Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Cứu trợ lũ lụt: "Mỗi ngài 2 gói mì tôm"

Trên các trang mạng, tin tức lũ lụt và cứu trợ dồn dập, lòng tôi vơi bớt nỗi lo về những người thân ở quê bọ.

Cứu trợ lũ lụt, số liệu 'trên trời'

Danlambao đưa tin: "Trước hình ảnh tang thương trong cơn lũ tàn khốc của đồng bào ruột thịt miền Trung, các đồng chí lãnh đạo của đảng ta đã động lòng từ tâm và ra quyết định: cấp cho mỗi tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh 1.000 tấn gạo, 100 tỷ đồng để phân phát tới các hộ dân vùng ngập lũ".



Trong khi đó, VietnamNet cho hay "Thủ tướng đã gửi Công điện khẩn yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế ứng ngân sách địa phương để huy động mỳ tôm, nước uống đóng chai nhằm cứu trợ cho dân vùng ngập lũ."

Và số liệu cụ thể được nói đến là "tỉnh Hà Tĩnh 50 tấn mỳ tôm và 50.000 lít nước; tỉnh Quảng Bình 50 tấn mỳ tôm và 50.000 lít nước; tỉnh Thừa Thiên Huế 10 tấn mỳ tôm."

Thực tế, người dân nhận được 'mỗi ngài 2 gói mì tôm'

"Trợ cấp à, nhà em dận được mỗi ngài 2 gói mì tôm." (Dận = nhận; ngài = người).

Tôi điện thoại về làng Hoà Ninh, một trong những làng bị ngập nặng ở bên dòng sông Gianh, hỏi thăm tình hình cứu trợ thì nhận được câu trả lời như trên từ một chị rặt giọng quê bọ. Khi nghe tôi đề cập các số liệu trợ cấp trên đây, thì chị nói: "Của mô mà diều rứa hè. Ở đây nỏ chộ chi mô." (Diều = nhiều; nỏ chộ = chả thấy).

Để kiểm chứng, tôi điện thoại cho hai người khác trong làng và cũng nhận được câu trả lời như thế. Nhà kia có 5 người, qua hai đợt đến nhà thôn trưởng nhận trợ cấp, tổng cộng là 10 gói mì tôm. 'Trên tinh thần nói chung... coi như là tóm lại', vỏn vẹn chỉ 2 gói mì tôm cho mỗi người, tính đến lúc tôi viết entry này: 14 giờ 50 ngày 09/10/2010.

Vài so sánh

Nếu chính phủ giảm bớt số tiền phung phí vào đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (chắc chắn là không rồi), thì với 94 ngàn tỉ có thể trợ cấp cho Quảng Bình 940 năm lũ lụt, như trận lụt lịch sử mà quê bọ phải hứng chịu vừa qua.

Hay với số tiền vỡ nợ của Vinashin, 86 ngàn tỉ, có thể giúp đỡ cho Hà Tỉnh 860 năm lũ lụt.

Mới đây, Hà Nội đã quyết định ngừng bắn pháo hoa ở 29 điểm, nhưng chắc gì số tiền tiết kiệm được sẽ tới tay đồng bào miền Trung.

50 tấn mì tôm thì nhiều lắm đấy. Nhưng với 50.000 lít nước, thì liệu người dân vùng lũ có được mỗi ngài 1 li không?

Và suy ngẫm

Đọc mản tin của VietnamNet mà tôi không khỏi suy nghĩ: Sao lại 'ứng ngân sách địa phương', rồi sau đó 'Chính phủ hỗ trợ các địa phương hoàn trả số kinh phí tạm ứng?'

Hoá ra là việc cứu trợ người dân trong cơn đại hoạ không đáng để chi ngân sách sao? Ơ hay, người dân là 'chủ' cơ mà! Hay là ngân sách chỉ có thể chi trả lương, tiệc tùng, hội họp cho các 'đầy tớ' mà thôi?

