Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Tiếng chuông quê hương

Tôi về nơi ấy - Hòa Ninh
Tiếng chuông vọng về nỗi nhớ.
Nghẹn ngào trong tim cái thuở
trăng lên dưới bóng nhà thờ.

Tôi về nơi ấy tuổi thơ
có con cào cào mắt trố.
Cánh chuồn mỏng như hơi thở
gió lên đuổi nắng quanh nhà.

Vẫn con đường rợp bóng tre
mùa thu nhuốm vàng ngọn lá.
Con bò nhà ai lặng lẽ
nằm nhai lại cả nhọc nhằn.

Có người đi cả tháng năm,
có người ra thành thị ở.
Trăm năm một hồi chuông nhỏ
đêm đêm vọng mãi trong hồn.

Crazyteen Việt quỳ lạy, hôn ghế thần tượng Hàn?


(Sao Ngoại) - Khóc lóc, quỳ lạy, van xin, hôn vào ghế đó là một cách biểu hiện tình yêu cuồng nhiệt với sao Hàn của các bạn trẻ hiện nay.


Thần tượng là nhất, tất cả đều phải hi sinh vì thần tượng, ngoài ra tất cả những thứ khác đều không đáng bận tâm. Văn hóa Fan cuồng đang trở thành vấn đề ngày càng đáng báo động tại Việt Nam.
Điển hình là khi SNSD, U-Kiss, Super Junior (Suju), 2AM, JYJ, Jang Nara, 2NE1… lên lịch trình sang Việt là các fan lại xôn xao trên mạng, xôn xao trong trường học và làm loạn ở nhà để được đi xem thần tượng. Nhiều bạn trẻ tìm mọi cách vòi vĩnh cha mẹ, thậm chí đòi chết để có vé hoặc chí ít cũng ra sân bay chầu chực để một lần “trông tận tay, day tận mặt” thần tượng.

Họ nắm “cơm nắm muối vừng” xếp hàng đón ở sân bay, xếp hàng chen mua vé, xếp hàng xin chữ ký...

Tuy nhiên, dù thờ ơ đến mấy với “văn hóa xìtin”, mới đây cũng phải giật mình với kiểu si mê thần tượng đến mức thiếu liêm sỉ, thiếu hẳn văn hóa và đã có một chuyên gia truyền hình nổi tiếng ghi mấy câu ngắn gọn trên Facebook sau đêm biểu diễn của Bi Rain tại Hà Nội: “Hôm qua 10h có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi”...

Rồi một số fan nhà đã không ngần ngại thể hiện quan điểm khá "cuồng", những dòng tâm sự sốc.
Những giọt nước mặt lăn dài trên má của fan Việt vì không được thần tượng đáp lại tình cảm. Ảnh: Thanh niên
Những giọt nước mặt lăn dài trên má của fan Việt vì không được thần tượng đáp lại tình cảm. Ảnh: Thanh niên
"Em sẵn sàng 'từ mặt' bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì ông bà cuối cùng đã biết điều và để mình đi...” (!?!?!)

Đối với ELF (tên fanclub của nhóm Super Junoir), Suju là những vị thần! Tình yêu đối với Suju cao quý hơn tất cả những thứ tình cảm trần tục khác, kể cả tình máu mủ. Tình cảm gia đình tưởng là cái gì đó ghê gớm, nhưng thực ra chả là cái gì hết!".

"Yêu thần tượng là phải trung thành và đấu tranh bảo vệ thần tượng của mình tới cùng".

Hay: "Nếu ai hỏi rằng tôi yêu ai nhất, tôi sẽ trả lời: Tôi yêu Super Junior nhất... Không có gì quan trọng hơn SuJu cả?.... Nếu họ biến mất thì trái tim tôi đóng lại.... Trên thế giới chỉ còn những sự băng giá.

Khi nhóm nhạc nữ SNSD sang Việt Nam, một bạn trẻ tự xưng là Sone (fanclub của nhóm nhạc nữ SNSD - Girl Generation) tuyên bố: "Nếu một người nào đó làm cho những thiên thần SNSD của Sone khóc thì nhất định Sone sẽ làm cho kẻ đó khóc và rơi những giọt nước mắt bằng máu".

"Có thể nói người cho tôi cuộc sống và nuôi tôi khôn lớn là ba là mẹ nhưng người làm tôi thấy cuộc sống này đẹp và có ý nghĩa lại là Big Bang".

Có thể yêu quý và hâm mộ, có thể nhịn ăn xếp hàng mua vé, có thể chen lấn xin chữ ký, có thể làm mình làm mẩy với cha mẹ để xin được tiền mua chiếc vé cắt cổ, có thể nhuộm tóc xanh, tô môi tím và mặc áo khoác giữa mùa hè nhiệt đới cho giống thần tượng...

Nhưng đến mức - dù là chỉ vài người trẻ - xúm xít vào hôn cái ghế Bi ngồi, tuyên bố tình yêu thần tượng hơn tình máu mủ ruột thịt thì...

Tuy nhiên, cứ nhìn rồi thấy rất nhiều sao Hàn sang Việt Nam, họ kiệm nụ cười và lạnh lùng trước sự hò reo cuồng nhiệt của fan Việt.

Chính sao Hàn, YooChun, thành viên JYJ cho biết: "Tôi cam chịu nỗi đau kéo dài với suy nghĩ fan cuồng cũng vẫn là fan. Tuy nhiên, họ càng ngày càng quá đáng, họ xâm phạm vào những cuộc điện thoại cá nhân và sử dụng GPS để bám theo xe chúng tôi.

Đã có nhiều vụ đột nhập vào ký túc xá để lấy đi những bức ảnh cá nhân của các thành viên, một vài người còn cố gắng hôn trộm tôi lúc tôi đang ngủ và có người còn cố tình tìm cách gặp chúng tôi bằng cách đâm xe vào cả nhóm. Cuộc sống của chúng tôi như địa ngục vì những cuộn băng ghi âm, hành động sờ soạng và chế giễu. Chúng tôi phải chịu tất cả những nỗi đau trong khi các thành viên chỉ muốn được đối xử như một con người".

Được biết, thời gian gần đây, tại Việt Nam xuất hiện những hành vi ứng xử lạ lùng của những kẻ lắm tiền. Nhiều của tặng nhà trăm tỷ làm quà cho con, chi triệu đô để tổ chức đám cưới siêu khủng, mượn máy bay để rước dâu hoành tráng vì họ thương miền quê nghèo khổ, nơi họ sinh ra và lớn lên, quanh năm không biết đến một sự hưởng thụ nào! Rất nhiều trí thức đã lên án, coi đây là biểu hiện trọc phú, hợm tiền….

Theo TS Nguyễn Quang A, mặc dù có nhiều tiền song hành động chơi trội của những "đại gia" này chỉ thể hiện một phông văn hóa thấp, tuyệt nhiên không biến họ thành “sang trọng” hay “có đẳng cấp” như họ mong muốn.

Ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư InvestConsult Group khẳng định: "Con người có nghĩa vụ trước hết với mình là giữ cho mình nguyên vẹn là một con người. Đấy là thẩm mỹ chính trị của tôi về cái gọi là kinh doanh hoặc bất kỳ cái gì"...

Nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch Việt Nam Nguyễn Quang Lập nhận định: "Ở xã hội ta, một khi khá giả lên người ta lại giở những trò phi nhân văn và vô đạo lý là bởi vì phông văn hóa quá thấp".

