữa mẹ, con ghi nhớ không bao giờ quên.” 

                             Bài liên quan: Ngày bố mẹ già đi

Lời của bài Ơn nghĩa sinh thành mà chúng ta vẫn thường hát trong ngày mồng 2 tết mang tâm tình biết ơn cha mẹ. 


Con người chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất mọc lên. Tất cả mọi người có mặt trên trái đất này đều do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi lớn. Đó chính là ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục. “Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có me,  có ông có bà”.
Thánh Augutino đã nói về sự lưu truyền các thế hệ một cách hình tượng như thế này: "Các thế hệ loài người trên mặt đất cũng giống như những chiếc lá trên cành cây. Trái đất mang những con người, như cây mang những chiếc lá. Trái đất đầy dẫy những con người kế tiếp nhau, người này chào đời, trong khi người kia vẫy tay giã biệt. Cây không bao giờ cởi bỏ bộ áo màu xanh của mình, nhưng xin hãy nhìn xuống gốc cây: các bạn đang đạp trên một tấm thảm đầy những chiếc lá khô mục" (Enarratio in Psalmum 101).
Những chiếc lá khô mục là hình ảnh rất ấn tượng để nói lên sự hy sinh tận tụy của cha mẹ, giờ đây đã trở nên như những chiếc lá khô mục cho thế hệ cháu con xanh tươi. Khi cho rước lễ, tôi nhìn thấy những bàn tay khô ráp, sần sùi, chai sạn… Điều đó diễn tả nổi vất vả, nhọc nhằn của những bậc cha mẹ.
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, mời gọi tất cả chúng ta phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc còn sống và cầu nguyện cho các ngài khi cha mẹ đã qua đời. Trong thánh lễ hằng ngày, luôn luôn có lời cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng ta đã qua đời. Vì thế tham dự thánh lễ hằng ngày là cách tốt nhất để kính nhớ ông bà tổ tiên. Chắc chắn là chúng không thể đền đáp đủ công ơn cha mẹ; nhưng điều mà ai cũng có thể làm được là đừng làm cho cha mẹ đau buồn, bằng việc nghe lời cha mẹ và sống một cuộc đời tử tế nên người.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn, mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không”.
Ở đây, tôi cần lưu ý với anh chị rằng: báo hiếu cha mẹ, theo nghĩa đầy đủ, là biết ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng ta: đó là cha xứ, thầy cô, những người chăm sóc dạy dỗ ta, bà con láng giềng, bạn bè ... 


Những người đi làm ăn, các bạn sinh viên đi học xa nhà nhớ về quê hương cũng là nhớ về cội nguồn của mình. Quê hương đó có cha mẹ, anh chị em, bà con, láng giềng, người thân và bạn bè. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là tiếng chuông nhà thờ, quê hương là con đê, là lối đi về... Sau đây là tâm tình của một người xa quê đáng cho chúng ta suy gẫm:
Tôi về nơi ấy quê hương
Tiếng chuông vọng về nỗi nhớ.
Nghẹn ngào trong tim cái thuở
Trăng lên dưới bóng nhà thờ.

Tôi về nơi ấy tuổi thơ
Có con cào cào mắt trố,
Cánh chuồn mỏng như hơi thở
Đua nhau đuổi nắng quanh bà.

Vẫn con đường rợp bóng tre
Mùa thu nhuốm vàng ngọn lá.
Con bò nhà ai lặng lẽ
Nằm nhai lại cả nhọc nhằn.

Có người đi cả tháng năm
Có người ra thành thị ở.
Trăm năm vẫn hồi chuông đổ
Đêm đêm vọng mãi trong hồn.

Một người đi xa mà lúc nào cũng nhớ đến tiếng chuông nhà thờ thì không bao giờ người đó có thể hư hỏng được.

Ngày đầu năm, một cơ hội tốt để chúng ta tỏ lòng hiếu thảo với các bậc tổ tiên như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ hoặc xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được, khi chúng ta đã dành những ngày đầu năm này để nghĩ đến những người thân yêu của mình, để cầu mong ân lộc của những bậc tiền bối luôn che chở, độ trì cho chúng ta trong năm mới. Nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục của các ngài, chúng ta tỏ lòng biết ơn các ngài và nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp còn dang dỡ của các ngài, lo vun trồng tươi tốt những cây non là các thế hệ đến sau, để cho cây nhân sinh của dòng họ ta mãi mãi xanh tươi và đơm nhiều hoa trái, đóng góp với sự tốt tươi chung của Giáo hội và xã hội.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Tuyển tập những câu đối Tết hay, đặc sắc, ý nghĩa


1. “Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”
(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)
Hãy cùng chia sẻ với người thân của bạn những câu đối hay về dịp Tết
2. “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”

3. “Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà"
4.  “Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !”
5. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
6. Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
7. Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân
8. Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)
8. Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước!
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà!)
9. Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
(Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về)
10. Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
11. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.
12. Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.

Nguyễn Tiến (Tổng hợp)