Trả lời báo chí ngày 8/10/2010, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nói: 'mọi hoạt động của Đại lễ không có mục đích nào khác là đều hướng về nhân dân, vì nhân dân.' Câu này khá quen quen trong thời đại của chúng ta. 

Theo ông Nghị, lý do Hà Nội dừng bắn pháo hoa tại 29 điểm trên toàn thành phố vào đêm bế mạc 'là bởi trong những ngày này thiên tai, lũ lụt gây nên những tổn thất nặng nề về người và của ở một số tỉnh miền Trung'. Có lẽ vì lý do an ninh hay vì sự phản ứng của dư luận thì đúng hơn.
Gia dinh khoc co giao Hoa o Ha Tinh
Đề nghị quốc tang

Tôi thiết nghĩ, việc ủng hộ bảo lụt, ngừng bắn pháo hoa cũng chưa đủ. Nếu các nhà lãnh đạo có lòng trắc ẩn, thì phải dừng ngay đại lễ, dừng mọi cuộc chơi, cả nước treo cờ rũ, cử hành 3 ngày đại tang lễ cho tất cả nạn nhân lũ lụt miền Trung. 

75 mạng người Việt không đáng cho chúng ta để tang sao? Xin cộng đồng dân mạng chúng ta đồng loạt làm một cử chỉ gì đó để tỏ tình liên đới với đồng bào miền Trung ruột thịt.


Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

12 điều mà người Công giáo phải trả lời được

Tác giả: DEAL HUDSON
GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng ta phải trả một giá rất đắt cho nó: Khi dân chúng được quyền tự do muốn nói gì thì nói, họ đôi khi dùng sự tự do đó để nói những điều ngớ ngẩn. Và đó là 12 điều mà chúng tôi sẽ bàn ở đây.

Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến, trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công giáo có nhiệm vụ phải trả lời.

1. "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả. Ðiều đúng cho bạn chưa chắc đã đúng cho tôi."

Người ta dùng lý luận này rất nhiều khi họ không đồng ý với một câu nói và không có cách nào khác để chống đỡ tư tưởng của mình. Vậy, nếu không có gì là đúng cho tất cả mọi người, thì họ muốn tin gì thì tin, và không thể nói gì để làm họ đổi ý cả.

Nhưng hãy nhìn lại câu nói "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả" một lần nữa. Có phải chính câu này đã khẳng định nó là điều tuyệt đối không? Nói cách khác, nó áp dụng ít qui luật hay tiêu chuẩn cho mọi người -- chính là điều mà những người theo tương đối nói là không thể được. Họ đã hóa giải lập luận của họ bằng cách đưa ra lập luận của họ.

Một vấn đề khác với câu này là không có một người theo thuyết tương đối nào lại thật sự tin điều đó. Nếu có ai nói với bạn, "Không có chân lý tuyệt đối nào cả," và bạn thụi vào bụng người đó, người đó có lẽ sẽ nổi nóng. Nhưng theo niềm tin của anh ta, anh ta phải nhận rằng đấm vào bụng ai có thể sai đối với anh, nhưng có thể đúng đối với bạn.

Khi đó họ sẽ trở lại với một bổ túc cho câu nói nguyên thủy là: "Bao lâu bạn không làm đau người khác, bạn tự do muốn làm gì và tin gì tùy ý."  Nhưng đây chỉ là một sự phân biệt tùy ý (cũng như là câu nói tuyệt đối khác). Ai nói là tôi không được làm đau người khác? Cái gì là đau? Luật này từ đâu mà đến?

Nếu câu này được đưa ra dựa theo quyền của cá nhân, thì không có nghĩa gì đối với người khác. "Ðừng làm hại" chính nó là một thỉnh cầu đối với một cái gì cao trọng hơn - một loại phẩm giá chung  của con người. Nhưng câu hỏi lại là phẩm giá từ đâu đến.

Như bạn có thể thấy, càng đi sâu vào những câu hỏi này, thì bạn càng hiểu biết rằng quan niệm về lẽ phải và chân lý không phải tùy ý, nhưng dựa vào một vài chân lý cao quý và phổ quát ngoại tại -- một chân lý được viết trong chính bản tính của chúng ta. Chúng ta có thể không biết nó trọn vẹn , nhưng không thể chối rằng không có chân lý đó.