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Bài giảng của ĐGH Benedicto 16 trong lễ Bổn mạng Cu Ba

Anh chị em thân mến,

Cha tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha được đến với anh chị em và thực hiện được chuyến đi đầy mong đợi này. Cha chào đón Đức Cha Dionisio García Ibanez, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba, và Cha cám ơn ngài về những lời chào đón nồng nhiệt thay mặt cho tất cả mọi người. Cha chào các Giám Mục Cuba và những người đã đến từ những nơi khác, và các linh mục, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân hiện diện trong buổi cử hành này. Cha cũng không quên tất cả những ai, vì bệnh tật, tuổi già, hoặc vì những lý do khác, không thể tham gia với chúng ta. Cha cũng chào đón các nhà chức trách dân sự đã muốn tham gia cùng chúng ta.


Đây là Thánh Lễ đầu tiên mà Cha vui mừng được cử hành trong chuyến viếng thăm mục vụ của Cha trên đất nước này, diễn ra trong bối cảnh của Năm Thánh Đức Mẹ được cử hành để vinh danh và tôn kính Đức Mẹ Bác Ái, Bổn Mạng của Cuba, nhân kỷ niệm 400 tìm thấy bức tượng đáng kính của Mẹ tại đất nước được chúc phúc này. Cha không thể quên những hy sinh và cống hiến để chuẩn bị cho Năm Thánh, đặc biệt trên phương diện siêu nhiên. Cha rất cảm động khi nghe nói đến lòng nhiệt thành mà rất nhiều người dân Cuba dành cho Đức Maria khi chào đón và khẩn cầu Mẹ trong suốt cuộc thánh du của Mẹ tại mọi miền của đảo quốc này.

Những sự kiện quan trọng này của Giáo Hội tại Cuba tỏa sáng đặc biệt hơn vì trùng với ngày toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo, và trong đó Mẹ Maria chiếm vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi tự hỏi, đâu là ý nghĩa của mầu nhiệm này? Và, đâu là tầm quan trọng của mầu nhiệm ấy trong cuộc sống cụ thể của chúng ta?

Trước hết, chúng ta hãy xem mầu nhiệm Nhập Thể có ý nghĩa gì. Trong Tin Mừng của Thánh Luca, chúng ta nghe những lời của thiên sứ báo cho Đức Maria: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, và con trẻ được sinh ra sẽ được gọi là thánh, là Con Thiên Chúa "(Lc 1:35). Trong Đức Maria, Con Thiên Chúa làm người, hoàn tất lời tiên tri của tiên tri Isaia: "Này, một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và con trẻ sẽ được gọi là Emmanuel, nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Is. 7:14). Chúa Giêsu, Ngôi Lời làm người, thực sự là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là người đã đến sống giữa chúng ta để chia sẻ thân phận con người của chúng ta. Thánh Gioan Tông đồ trình bày mầu nhiệm ấy như sau: "Và Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Ga 1:14). Thành ngữ, "đã hóa thành nhục thể" chỉ ra thực tại nhân loại của chúng ta một cách cụ thể và hữu hình nhất. Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã thực sự đi vào thế giới, Ngài đã bước vào lịch sử của chúng ta, Ngài đã cư ngụ giữa chúng ta, và vì thế hoàn thành mong muốn sâu xa nhất của con người là thế giới này có thể thật sự trở thành một ngôi nhà xứng đáng của nhân loại. Mặt khác, khi Thiên Chúa bị gạt sang một bên, thế giới sẽ trở thành một nơi khắc nghiệt cho con người, và làm thất vọng ơn gọi chân thật của tạo hóa muốn biến thế giới này thành một không gian của giao ước cho lời “Xin Vâng” trước tình yêu giữa Thiên Chúa và phàm nhân nào đáp lại lời Ngài. Đức Maria đã làm như vậy như là hoa quả đầu tiên của các tín hữu với lời "Xin Vâng" không ngần ngại với Chúa.

Vì lý do này, khi suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta không thể không hướng cái nhìn của chúng ta về Đức Mẹ với suy tư, lòng biết ơn, và tình yêu khi nhận ra Thiên Chúa đã đến trong thế giới như thế nào. Ngài đã muốn phụ thuộc vào lời xin vâng của một trong những tạo vật do Ngài tác thành. Chỉ khi Đức Trinh Nữ trả lời thiên sứ, "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần Truyền" (Lc 1:38), Ngôi Lời Hằng Có Đời Đời của Chúa Cha mới bắt đầu sự tồn tại phàm nhân của mình. Thật là cảm động, khi thấy Thiên Chúa không chỉ tôn trọng tự do của con người mà thôi, nhưng Ngài đi xa đến độ thỉnh cầu tự do ấy. Và chúng ta cũng thấy sự khởi đầu của cuộc sống trần thế của Con Thiên Chúa được đánh dấu như thế nào bằng hai tiếng "Xin Vâng" trước kế hoạch cứu độ của Chúa Cha, đó là lời "Xin Vâng" của Chúa Kitô, và lời "Xin Vâng"của Đức Maria. Sự vâng phục Thiên Chúa này sẽ mở ra những cánh cửa của thế giới cho sự thật, và ơn cứu rỗi. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta như hoa quả tình yêu vô biên của Ngài, do đó, sống phù hợp với thánh ý Chúa là cách thức để gặp được căn tính thật sự của chúng ta, sự thật về bản ngã của chúng ta, trong khi xa rời Thiên Chúa chúng ta tha hóa chính mình và rơi vào hư vô. Sự vâng phục của đức tin là tự do thực sự, là sự cứu chuộc thực sự, cho phép chúng ta kết hiệp với tình yêu của Chúa Giêsu trong quyết tâm của mình sống phù hợp với thánh ý Chúa Cha. Ơn cứu chuộc luôn luôn là quá trình nâng lên của ý chí con người muốn hoàn toàn hiệp thông với Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến, trước cái nhìn trìu mến của Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, tôi kêu gọi anh chị em hãy tăng cường đức tin anh chị em, để anh chị em có thể sống trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, và trang bị cho mình lòng khoan dung, yêu chuộng hòa bình và hiểu biết, để anh chị em có thể phấn đấu xây dựng một xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt hơn, xứng đáng hơn của nhân loại, và phản ánh đẹp hơn sự tốt lành của Thiên Chúa. Amen.



Vietcatholic.org
-------------------------------------------


March 27, 2012.

(Romereports.com) During the Mass in honor of the patroness of Cuba, Our Lady of Charity, Benedict XVI said he was “full of excitement knowing the fervor that Cubans had for the Virgin”.

Dear Brothers and Sisters,

I give thanks to God who has allowed me to come to you and to make this much anticipated trip. I greet Bishop Dionisio García Ibáñez, Archbishop of Santiago de Cuba, and I thank him for his warm words of welcome offered on behalf of everyone. I greet the Bishops of Cuba and those who have come from elsewhere, and the priests, religious men and women, seminarians and lay faithful present for this celebration. I cannot forget all those who, for reasons of illness, advanced age or for other motives, are not able to join us. I also greet the civil Authorities who have graciously wished to join us.

This first Holy Mass which I have the joy of celebrating during my pastoral visit to this country, takes place in the context of the Marian Jubilee Year called to honor and to venerate Our Lady of Charity of El Cobre, Patroness of Cuba, in this fourth centenary of the discovery and presence of her venerable statue in this blessed land. I cannot forget the sacrifices and the dedication with which this jubilee has been prepared, especially spiritually. I was deeply touched to hear of the fervor with which Mary has been welcomed and invoked by so many Cubans during her journey to every corner of the island.

These important events in the Church in Cuba take on a special luster because of the feast celebrated today throughout the universal Church: the Annunciation of the Lord to the Virgin Mary. The Incarnation of the Son of God is the central mystery of the Christian faith, and in it Mary occupies a central place. But, we ask, what is the meaning of this mystery? And, what importance does it have for our concrete lives?