2. Kitô giáo không hơn gì các tín ngưỡng khác. Tất cả mọi tôn giáo đều dẫn đến Thiên Chúa."

Nếu bạn không nghe đến câu này vài chục lần, bạn không rút ra được bao nhiêu. Ðáng buồn là những người nói lên điều này thương lại là Kitô hữu (ít ra trên danh nghĩa).

Những trở ngại với quan điểm này thật không phức tạp gì cả. Kitô giáo đưa ra một chuỗi những lời xác nhận về Thiên Chúa và con người: Rằng chính Chúa Giêsu Nadareth là Thiên Chúa, và Người đã chết và sống lại -- tất cả để chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi. Mọi tôn giáo khác trên thế giới phủ nhận tất cả những điều này. Cho nên, nếu Kitô giáo là đúng, thì đạo này nói cho thế gian biết một chân lý sống còn -- một chân lý mà tất cả các tôn giáo khác phủ nhận.

Chỉ điều này thôi đã làm cho Kitô giáo thành duy nhất.

Nhưng nó không ngừng ở đó. Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan.

"Thầy là đường, sự thật, và sự sống; không ai có thể đến với Chúa Cha, mà không qua Thầy." Trong Kitô giáo, chúng ta có trọn sự mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại. Ðúng là tất cả các tôn giáo chứa đựng một phần chân lý -- số lượng thay đổi tùy theo tôn giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta khao khát mong muốn theo và thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta có nên làm theo cách Ngài chỉ dạy không?

Nếu Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, thì chỉ Kitô giáo chứa đựng hoàn toàn chân lý này.

3. "Cựu Ước và Tân Ước trái ngược nhau ở nhiều chỗ. Nếu một Thiên Chúa toàn năng linh hứng Thánh Kinh, thì Ngài đã không để cho có sai lỗi."

Ðây là một luận điệu thông thường, người ta có thể thấy khắp nơi trên Internet (nhất là những websites vô thần và tự do tư tưởng). Một bài trên website của Vô Thần ghi rằng: "Ðiều lạ thường về Thánh Kinh không phải vì tác giả là Thiên Chúa; chính là những mâu thuẫn được bịa đặt vô nghĩa mà người ta có thể tin là được Thiên Chúa thượng trí viết ra."

Những câu như thế thường được kèm theo một danh sách những câu "mâu thuẫn" trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, những điều cho là mâu thuẫn có ít sai lầm đơn giản. Thí dụ, người phê bình không đọc những sách khác nhau trong Thánh Kinh theo thể văn mà các sách đó được viết. Xét cho cùng, Thánh Kinh là một sưu tập nhiều loại văn tự... lịch sử, thần học, thơ phú, và khải huyền,vv.... Nếu chúng ta đọc các sách này cùng một cách cứng ngắc như chúng ta đọc báo ngày nay, thì chúng ta sẽ bị bối rối kinh khủng.

Và danh sách "các mâu thuẫn" trong Thánh Kinh minh xác điều này. Thí dụ lấy điều đầu tiên trong danh sách Vô Thần của Mỹ:

"Hãy nhớ ngày Sabát, và giữ nó cách thánh thiện." (Xuất Hành 20,8)

So với:

"Người thì cho rằng ngày này trọng hơn ngày khác; người khác lại cho rằng ngày nào cũng như nhau. Vậy mỗi người phải xác tín trong thâm tâm mình." (Rom 14,5)

Người vô thần la lên: Ðó! rõ ràng là một mâu thuẫn. Nhưng phê bình gia quên không nhắc đến điều mà mọi Kitô hữu đều biết: Khi Ðức Kitô thiết lập Giao Ước Mới, thì những đòi hỏi về nghi lễ của Giao Ước Cũ được làm trọn (và qua đi). Vì thế việc những luật lệ trong Cựu Ước về nghi lễ không còn được ứng dụng cho dân của Tân Ước là điều hoàn toàn hợp lý.