First of all, let us see what the Incarnation means. In the Gospel of Saint Luke we heard the words of the angel to Mary: "The Holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you; therefore the child to be born will be called holy, the Son of God" (Lk 1:35). In Mary, the Son of God is made man, fulfilling in this way the prophecy of Isaiah: "Behold, a young woman shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel, which means ‘God-with-us’" (Is 7:14). Jesus, the Word made flesh, is truly God-with-us, who has come to live among us and to share our human condition. The Apostle Saint John expresses it in the following way: "And the Word became flesh and dwelt among us" (Jn 1:14). The expression, "became flesh" points to our human reality in most concrete and tangible way. In Christ, God has truly come into the world, he has entered into our history, he has set his dwelling among us, thus fulfilling the deepest desire of human beings that the world may truly become a home worthy of humanity. On the other hand, when God is put aside, the world becomes an inhospitable place for man, and frustrates creation’s true vocation to be a space for the covenant, for the "Yes" to the love between God and humanity who responds to him. Mary did so as the first fruit of believers with her unreserved "Yes" to the Lord.

For this reason, contemplating the mystery of the Incarnation, we cannot fail to turn our eyes to her so as to be filled with wonder, gratitude and love at seeing how our God, coming into the world, wished to depend upon the free consent of one of his creatures. Only from the moment when the Virgin responded to the angel, "Behold, I am the handmaid of the Lord; let it be to me according to your word" (Lk 1:38), did the eternal Word of the Father began his human existence in time. It is touching to see how God not only respects human freedom: he almost seems to require it. And we see also how the beginning of the earthly life of the Son of God was marked by a double "Yes" to the saving plan of the Father - that of Christ and that of Mary. This obedience to God is what opens the doors of the world to the truth, to salvation. God has created us as the fruit of his infinite love; hence, to live in accordance with his will is the way to encounter our genuine identity, the truth of our being, while apart from God we are alienated from ourselves and are hurled into the void. The obedience of faith is true liberty, authentic redemption, which allows us to unite ourselves to the love of Jesus in his determination to conform himself to the will of the Father. Redemption is always this process of the lifting up of the human will to full communion with the divine will (cf. Lectio Divina with the parish priests of Rome, 18 February 2010).

Dear brothers and sisters, today we praise the Most Holy Virgin for her faith, and with Saint Elizabeth we too say, "Blessed is she who believed" (Lk 1:45). As Saint Augustine said, Mary conceived Christ by faith in her heart before she conceived him physically in her womb; Mary believed and what she believed was came to be in her (cf. Sermo 215, 4: PL 38, 1074). Let us ask the Lord to strengthen our faith, to make it active and fruitful in love. Let us implore him that, like her, we may welcome the word of God into our hearts, and carry it out with docility and constancy.


The Virgin Mary, by her unique role in the mystery of Christ, represents the exemplar and model of the Church. The Church, like the Mother of Christ, is also called to embrace in herself the mystery of God who comes to live in her. Dear brothers and sisters, I know with what effort, boldness and self-sacrifice you work every day so that, in the concrete circumstances of your country, and at this moment in history, the Church will better present her true face as a place in which God draws near and encounters humanity. The Church, the living body of Christ, has the mission of prolonging on earth the salving presence of God, of opening the world to something greater than itself, to the love and the light of God. It is worth the effort, dear brothers and sisters, to devote your entire life to Christ, to grow in his friendship each day and to feel called to proclaim the beauty and the goodness of his life to every person, to all our brothers and sisters.

I encourage you in this task of sowing the word of God in the world and offering to everyone the true nourishment of the body of Christ. Easter is already approaching; let us determine to follow Jesus without fear or doubts on his journey to the Cross. May we accept with patience and faith whatever opposition or affliction may come, with the conviction that, in his Resurrection, he has crushed the power of evil which darkens everything, and has brought the dawn of a new world, the world of God, of light, of truth and happiness. The Lord will not fail to bless with abundant fruits the generosity of your commitment.

The mystery of the Incarnation, in which God draws near to us, also shows us the incomparable dignity of every human life. In his loving plan, from the beginning of creation, God has entrusted to the family founded on matrimony the most lofty mission of being the fundamental cell of society and an authentic domestic church. With this certainty, you, dear husbands and wives, are called to be, especially for your children, a real and visible sign of the love of Christ for the Church. Cuba needs the witness of your fidelity, your unity, your capacity to welcome human life, especially that of the weakest and most needy.

Dear brothers and sisters, before the gaze of Our Lady of Charity of El Cobre, I appeal to you to reinvigorate your faith, that you may live in Christ and for Christ, and armed with peace, forgiveness and understanding, that you may strive to build a renewed and open society, a better society, one more worthy of humanity, and which better reflects the goodness of God. 
Amen.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Tình yêu thầy trò và những bi kịch (1)

Chuyện đời gái bán dâm từng bị thầy cướp cái "ngàn vàng"

Đây là câu chuyện có thật của một cô gái đã từng sa vào con đường ma túy và gái mại dâm. Quá khứ lầm lỗi của cô bắt đầu từ mối tình đau khổ với người thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 10. Chuyên đề "Tình yêu thầy trò và những bi kịch" của chúng tôi xin bắt đầu với câu chuyện đáng thương này.

So với chúng bạn ở lớp, lúc nào Hương (Nguyễn Thị Thu Hương, Học sinh trường THPT NVX) cũng được tôn vinh với danh hiệu hoa khôi. Mới học lớp 10 nhưng nhìn Hương như một thiếu nữ, với vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện của tuổi học trò. Cô bé có đôi mắt đẹp, mái tóc đen huyền có thể hút hồn bất cứ chàng trai nào. 

Thầy "tán" trò bằng điểm cao và sự ưu ái

Tuy nhiên, chẳng biết sự trớ trêu của tạo hóa hay cố tình của con người mà Hương, một cô bé học trò mới 15 tuổi đã rơi vào “vòng xoáy” của một cuộc tình ngang trái với thầy giáo dạy Lý ở trường. Điều đau xót nhất là thầy đã lừa gạt Hương bằng những lời có cánh để  cướp đi sự trong trắng của cô bé học trò đáng thương.

Bước vào năm lớp 10 với bao mơ mộng, niềm vui hân hoan. Cả lớp ai cũng mong ngóng xem thầy cô giáo mới và trường mới sẽ thế nào, trình độ ra sao. Thế rồi, khi thầy giáo dạy Lý bước vào, cả lớp “ồ” lên một tiếng thật to. Không phải vì thầy bị ngã hay bị trượt chân mà vì vẻ “lịch lãm và lãng tử” của thầy. Ngay giây phút đó sao Hương thấy ngọt ngào và mơ mộng quá.
 
Thế rồi cứ thế, đến mỗi giờ dạy Lý, Hương lại chăm chút làm điệu, làm bài tập đầy đủ và luôn khiến bạn bè cũng như thầy phải chú ý vì vẻ đẹp thánh thiện và sự chăm chỉ của bản thân. Hương học rất khá môn Vật lý. Thầy Quang bắt đầu chú ý đến Hương, cô bé rất mừng vì ngày nào cũng được thầy ưu ái gọi lên bảng và “gặt hái” toàn điểm cao. 

Cả lớp bắt đầu nghi ngờ về tình cảm riêng thầy dành cho Hương qua ánh mắt và cô bé cũng lờ mờ nhận ra “tình ý” của thầy khi tờ giấy “cuối giờ hôm nay thầy trò mình gặp nhau nhé, thầy có việc muốn nhờ Hương”. Hương vui không tả nổi, cô bé nhảy lên vì đã thầm yêu thầy Quang từ lâu.
 
Sau hôm gặp đó, thầy có số điện thoại và gọi điện cho Hương nhiều hơn, đêm nào thầy Quang cũng nhắn tin cho Hương. Trái tim non nớt của Hương làm sao có thể thoát khỏi cơn bão tình từ thầy? Mới 15 tuổi nhưng Hương đã cảm nhận được “vị mật” trong từng lời nói của thầy, Hương cảm giác mình lớn lên nhờ tình cảm và “si mê” thầy như điếu đổ. Cả thế giới của cô bé nồng nàn tiếng nói của thầy.