Nếu nhà phê bình hiểu giáo lý đơn giản này của Kitô giáo, thì anh đã không mắc phải một lỗi sơ đẳng như thế.

Ðiều kế tiếp trong danh sách của Vô Thần Mỹ cũng có khuyết điểm tương tự:

"...trái đất mãi mãi trường tồn."  (Giảng Viên 1,4)

So với:

"...các nguyên tố vật chất sẽ cháy tiêu tan, trái đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ." (2 Pr 3,10).

Vậy Cựu Ước cho rằng trái đất sẽ tồn tại đến muôn đời, trong khi Tân Ước nói rằng nó rồi sẽ bị hủy diệt. Chúng ta dung hòa hai câu này thế nào? Thực ra rất dễ, lại theo sự hiểu biết về thể văn mà theo hai sách này được viết ra.

Thí dụ Sách Giảng Viên so sánh cái nhìn thế tục và tôn giáo - và hẩu hết sách này viết theo quan niệm thế tục. Ðó là lý do tại sao chúng ta thấy những dòng như, "Bánh được làm cho vui, và rượu làm cho cuộc đời thêm tươi, và tiền bạc giải quyết được tất cả" (Gv 10,19).

Tuy nhiên, ở cuối sách, tác giả đưa ra một khúc quanh, không cần tất cả "sự khôn ngoan" ông tặng và bảo chúng ta "Kính sợ Thiên Chúa, và tuân giữ giới răn Ngài; vì đó là tất cả nhiệm vụ của con người.." (12,13).

Nếu một độc giả ngưng đọc trước khi đến cuối, thì người ấy sẽ bối rối như phê bình gia Vô Thần Mỹ. Tuy nhiên, vì quan điểm đó nảy ra khái niệm về một thế giới trường tồn bị gạt bỏ ở hàng cuối cùng của sách, hiển nhiên là không có mâu thuẫn với điều được mạc khải sau đó ở trong Tân Ước. (Và đây chỉ là một cách để trả lời tố cáo về sự khác biệt này)

Những "mâu thuẫn" khác giữa Cựu và Tân Ước có thể được trả lời cách tương tự. Hầu như với điểm nào, nhà phê bình cũng bị lầm lẫn về mạch văn, không để ý đến thể văn, và không để dành chỗ nào cho việc cắt nghĩa cách hợp lý.

Không một Kitô hữu biết suy nghĩ nào phải bối rối về những danh sách này.

4. "Tôi không cần đến Nhà Thờ. Bao lâu tôi là một người tốt, chỉ có điều đó mới đáng kể."

Luận điệu này dược dùng thường xuyên, và rất gian xảo. Khi một người nhận mình là "người tốt," người đó thật sự ám chỉ rằng họ "không phải là một người xấu." -- người xấu là người sát nhân, hiếp dâm, và trộm cắp. Phần đông người ta không cần cố gắng mấy để tránh các tội này, và đó là tư tưởng: Chùng ta muốn làm một số việc tối thiểu để được thông qua. Ðiều đó không giống Ðức Kitô lắm, phải không?

Nhưng bỏ qua trạng thái tâm lý đó, có một lý do quan trọng để người Công giáo đền Nhà Thờ hơn là chỉ để thực hành việc đi thêm một dặm nữa. Thánh Lễ là viên đá góc của đời sống đức tin của chúng ta vì một điều nằm ở trọng tâm của nó: Bí Tích Thánh Thể. Ðó là nguồn mạch của tất cả đời sống cho người Công giáo, là những người tin rằng bánh và rượu trở nên Mình và Máu thật của Ðức Kitô. Chứ không phải chỉ là biểu tượng của Thiên Chúa, nhưng là Thiên Chúa hiện diện cách thể lý với chúng ta bằng một phương thế mà chúng ta chỉ có thể cảm nghiệm được bằng cầu nguyện.

Chúa Giêsu phán, "Thật, Thật, Ta bảo các người, trừ khi các người ăn thịt Con Người và uống máu Người, các người không có sự sống trong các người; ai ăn thịt và uống máu Ta có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết" (Ga 6,53-54). Chúng ta tôn trọng lệnh của Chuá Giêsu và tin tường vào lời hứa của Người mỗi lần chúng ta đi dự Thánh Lễ.

Hơn nữa, bí tích Thánh Thể, cùng với tất cả các bí tích khác, chỉ dành cho những người ờ trong Hội Thánh. Là phần tử của Hội Thánh, nhiệm thể hữu hình của Ðức Kitô trên thế gian, đời sống chúng ta liên hệ mật thiết với đời sống của người khác trong Hội Thánh. Liên hệ cá nhân của chúng ta đối với Thiên Chúa thật quan trọng, nhưng chúng ta cũng có nhiệm vụ sống như những phần tử trung thành của nhiệm thể Ðức Kitô. Là "người tốt" mà thôi chưa đủ.

5. "Bạn không cần phải xưng tội với một linh mục. Bạn có thể đến thẳng cùng Thiên Chúa."

Như một cựu mục sư Baptist, tôi có thể hiểu việc chống xưng tội của người Tin lành (họ hiểu về chức linh mục một cách khác). Nhưng một người Công giáo mà nói một điều như thế... thì thật là thất vọng. Tôi nghi rằng bản tính loài người là thế, người ta thường không thích nói cho người khác biết tội mình, nên đưa ra lý do để biện minh tại sao không làm thế..

Bí Tích Giải Tội đã có với chúng ta từ đầu, từ chính Lời của Ðức Kitô:

"Chúa Giêsu lại bảo các ông, 'Bình an cho các con! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con.' Nói rồi, Người thổi hơi vào các ông và bảo các ông, 'Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Nếu các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha; nếu các con cầm buộc ai, thì người ấy bị cầm buộc.'” (Ga 20,21-23)

Nên ghi nhận rằng Chúa Giêsu ban cho các Tông đồ quyền tha tội.. Tất nhiên, họ không biết phải tha tội nào nếu họ không được nói cho biết là tội nào chúng ta phạm.

Việc xưng tội cũng được chứng minh trong thư thánh Giacôbê:

"Có ai trong anh em đau ốm? Hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh, và hãy để họ cầu nguyện trên người ấy, xức dầu cho người ấy nhân danh Chúa; Và lời cầu nguyện do đức tin sẽ cứu người bệnh; và Chúa sẽ nâng người ấy dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha. Anh em hãy xưng tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được chữa lành. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính có hiệu lực rất lớn lao". (Gc 5,14-16)

Ðiều đáng quan tâm là không có chỗ nào Thánh Giacôbê (hay Chúa Giêsu) bảo chúng ta là chỉ xưng tội với Thiên Chúa, nhưng các Ngài có vẻ nghĩ là ơn tha tội đến bằng cách xưng tội công khai.

Và lý do thật dễ hiểu. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta làm tổn thương không những mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, mà còn với Nhiệm Thể Người, là Hội Thánh (vì tất cả mọi người Công giáo nối kết với nhau như con cùng một Cha). Cho nên khi chúng ta xin lỗi, chúng ta phải xin lỗi tất cả mọi nhóm liên hệ - Thiên Chúa và Hội Thánh.

Hãy nghĩ về xưng tội cach này. Thử tưởng tượng rằng bạn vào một tiệm và ăn cắp vài món hàng. Sau đó, bạn áy náy và hối hận về hành động tội lỗi này. Giờ đây, bạn có thể cầu xin Thiên Chúa tha cho bạn vì đã phạm giới răn của Ngài. Nhưng còn một phần tử khác liên hệ; bạn phải trả lại món hàng và đền bù cho hành động của bạn.

Ðối với Hội Thánh cũng thế. Trong toà giải tội, linh mục đại diện cho Thiên Chúa và Hội Thánh, vì chúng ta có tội với cả hai. Và khi ngài công bố lời tha tội, thì sự tha thứ chúng ta lãnh nhận được trọn vẹn.