Bắt đầu bằng những tin nhắn yêu thương, những ánh mắt “ẩn ý” gợi tình trao cho Hương, buổi hẹn hò lãng mạn... Chính sự lãng tử của thầy đã khiến Hương “sa lưới” ngoạn mục. Các chiêu trò tán tỉnh của thầy làm Hương nghĩ trên thế giới này không còn ai hoàn mĩ hơn, rằng không yêu được thầy là điều đau khổ nhất cuộc đời. Cứ nghĩ thầy yêu thương thật lòng nên Hương nhiệt tình hưởng ứng mà chẳng chút hoài nghi

Dẫu biết chuyện yêu thầy giáo bây giờ chẳng có gì là to tát, người ta có tình cảm thì đến với nhau thôi. Và cũng chẳng có quy chuẩn nào đánh giá đạo đức của người thầy khi “lỡ” yêu một cô bé học trò. Tuy nhiên, tình yêu của thầy Quang và Hương liệu có đi đến đâu không hay chỉ đơn giản là sự nông nổi, đùa cợt thỏa mãn nhục dục của bản thân.
 
Lần thứ hai đi chơi với nhau, hai người quấn quýt lấy nhau như những người yêu nhau thật sự. Hương  chia sẻ  rằng “nếu không được yêu thầy thì cuộc sống cũng chẳng ý nghĩa gì nữa”.

15 tuổi, trở thành đàn bà

Việc gì đến cuối cùng cũng đến, Hương say đắm trao sự trong trắng của mình trong lần sinh nhật thứ 26 của thầy khi được “rót mật” quá nhiều. Vì quá yêu nên Hương không kháng cự gì thậm chí còn tự nguyện dâng hiến cho thầy. Bước vào con đường lầm lỗi khi còn quá sớm, Hương không thể dứt ra vì đã quá yêu anh. 

Cuộc đời Hương bắt đầu trượt dài từ cú sốc đầu đời đó...

Hương trở thành người đàn bà ở tuổi 15 khi đã trao đời con gái cho anh – “người thầy đáng kính”. Cô không bao giờ hối hận vì si mê và dâng hiến cho anh vì chính anh cũng đã hứa “sẽ cưới em khi ra trường”. Hương mơ về một đám cưới ở một nơi xa xăm…
 
Hơn 1 năm đã trôi qua, Hương lớn hơn và cũng xinh, già dặn hơn trước. “Mỗi lần gặp nhau tôi và anh lại làm chuyện ấy”, dường như khi chiếm đoạt được thân thể Hương, thầy Quang không còn mặn nồng như trước mà chỉ đến với Hương khi có nhu cầu về sinh lý. 

Vì quá yêu anh nên Hương cũng không kháng cự nhiều mà chỉ biết lầm lũi chiều “người yêu”. Có lần thầy uống rượu say, Hương phải chiều thầy như một nô lệ. Sự đau khổ dâng trào trên khóe mắt khi người yêu chỉ đến vì “chuyện ấy” đã làm cô có cảm giác “mất sạch”.
 
Sở Khanh nhiều khi không phải bản chất của con người khi sinh ra, có thể một phần do hoàn cảnh xô đẩy. Qua nhiều mối quan hệ, Hương được biết “người thầy đáng kính đó” còn có nhiều mối tình khác trong đó một bạn gái tên Thu và thường xuyên liên lạc bằng những lời lẽ “thân mật”. Chán nản vì bị “lừa gạt”, Hương suy sụp hẳn, không còn tâm trí học hành. Bạn bè thấy Hương trầm tính, không giao tiếp thì hỏi thăm nhưng cô luôn lặng thinh. 
 
Khi tình yêu quá nhiều, sự đau đớn sẽ đè nặng gấp bội. Hương yêu thầy đến cháy bỏng, sẵn sàng dâng hiến đời con gái, nhưng đáp lại là một sự thờ ơ theo kiểu “cô tự nguyện chứ thầy có đòi đâu”. Trái tim Hương như nghẹt thở vì sự lạnh nhạt đến trơ tráo của người thầy đáng kính mà cô đã đem lòng yêu.

Khi trái tim đã bị tổn thương quá nhiều, Hương quyết định nói cho anh – một gã sở khanh mang danh người thầy mẫu mực rằng cô đã biết hết sự thật về việc bắt cá hai tay, việc anh chỉ lợi dụng chiếm đoạt cô thôi, rằng cô phát điên khi bị thầy lừa gạt, rằng  anh có quan hệ bất chính với rất nhiều cô gái.
 
Nhưng đáp lại sự cay đắng đó, thầy Quang dõng dạc thừa nhận bạn gái anh tên Thu đang học đại học “em còn nhỏ lắm chưa hiểu gì về tình yêu đâu”. Câu nói làm nghẹn đắng cổ họng đã khiến anh nói ra điều mà chỉ có những gã sở khanh mới làm được “cô tự nguyện dâng cho tôi chứ tôi đâu có đòi”. 

Đến đây, Hương như chết lặng vì Hương chỉ giống như một con chim non nớt trước thầy – một gã sở khanh chính hiệu đã từng có chiến tích tình trường dày dạn hơn bất cứ ai, Hương bất lực nhìn theo bước đi của kẻ đã hại đời mình!!!

Cuộc đời Hương bắt đầu trượt dài từ cú sốc đầu đời đó...

  •  Huệ Bạch (ghi)
Còn tiếp
Cô Nguyễn Thị Minh Phú, giáo viên trường THPT NVX: là một giáo viên lâu năm trong nghề, tôi đã được chứng kiến quá nhiều mối tình giữa thầy và trò, kết thúc có hậu có, bi thảm cũng có. Tình yêu giữa thầy giáo và nữ sinh không xấu nếu như hai bên đến với nhau bằng tình cảm chân thành và có đủ các điều kiện để tiến tới tình yêu. Tuy nhiên, có không ít các em vì muốn thể hiện bản thân với thầy giáo rằng mình đã lớn, thậm chí vì những lý do rất trẻ con như muốn lợi dụng thầy giáo, hay những lời thách thức với bạn bè làm thế nào để “cưa đổ” thầy nên đã coi đây là một trò đùa.


Hoài Linh, học sinh lớp 6 Trường THPT Nguyễn Tất Thành: Ở trường em cũng có nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở tình cảm quý mến, ấn tượng chứ không đến mức độ “yêu cuồng nhiệt” như trường hợp trên. Còn chuyện yêu giáo sinh thực tập thì trong trường đã có rất nhiều trường hợp. Mình không phản đối việc học trò yêu thầy hay ngược lại bởi họ cũng là con người, càng kính trọng hơn khi tình cảm đó được xuất phát từ tình yêu thật lòng
Nguồn: Vietnamnet

Truyện cười Nguyễn Ngọc Ngạn

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Sống sót trong địa ngục Bắc Triều Tiên

Trích dịch tác phẩm “Bắc Triều Tiên, chín năm để trốn khỏi địa ngục” của Eunsun Kim, kể lại những chuyện diễn ra từ tháng 12/1997, ngay sau các trận đói khủng khiếp năm 1995 và 1996 đã giết hại hai triệu người Bắc Triều Tiên, trong đó có cha của tác giả.
Từ gần một tuần qua, tôi đơn độc trong căn hộ lạnh lẽo tại Eundeok, ngôi làng nhỏ nơi tôi sinh ra ở Bắc Triều Tiên. Cha mẹ tôi đã bán hết tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ trừ một chiếc bàn thấp và một tủ ngăn vách, để mua thức ăn. Gạch lót sàn cũng đã bị bán đi, tôi ngủ ngay trên nền xi-măng, trong một túi ngủ tạm bợ làm bằng quần áo cũ.