6. "Nếu Hội Thánh thật sự theo Chúa Giêsu, thì đã bán các nghệ thuật, tài sản, và các công trình kiến trúc lãng phí, mà cho người nghèo."

Khi một người nghĩ đến Thành Vatican, họ liên tưởng ngay đến một vương quốc giàu sang, với nơi ở như cung điện cho Ðức Giáo Hoàng và các hòm đầy vàng cất ở các xó nhà, chưa kể đến các sưu tầm nghệ thuật và đồ cổ vô giá. Nhìn đến Vatican cách này thì dễ thấy tại sao một số người trở thành bực tức vì những điều họ nghĩ là sự khoe khoang tài sản cách phô trương và phí phạm.

Nhưng sự thật thì hoàn toàn khác. Các dinh thự chính gọi là "Ðiện Vatican" không phải được xây làm chỗ ở xa hoa của Ðức Giáo Hoàng. Thực ra, khu vực gia cư tương đối nhỏ. Phần lớn điện Vatican được dùng vào việc nghệ thuật, khoa học, điều hành công việc Hội Thánh, và điều hành chung của điện. Có một số đông nhân viên của Hội Thánh và hành chánh sống trong điện Vatican cùng ÐTC, làm cho nó thành trụ sở chính của Hội Thánh.

Còn về những sưu tầm nghệ thuật, thực sự là sưu tập quý nhất trên thế giới, Vatican coi đó như một "kho tàng không thể thay thế được," nhưng không phải về diện tài chánh. ÐTC không làm chủ những tác phẩm nghệ thuật này, và nếu ngài muốn, ngài cũng không được phép bán chúng; chúng chỉ được đặt dưới sự săn sóc của Toà Thánh. Các tác phẩm này không đem nguồn lợi đến cho Hội Thánh, mà ngược lại, Tòa Thánh phải đầu tư một số tài nguyên không nhỏ để bảo tổn các sưu tầm này.

Sự thật của vấn đề này là Tòa Thánh có một ngân sách khá eo hẹp. Nếu thế thì tại sao lại giữ những nghệ phẩm này? Vì tin vào một trong các sứ mệnh của Hội Thánh là một động lực truyền bá văn minh trong thế giới. Cũng như các thầy dòng thời trung cổ cẩn thận chép lại các sách cổ để cung cấp cho các thế hệ tương lai -- nếu không thì những văn bản này không còn nữa -- Hội Thánh tiếp tục bảo trì nghệ thuật để chúng không bị mai một với thời gian. Trong nền văn hóa sự chết ngày nay khi mà từ "văn minh" chỉ được dùng cách lỏng lẻo, sứ vụ truyền bá văn minh của Hội Thánh ngày nay còn quan trọng hơn bao giờ hết.

7. "Chống đối thực sự là điều tích cực, vì tất cả chúng ta phải có đầu óc cởi mở đối với những tư tưởng mới."

Ngày nay có lẽ bạn đã nghe lập luận này nhiều rồi, nhất là trong vụ gương mù về lạm dụng tính dục trong Hội Thánh. Ai cũng muốn tìm giải pháp cho vấn đề, trong đó có người đưa ra những tư tưởng ngoài đức tin Công giáo (như cho phụ nữ, hay mở cửa cho đống tính luyến ái làm linh mục, v.v...). Nhiều người đổ tội cho Hội Thánh vì quá cứng rắn về đức tin và không muốn thử những điều mới.

Sự thật là nhiều tư tưởng về cải cách được đề ra khắp nơi ngày nay không có gì là mới mẻ cả. Chúng đã được đề ra từ lâu, và Hội Thánh đã quan tâm đến chúng. Thực ra, Hội Thánh đã bỏ cả đời ra nghiên cứu cẩn thận các tư tưởng và quyết định rằng tư tưởng nào hợp với luật Thiên Chúa và tư tưởng nào không. Hội Thánh đã gạt ra hết lạc giáo này đến lạc giáo khác trong khi cẩn thận xây dựng giáo lý Ðức Tin. Chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy có cả ngàn giáo hội Kitô khác ngày nay -- tất cả các giáo hội đó đều một thời có "những tư tưởng mới" mà Hội Thánh cho là ngoài Kho Tàng Ðức Tin.