Trên các vách tường trơ trụi, chỉ còn lại mấy khung ảnh đặt cạnh nhau – chân dung “Chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung và tướng quân Kim Jong Il. Cả hai nhìn thẳng vào tôi. Nhưng đem bán các ảnh chân dung này sẽ bị xem là báng bổ, có nguy cơ bị tử hình. 

Trời tối sẫm, dù vậy tôi vẫn đọc được những gì mình viết ra. Điện đóm không có, vả lại các bóng đèn đã biến mấttừ lâu. Đêm nhẹ xuống sau buổi chiều tháng Chạp. Không còn lò sưởi nữa, nhưng tôi không thấy lạnh mấy, vì đã sức tàn lực kiệt. Tôi không có gì ăn từ nhiều ngày qua, tôi sẽ chết đói. Vì vậy mà tôi cố viết lại bản di chúc của mình. Tôi mười một tuổi […].
Từ khi ba mất đi, cuộc sống của chúng tôi trở thành địa ngục, với viễn tượng duy nhất là cuộc đấu tranh để tồn tại. Ngay cả bệnh viện cũng không còn phương tiện để nuôi dưỡng các bệnh nhân, và không có ai còn nhận được thực phẩm. Chị tôi và tôi không đến trường nữa, chúng tôi không có bộ cánh nào ra hồn. Nhất là chúng tôi không còn thời gian, toàn bộ ngày trời phải dành cho việc tìm ra thứ gì đó ăn được. Mấy mẹ con tôi sống như tu sĩ ẩn cư trong căn hộ, tránh những ánh mắt nhìn.
Mỗi ngày chúng tôi bí mật lẩn vào các cánh đồng để hái trộm lúa và bắp, né tránh các toán quân tuần tra. Chúng tôi lén bứt những ôm lúa, sau đó đi lên núi để tước hạt mà không ai nhìn thấy. Mẹ con tôi cũng đào rễ củ, tìm kiếm các thứ nấm. Đôi khi chúng tôi còn chặt củi, vốn ngày càng hiếm hoi, để đem bán, dành tiền mua những khẩu phần nhỏ nhoi hàng ngày […]
Tác giả Eunsun Kim
Tác giả Eunsun Kim
BỎ TRỐN SANG TRUNG QUỐC
Cùng với mẹ và chị gái, Eunsun cố sang bên kia biên giới bằng cách vượt qua con sông Đồ Môn.
Chính trong vài tuần lễ cuối mùa đông 1997-1998 mà số phận tôi đã thay đổi. Không còn cách nào kiếm sống, mẹ tôi đã dần đi đến một quyết định khó tưởng tượng nổi: vượt biên. Trốn khỏi Bắc Triều Tiên để đi đến một nơi chốn nào đó, để cứu sống các con gái […]
Thế là chúng tôi đã quay lại trong đêm tối. Với những bước chân nhẹ nhàng, chúng tôi tiến gần bờ sông Đồ Môn. Cách dòng sông vài mét, tôi nằm phục trên cát. Từ chỗ này có thể ngầm quan sát những toán tuần tra của lính biên phòng qua lại bên bờ sông. Chúng tôi nằm bất động nhiều tiếng đồng hồ, trong im lặng. Mẹ tính toán thời gian tuần tiễu và các vòng đi tuần của biên phòng.
Vào khoảng nửa đêm, sau khi một toán tuần tra đi qua, bà ra hiệu cho hai chị em tôi và tiến bước trên mặt cát, mỗi tay bà nắm một đứa kéo đi. Bỗng dưng bàn chân tôi chạm vào mặt nước. Thật là lạnh giá!
Chúng tôi không biết bơi, nhưng mẹ nắm tay chúng tôi rất chặt. Nước nhanh chóng lên đến đầu gối tôi, đến bụng, rồi dâng lên đến cổ. Tôi cảm thấy mình sẽ bị chìm. Tôi sợ hãi. Keumsun và tôi cố kéo mẹ lại, tuy mẹ vẫn rất cương quyết. Cuối cùng bà cũng nhận ra là nước quá sâu, và lùi về phía các đụn cát. Tôi thở ra nhẹ nhõm!
Nhưng mẹ rất bướng bỉnh. Bà yêu cầu chúng tôi phải ở yên ngoan ngoãn chờ đợi, để một mình bà cố gắng tìm kiếm một lối thoát. Bóng dáng của mẹ từ từ chìm sâu vào dòng nước đen như mực, và ngày càng nhỏ dần.
Tôi run rẩy, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, trông thấy dáng mẹ tôi hòa lẫn vào bóng tối. Bà sẽ chết chìm. Chúng tôi sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy mẹ nữa. Và nếu bà thành công trong việc sang được đến  bờ bên kia, thì chị Keumsun và tôi sẽ ra sao? Mẹ tôi đã biến mất, tim tôi đập loạn cả lên.
Bỗng dưng sau những phút giây dài dằng dặc, hình thù mẹ lại hiện ra bên bờ sông, nước chảy ròng ròng trên người bà. Mẹ run lập cập, cố gắng lắm mới bước đi được. Tôi tự hỏi liệu mẹ sẽ ngất xỉu hay không, dòng nước lạnh như nước đá đã làm cho bà kiệt sức. Chỉ cách bờ bên kia có ba mét, lòng sông bỗng sụt xuống và bà bị hụt chân. Chỉ còn có ba mét nữa là bà đặt chân lên được đất Trung Quốc!
Tôi vô cùng hoảng hốt. Trong đêm đen, hai đứa bé gái đơn độc, cố gắng trợ giúp một người mẹ bệnh hoạn, run rẩy. Làm thế nào bây giờ? “Đành thôi, mẹ con mình đành phải nộp mạng cho biên phòng vậy” – bà quyết định một cách nhẫn nhục […]
---------------------------------------------------

Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên: 9 năm để thoát khỏi địa ngục


Ngày 8 tháng Ba 2012, nhà xuất bản Pháp Michel Lafon vừa cho ra mắt cuốn tự thuật của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên, kể về con đường khổ ải gần một thập kỷ dẫn cô thoát khỏi miền Bắc Triều Tiên. Cuốn tự thuật của cô Eunsun Kim, mang tên “Bắc Triều Tiên: Chín năm để thoát khỏi địa ngục”. Tác phẩm này được thực hiện với sự hỗ trợ của nhà báo Pháp Sébastien Faletti, thông tín viên của Le Figaro tại Seoul từ 15 năm nay. Trang bìa cuốn sách của Eunsun Kim
Trang bìa cuốn sách của Eunsun Kim 

Khác với nhiều người cố tình chôn vùi ký ức đau đớn, người thiếu nữ Triều Tiên Eunsun Kim quyết định kể lại cuộc chạy trốn kinh hoàng cách đây hơn 10 năm, để thoát khỏi một trong những xứ sở tàn bạo nhất thế giới. Eunsun Kim muốn làm sống lại quá khứ đau đớn mà cô đã trải qua, để chuyển đến cộng đồng quốc tế một thông điệp: có một đất nước như Bắc Triều Tiên, nơi mà vẫn luôn luôn có nhiều người chết vì đói, và những người muốn chạy trốn.

Năm Eunsun Kim 11 tuổi, cô đã từng viết một bản di chúc, vì nghĩ rằng mình khó lòng sống sót, sau khi cha chết vì đói. Eunsun có lẽ đã phải chịu số phận giống như hàng trăm nghìn người Bắc Triều Tiên khác trong những năm 1990, nếu như mẹ cô không quyết định vượt sông Tumen trốn sang Trung Quốc vào năm 1999, lúc cô 12 tuổi, cùng với một người chị em gái.

Vừa sang đến Trung Quốc, người môi giới đã bán cả gia đình cô cho một nông dân Trung Quốc thô bạo và thất học, để ông ta lấy mẹ cô làm vợ. Trong khi tiếp tục chạy trốn khỏi gia đình Trung Quốc, cả nhà cô đã bị công an Trung Quốc bắt và trao trả lại cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Giống như tất cả những ai tìm cách trốn khỏi nước này, gia đình cô bị đưa vào trại “cải tạo và bị đối xử hết sức tàn khốc. May mắn thay, cả mẹ và hai chị em Eunsun đã trốn được khỏi trại và một lần nữa vượt sông sang Trung Quốc. Eunsun đã vượt qua Mông Cổ, sa mạc Gobi để cuối cùng đến được Hàn Quốc, miền đất hứa của những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên.

Hiện tại sống ở Seoul cùng mẹ và người chị em trong một căn hộ cấp cho người tỵ nạn, Eunsun Kim cảm thấy hài lòng, dù cô biết thân phận của một người tỵ nạn. Điều chủ yếu ám ảnh người thiếu nữ Bắc Triều Tiên này là số phận của đồng bào mình ở miền Bắc. Eunsun Kim lo ngại chế độ độc tài khép kín nhất trên thế giới này sẽ còn trở nên tàn bạo hơn nữa. Niềm hy vọng mơ hồ đặt vào một khả năng thay đổi, vào thời điểm Kim Jong-Un, người kế vị trẻ tuổi của chế độ Bình Nhưỡng lên nắm quyền, đã nhanh chóng tắt ngấm. Cô mới nhận được thông tin, lính tuần tiễu được lệnh bắn vào những người chạy trốn sang Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên RFI Frédérique Misslin về ấn tượng mạnh mẽ nhất để lại trong cô về những năm tháng đã qua, Eunsun Kim cho biết:

Nhớ lại những người lang thang không nhà cửa, không có gì để sống ở miền Bắc, điều đó khiến tôi vô cùng phẫn nộ. Khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, nhưng những hình ảnh đó mãi mãi in đậm trong trí não tôi. (…) Hiện nay còn hàng triệu người ở miền Bắc cũng sống tranh cảnh ngộ như tôi trước kia, họ cũng có những niềm hy vọng như tôi, cũng mong trốn thoát được như tôi. Tôi rất mong muốn làm được điều gì đó để giúp họ."

Về câu hỏi, tại sao khổ cực và bế tắc như vậy mà người dân ở Bắc Triều Tiên lại không nổi dậy, Eunsun Kim giải thích:

Ngay cả người miền Nam Triều Tiên cũng đặt câu hỏi như vậy. Tại sao người miền Bắc không nổi dậy ? Hoặc là họ ngớ ngẩn ngu dốt, hoặc là mọi thứ thật là tốt đẹp ở đấy. Dân Bắc Triều Tiên như chúng tôi, về bản chất, không phải là ngu dốt gì, nhưng chúng tôi không có thông tin, chúng tôi sống trong một xã hội hoàn toàn khép kín. Thậm chí chúng tôi không nhận thấy rằng, chế độ này đã biến chúng tôi thành những con người ngu dốt."

Trong cuốn hồi ký vừa xuất bản, theo lời kể của Eunsun Kim, người đọc có thể thấy “sự tẩy não” hay nói cách khác, nền giáo dục tuyên truyền nhồi sọ của chế độ hiện hành ở Bắc Triều Tiên hết sức có hiệu quả. Khi đặt chân tới Trung Quốc, cô đã nhiều lần tự hỏi: “Tại sao người ta lại nói xấu đất nước của cô đến thế ?. Người thiếu nữ Triều Tiên đã phải mất rất nhiều thời gian để có thể nhận ra được bản chất thực của chế độ đã đày đọa cô. Ngay cho đến bây giờ, theo nhận xét của những người đã tiếp xúc với Eunsun Kim, cô vẫn cảm thấy khó khăn khi nói về hai lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il, hai triều đại mà cô đã từng biết đến.

Dường như để giải thích về việc tại sao cô không căm thù họ một cách mãnh liệt, Eunsun kể lại là, trước khi biết đến nạn đói, gia đình cô cũng không đến nỗi nào, cô đã từng được ăn kem, mẹ cô đã rất tự hào về cô khi đến xem con hát ở trường.

Điều ám ảnh nhất hiện nay đối với Eunsun Kim là làm một điều gì đó cho các đồng bào mình, một khi đất nước thống nhất. Cô tâm sự:

Tôi sẽ tiếp tục việc học tập, tôi muốn trở thành một nhà tâm lý cho trẻ em. Tới ngày tái Thống nhất hai miền Triều Tiên, tôi muốn làm công việc giảm nhẹ đi nỗi đau khổ của những em nhỏ miền Bắc Triều Tiên. Tất nhiên đấy chỉ là một việc làm nhỏ để đóng góp vào việc tái Thống nhất, để giúp cho những người ở miền Bắc bớt đau khổ.

Trọng Thành, RFI


------------------------------------


N.Korean Defector Tells Her Story in French Autobiography



A North Korean woman documents her harrowing account of escaping from North Korea in her autobiography, which she has released in French.

"We were forced to endure harsh labor when we were sent back to North Korea after being captured in China," author Kim Eun-sun told reporters at the Korean Cultural Center in Paris on Tuesday (local time).

"My mother fell ill and we had no choice but to escape the North again or risk losing her under such harsh living conditions."

The autobiography, which was co-written with the Seoul correspondent for the French daily Le Figaro, Sebastien Falletti, is entitled "North Korea: The Nine-Year Escape from Hell." 
Kim Eun-sun (left) with Sebastien Falletti /YonhapKim Eun-sun (left) with Sebastien Falletti /Yonhap
The book records the 26-year-old and her mother's three attempts to flee the Stalinist state starting in 1998, and continuing on to their eventual arrival in South Korea in 2006. Her father went missing during their nine-year ordeal.

"In North Korea, even elementary school kids are forced to watch public executions in order to instill a sense of fear in them," said Kim, who visited Paris to mark the publication of her book. "You cannot have hopes or dreams in the North."

She shuddered as she recalled the conditions she had to suffer after being repatriated back to the North. "We had to experience things that were simply unbearable," she said. "We had to suffer humiliations that we couldn't even imagine being put through in China or in another country."

Kim said she decided to publish her story because she wanted to make more people aware of the atrocities taking place in the North.

"But students in South Korea are either not interested in North Korean defectors, or they have misconceptions about them," she said.

Kim enrolled at Seoul's Sogang University in 2009 and is majoring in Chinese studies and psychology. "I want to major in child psychology and find a job that has something to do with North Korea," she said.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Đông Thiên Đường (Quảng Bình) đẹp gấp 10 lần động Phong Nha

Năm 2005, khi phát hiện hang động này, các nhà thám hiểm của Hội Hang động hoàng gia Anh (BCRA) đã bàng hoàng vì vẻ đẹp thần tiên của hang, chỉ có thể thốt lên được hai tiếng: “Thiên đường!”

Trong danh mục những hang động đẹp nhất thế giới, động Phong Nha được xếp hạng một trong hai hang động đẹp nhất thế giới với danh hiệu “đệ nhất động”. Tuy nhiên, khi các chuyên gia hang động tìm ra Thiên Đường, nhiều người đã cho điểm Thiên Đường đẹp gấp 10 lần Phong Nha. 

Video:
Động Thiên Đường là một động tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Động này đã được Hội Nghiên cứu hang động Anh quốc phát hiện năm 2005 và được đánh giá là động lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài kỉ lục 31km (chỉ mới khai thác du lịch được 1.6km), với niên đại từ 300 – 400 triệu năm trước và quy mô lớn hơn nhiều. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền đất trong động này là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Nhiệt độ bên trong động Thiên Đường luôn chênh lệch so với bên ngoài khoảng 16 °C.