Hội Thánh có môt nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ sự ven toàn của Ðức Tin. Hội Thánh không bao giờ loại bỏ ngay các tư tưởng như một số người chống đối kết án, nhưng đã có hai ngàn năm cầu nguyện và nghiên cứu đằng sau những gì phải tin và phải giữ gìn là chân thật.

Ðiều này không có nghĩa là chúng ta không bao giờ bất đồng ý kiến với nhau ở điểm gì. Luôn luôn có chỗ để thảo luận làm thế nào để đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về chân lý -- thí dụ, làm sao để cải tiến các chủng viện hay các tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân-- tất cả đều trong phạm vi của những nguyên tắc Ðức Tin.

8. Nếu giải thích đúng, Thánh Kinh không lên án đồng tính luyến ái. Nhưng đúng hơn là chống lối sống bừa bãi - dù là đồng tính hay giữa nam nữ. Vì vậy, chúng ta không có lý do để chống liên hệ tình yêu đồng tính."

Khi hành vi đồng tính luyến ái được chấp nhận rộng rãi hơn trong nền văn hóa của chúng ta, thì sẽ có nhiều áp lực hơn giữa các Kitô hữu để giải thích sự cấm đoán điều này cách tỏ tường trong Thánh Kinh. Hiện thời tiêu chuẩn của phe cấp tiến là cho rằng Thánh Kinh -- khi hiểu đúng -- không cấm những hành vi đồng tính.

Nhưng luận điệu này hoàn toàn trái ngược với những câu rõ ràng trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Các câu đầu tiên dĩ nhiên là câu chuyện thời danh về Sođôm và Gômôra. Nếu bạn nhớ lại chuyện hai thiên sứ được Thiên Chúa sai đến thăm ông Lót:

"Nhưng khi các ngài đi nằm thì dân trong thành, tức là người Sôđôm, bao vây nhà, từ trẻ đến già, tất cả mọi người không trừ ai. Chúng gọi ông Lót và bảo: "Những người vào nhà ông đêm nay đâu rồi? Hãy đưa họ ra cho chúng tôi chơi." Ông Lót ra trước cửa gặp chúng, đóng cửa lại sau lưng," rồi nói: "Thưa anh em, tôi xin anh em đừng làm bậy. Đây tôi có hai đứa con gái chưa ăn ở với đàn ông, tôi sẽ đưa chúng ra cho anh em; anh em muốn làm gì chúng thì làm, nhưng còn hai người này, xin anh em đừng làm gì họ, vì họ đã vào trọ dưới mái nhà tôi." Chúng đáp: "Xê ra! Tên này là một kiều dân đến đây trú ngụ mà lại đòi xét xử à! Chúng tao sẽ làm dữ với mày hơn là với những tên kia!" Họ xô mạnh ông Lót và xông vào để phá cửa. Nhưng hai người khách đưa tay kéo ông Lót vào nhà với mình, rồi đóng cửa lại. (St 19,4-10)

Thông điệp của đoạn này thật rõ ràng. Các người Sôđôm là người đồng tính luyến ái muốn liên hệ tính dục với những người thanh niên ở trong nhà. Ông Lót cho họ con gái ông, nhưng họ không thích. Ít giờ sau, Sôđôm bị Thiên Chúa thiêu hủy để đền tội dân chúng phạm -- đó là các hành vi đồng tính luyến ái. Sự thật này được Tân Ứớc xác nhận:

Như Sôđôm, Gômôra và các thành lân cận cũng có cùng một thái độ như họ, buông tuồng trong việc tà dâm, và chạy theo những chuyện xác thịt trái tự nhiên, thì đã được dùng để làm gương, bằng cách chịu phạt trong lửa đời đời. (Giuđa 7)

Nhưng không phải chỉ có những đoạn này trong Thánh Kinh lên án hành vi đồng tính. Cựu Ước còn có một câu khác lên án cách rõ ràng: "Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm." (Lv 18,22).