Quả không hổ thẹn với tên gọi, động Thiên Đường đứng đầu bảng xếp hạng hang động quốc tế vì tính thẩm mỹ, khoa học lẫn vẻ lộng lẫy, khoáng đạt, với nhiều tầng thạch nhũ đẹp say lòng. Khai trương ngày 3-9-2010 nhưng đến ngày 24-12-2010, động Thiên Đường mới mở cửa đón khách.
Cổng xuống Thiên đường là đây...

Có gì hay?

Đến cửa động, thật bất ngờ, cửa chỉ nhỏ vừa đủ một người xuống, nằm dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục. Một cái dốc dẫn xuống nền động dài 15m, dốc được tạo rất cầu kỳ với vô vàn hạt thạch nhũ to tròn, hai bên dốc có nhiều dấu tích sập đổ, ngổn ngang những cột thạch nhũ chổng chơ như thể vừa trải qua một đợt kiến tạo. Chân chạm nền động, một cảm giác mát lạnh phả vào, cho dù ngoài trời đang nắng nóng, nhiệt kế mang theo chỉ 18 độ, nhiệt độ lý tưởng để thưởng ngoạn thiên nhiên.
Đường lên lại "Hạ giới"...
Mỗi khối thạch nhũ đẹp mỗi vẻ, không khối nào giống khối nào, đã tạo nên một thiên đường huyền hoặc. Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng, ruộng bậc thang, nhà rơm. Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ. Hay Cung Quần Tiên Hội Tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà, lạc đà hóa nghê châu, thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh, linh vật mình ngựa đầu rồng, Phúc – Lộc – Thọ, tháp Phật. Có những cột nhũ lớn đường kính 1-2 m trông rất giống tượng Phật Bà Quan Âm.
Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ.

Cái này chắc là thạch “snack”, nhìn như mấy miếng bánh, hehe…


Cung Giao trì với thạch nhũ hình 3 ông Phước Lộc Thọ



Thạch "Phòng the"........

Ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người, ở mỗi góc nhìn đều mang những hình thù khác nhau; người thì bảo trông giống như cây thông Noel, người bảo giống tòa sen… Thật ra đó là khối thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào.
http://farm6.static.flickr.com/5107/5642526027_6a9f65ab67.jpg 
Cổng Thiên Đường.
http://farm6.static.flickr.com/5107/5642526027_6a9f65ab67.jpg
Suối trong động...

http://farm6.static.flickr.com/5044/5643101530_b5803ec460_b.jpg
Đây có lẽ là quảng đường động dài nhất, và là tấm hình chụp Panorama đẹp nhất của mình trong động...
http://farm6.static.flickr.com/5189/5642544003_6b43a9da38.jpg
Cung Quần Tiên Hội Tụ
http://farm6.static.flickr.com/5310/5643176852_445501e220_z.jpg

Cao nhất là Cung Đại Thánh Đường, với trần hang cao nhất động.
http://farm6.static.flickr.com/5069/5642554741_f4a27997b5_z.jpg
Thạch “Nhà rông”

Đoạn cuối động, vẫn còn đang khai thác tiếp…

Lời khen cho nhà đầu tư Trường Thịnh

Không chỉ ngạc nhiên khi thưởng lãm một kỳ quan của đất trời mà tôi còn bất ngờ trước sự sạch sẽ, quy củ, đầu tư xây dựng công phu, chăm sóc kỹ lưỡng của đơn vị quản lý khai thác động Thiên Đường – Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh. Chắc là của tư nhân nên dàn nhân viên trong đồng phục bắt mắt đón khách rất nhiệt tình, được huấn luyện rất tốt, chào hỏi và mỉm cười rất dịu dàng như khách quý đến chơi, từ bác bảo vệ đến anh quản lý. Sau khi giới thiệu những nét chung về hang động, hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi sâu vào trong hang qua tuyến cầu thang gỗ hàng trăm bậc được xây dựng và lắp đặt công phu dài hơn 1 km.
http://farm6.static.flickr.com/5188/5643015646_c2291c0a45.jpg


http://farm6.static.flickr.com/5065/5642551227_7b4d7e2ef8.jpg

Không như các quần thể hang động khác tại Việt Nam, nhà đầu tư đã tôn trọng tự nhiên tối đa, ngay cả đèn chiếu sáng cũng là ánh sáng trắng nhằm giữ nguyên màu sắc tự nhiên, tươi mới của hang động. Trên toàn bộ đường tham quan, chúng tôi đều đi trên những thang gỗ tự nhiên chứ không để mài mòn nền động như những nơi khác. Cô hướng dẫn viên giải thích làm như vậy để khách dễ đi lại, bảo quản nền động không bị tàn phá.

http://phamvietdao2.blogspot.com/

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Vị Giám mục không biết sốt ruột


Đây là lần thứ hai tôi ghé thăm Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hànội. Năm ngoái tôi đã được vinh dự nói chuyện với các sinh viên Ban Thần Học, và năm nay với các sinh viên Ban Triết Học tại Cổ Nhuế. Cả hai buổi nói chuyện này, nội dung nhấn mạnh đến sự trưởng thành tâm lý và tâm linh. Sự trưởng thành cần thiết để không những giúp các sinh viên sống tự tin, vui vẻ, hòa đồng với mọi người, mà còn chuẩn bị cho những bước kế tiếp trên con đường phục vụ Giáo Hội và dân Chúa một cách thánh thiện qua thiên chức linh mục.

Vì rơi vào những ngày cuối tuần nên các sinh viên phải lo công tác phục vụ tại các giáo xứ. Lại nữa, dịp này Đại Chủng Viện bận rộn tiếp đón Phái Đoàn Tòa Thánh nên Đức Cha Giám Đốc đã tỏ ra lấy làm tiếc vì không xếp được chương trình để tôi nói chuyện với các sinh viên Thần Học như năm trước. Nhằm đáp lại tấm thịnh tình đó của ngài, sau đây là một vài cảm nghĩ của tôi về lần thăm viếng và gặp gỡ này như một chia sẻ thân tình thay cho bài nói chuyện của tôi gửi tới các sinh viên Thần Học.

Thoạt nhìn người ta cứ tưởng rằng Đức Cha Giám Đốc là một con người khô khan, khép kín, bảo thủ, nghiêm nghị, và khó tính. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ mới khám phá ra rằng nơi con người ấy có những đức tính hoàn toàn trái ngược: Hiền từ, khiêm nhường, phó thác, khôn ngoan, và giầu tình cảm. Những đức tính ấy, cộng với lòng yêu mến Thiên Chúa, yêu mến Giáo Hội và các linh hồn đã đúc kết nên một vị giám mục mà tôi đã thân mật gọi ngài, “Đức Giám Mục không biết sốt ruột”!

Cụm từ “không biết sốt ruột” ở đây tôi dùng theo một nghĩa tích cực và trang trọng. Mục đích nói lên rằng con người tự nhiên của ngài với những đức tính nổi bật cũng như những khuyết điểm tự nhiên đã được ngài luyện tập, gọt dũa đến thuần thục. Kết quả của sự hòa nhập uyển chuyển này là một tâm hồn thanh thản, một cái nhìn thông thoáng, nhẹ nhàng đối với mọi việc, mọi vấn đề dù to hay nhỏ, dù quan trọng hay không quan trọng thường ngày vẫn xảy ra chung quanh cuộc sống. Vui cũng như buồn, hạnh phúc cũng như đau khổ, thử thách không làm bận tâm, lo lắng, và sợ hãi. Nhờ không biết sốt ruột, ngài đã trở nên một mô phạm cũng như may mắn cho các chủng sinh được sống và được hưởng sự giáo huấn của ngài.

Dù không muốn đụng chạm đến sự khiêm nhường của ngài, nhưng qua những câu chuyện trao đổi, tôi thật cảm động khi biết ngài đã chắt chiu từng đồng, từng xu lo tìm kiếm, chạy vạy để đem lại cho các chủng sinh miếng cơm, manh áo, đôi giày… Nơi chốn và hoàn cảnh học tập của Đại Chủng Viện hiện nay tuy không thoải mái, tiện nghi nhưng cũng không quá thiếu thốn, nghèo nàn. Và nếu so sánh với mức sống, sinh hoạt của phần lớn các tín hữu cũng như dân chúng thì đời sống và hoàn cảnh ấy vẫn được coi là thích hợp.

Chu toàn vai trò Giám Đốc Đại Chủng Viện, và trách nhiệm của một Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hànội với một tinh thần “không sốt ruột”. Ngài luôn tỏ ra bình tĩnh, ân cần và có giờ cho những người mà ngài cần gặp gỡ, tiếp xúc bằng thái độ ung dung, tự tại. Tôi cho đây là nhân đức, vì trong sự phát triển mức độ trưởng thành cả về tâm lý lẫn tâm linh, đôi khi con người vẫn bị lấn cấn, lên xuống từ bình thường đến nhân đức rồi lại từ nhân đức giảm xuống còn bình thường, điều mà rất dễ nhận xét qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt của một người. Thí dụ, bẳn gắt, nóng nảy, hấp tấp, khắt khe, bắt bẻ người này, người khác. Theo tôi, những điểm tiêu cực ấy không thấy có nơi ngài. 

Qua những nét tâm lý bộc lộ bằng hành động, ngài là một người giầu tình cảm, dễ xót thương, và gần gũi với những đau thương tinh thần cũng như thể xác của người khác. Như Thầy Chí Thánh ôm vác con chiên thương tật trên vai, ngài cũng biểu tỏ tâm tình ấy trong việc lo lắng, hiểu thấu, và săn sóc cho từng sinh viên trong Đại Chủng Viện. Ngài tỏ ra rất thông cảm và hiểu biết từng người với những ưu và khuyết điểm cũng như cá tính dị biệt.

Không những dễ dàng xót thương, và cảm nhận cách tinh tế trong cảm tình đối với người khác, ngài còn là một người giầu nội tâm, biết lắng nghe và đón nhận thánh ý Chúa cách bén nhạy như Maria đã âu yếm ngồi dưới chân Chúa để nghe và chia sẻ những suy tư của Ngài. Ai cũng có thể dễ dàng nhận ra nội tâm sâu xa này trong cử chỉ nhẹ nhàng, bình tĩnh, khoan thai, nhưng cũng rất tế nhị và trong giao tế xã hội khi ngài gặp gỡ, tiếp xúc với người này, người khác.

Và điểm sau cùng là tính chất sâu lắng, chín chắn, kiên trì trong các quyết định và hành động. Ngài làm việc sau khi đã nghe ngóng, đón nhận ý kiến của người khác. Đem tất cả những dữ kiện ấy đặt dưới chân Chúa, trình bày và tìm hiểu ý Ngài. Và sau khi đã nhận ra Chúa muốn ngài làm gì, thì đây là lúc ngài bền bỉ và can đảm trong hành động. 

Tóm lại, với tất cả những yếu tố thuộc về cá tính như trên, ngài đúng là một người hài hòa được những nhu cầu tâm linh và vật chất. Can đảm và chín chắn với quyết định. Tế nhị và hòa đồng với mọi người. Và như trên tôi vừa trình bày, ngài đã lột tả mình qua mẫu người mà theo tâm lý học gọi là Thụ Cảm. Một con người rất giầu tình cảm. Dễ xót thương. Ưa thích thiên nhiên. Sống nhiều về quá khứ. Và cũng rất lãng mạn. Sự thân mật là đức tính nổi bật, cũng như dễ mủi lòng đã trở nên khuyết điểm của ngài vì lòng quá xót thương. Ở một điểm khác, nó đã cho ngài biệt hiệu “Giám mục không biết sốt ruột”!

Nhưng tại sao tôi lại muốn chia sẻ cảm nghĩ của tôi về điều này với các sinh viên Thần Học? Thật ra, dù tâm lý gì đi nữa, dù triết học gì đi nữa, và dù phân tách cá tính, quan điểm con người theo trường phái nào đi nữa, điều cần thiết nhất là phải tự ý thức về mình, tự muốn sửa mình, và tự muốn thăng hoa đời mình. Ở đây yếu tố thời gian đã chứng minh những cá tính của Đức Cha Giám Đốc với hơn 40 nhẫn nại cho thiên chức linh mục từ một chủng sinh đến chàng hớt tóc dạo, và bây giờ giữa những tế nhị, phức tạp trong nhiệm vụ Giám Đốc Đại Chủng Viện cũng như Giám Mục Phụ Tá cho Tổng Giáo Phận Hànội. Học, suy ngắm, và sống được như vậy cũng chính là học và sống cho cuộc đời thánh hiến, cho ơn gọi dấn thân vô điều kiện cho Chúa và cho các linh hồn. Và đây là những gì các sinh viên Thần Học không cần phải đi tìm đâu xa, nhưng đang có trước mặt.

Thật vậy, rất may cho các sinh viên nào mà tính tình nóng nảy, hành động bất nhất, ưa tìm kiếm cái tôi và danh vọng mà quên đi mục đích ơn gọi. Quên đi rằng mình đang trong thời gian tu học. Đối với các sinh viên này, cái không biết sốt ruột của Đức Cha Giám Đốc sẽ tạo điều kiện cho sự quay trở về, cho hành động sửa sai, và cho những cơ hội tốt để hoàn chỉnh cuộc sống và ơn gọi. Họ hãy học ở vị Giám Đốc của mình cái tính nhẫn nại, lòng phó thác và sự khiêm tốn. Và hãy nắm bắt lấy cơ hội để tự sửa sai và thăng tiến.

Riêng đối với những sinh viên chăm chỉ và tìm cầu học hỏi, việc ngài không biết sốt ruột kia chính là cơ hội tốt để họ tự cảm thấy tin tưởng, bình an và có thêm thời gian chuẩn bị cần thiết cho cuộc sống ơn gọi, cho thánh chức và đời sống linh mục. Họ cũng cần học hỏi ở nơi vị Giám Đốc của mình để biết sống và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, và tin tưởng hơn vào tình yêu thương của Đức Cha Giám Đốc. Sống hiền hòa. Sống tinh tế. Sống dễ dãi với mọi người.

Tóm lại, có được một vị thầy, một người cha như vậy là điều hết sức hạnh phúc. Là một hồng ân lớn lao. Ai cũng biết rằng, đời sống ơn gọi, đời sống linh mục là một ân huệ nhưng cũng là một thử thách lớn lao. Không ai có thể hoàn tất ơn gọi và đời sống này một cách tốt đẹp, thánh thiện mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhưng trường đời cũng như trường lớp “không thầy đố mày làm nên”. Và chính vì thế, có được vị tôn sư như vậy, không nên bỏ qua.

Bản thân tôi, qua những buổi tâm sự chia sẻ với Đức Cha Giám Đốc, tôi cũng đã học được nhiều ở nơi ngài. Tôi học những điều mà sách vở không dạy. Tôi học không phải bằng kinh điển trường lớp mà bằng kinh nghiệm của một vị thầy đáng kính. 

Mọi đóng góp và giúp đỡ Đại Chủng Viện, xin liên lạc trực tiếp với:

Đức Cha Chu Văn Minh
Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hànội
40 Nhà Chung, Hoàn Kiếm
Hànội - Việt Nam 
Dt: 043-828-9853


Trần Mỹ Duyệt