Và những câu này không chỉ được giữ trong Cựu Ước mà thôi.

"Vì lý do đó mà Thiên Chúa đã để mặc họ theo dục tình đồi bại. Phụ nữ của họ đã đổi những liên hệ tự nhiên lấy những liên hệ trái tự nhiên. Ðàn ông cũng thế, bỏ liên hệ tự nhiên với phụ nữ để nôn nao thèm muốn lẫn nhau. Ðàn ông làm việc tồi bại với đàn ông, và như thế chuốc vào thân hình phạt xứng với sự suy đồi của họ." (Rm 1,26-27)

Thật khó vô cùng cho những Kitô hữu cấp tiến giải thích câu này cách ngược lại. Ở đây không chỉ nói đến việc dâm loàn hay hiếp dâm của người đống tính; nhưng Thánh Phaolô chống lại bất cứ liên quan đồng tính nào (mà ngài diễn tả là "trái tự nhiên," "tồi bại" và "đồi bại").

Các Kitô hữu cấp tiến bị trói tay. Sau cùng, một người làm thế nào mà dung hòa đồng tính luyến ái với Thánh Kinh? Xem ra giải pháp của họ là lấy đi quyền về luân lý của Thánh Kinh, và giải thích vòng vo để tránh thông điệp thật rõ ràng này.

9. "Người Công giáo nên theo lương tâm trong mọi sự... dù là phá thai, ngừa thai, hay phong chức thánh cho phụ nữ."

Ðúng --Sách Giáo Lý nói rất thẳng, "Con người có quyền hành động theo lương tâm và sự tự do để tự mình quyết định về luân lý. "Không được cưỡng bách ai hành động trái với lương tâm của họ. Cũng không được ngăn cản họ hành động theo lương tâm, đặc biệt là trong những vấn đề tôn giáo " (1782). Giáo huấn này là trọng tâm của điều gọi là có ý chí tự do.

Nhưng điều đó không có nghĩa là lương tâm chúng ta không phải chịu trách nhiệm hay có thể gạt luật của Thiên Chúa ra ngoài. Ðây là điều mà Giáo Lý gọi là có "một lương tâm được huấn luyện chu đáo."

Sách Giáo Lý trao cho lương tâm con người một trách nhiệm nặng nề:

"Lương tâm luân lý, hiện diện trong lòng người, ra lệnh vào lúc thích hợp cho con người làm lành lánh dữ.... Lương tâm chứng nhận quyền bính của chân lý bằng cách chiếu theo Sự Thiện Hảo tối thượng (Thiên Chúa), là Ðấng mà con người được thu hút và đón nhận mệnh lệnh. Khi nghe theo tiếng lương tâm, người khôn ngoan có thể nghe tiếng Thiên Chúa đang nói" (1777).

Nói cách khác, lương tâm chúng ta không phải chỉ là "cái gì chúng ta cảm thấy đúng"; mà là những gì chúng ta phán quyết là đúng dựa theo những điều chúng ta biết là giáo huấn của Thiên Chúa và Hội Thánh.  Và để phán đoán, chúng ta có nhiệm vụ học hỏi và cầu nguyện rất cẩn thận về những giáo huấn này. Sách Giáo Lý có trọn một phần dành riêng cho việc huấn luyện lương tâm cách kỹ lưỡng -- và nó quan trọng thế nào trong việc quyếtb định đúng.

Và sau cùng, dù đúng hay sai, chúng ta vẫn chịu trách nhiệm về việc chúng ta làm: "Lương tâm giúp chúng ta gánh nhận trách nhiệm đối với việc chúng ta làm" (1781). Khi được đào luyện đúng, nó giúp chúng ta thấy khi nào chúng ta làm sai và cần được tha thứ tội lỗi chúng ta.

Bằng cách cố gắng để có một lương tâm được đào luyện hoàn toàn, chúng ta thật sự cảm nghiệm được sự tự do lớn lao, vì chúng ta được lôi cuốn lại gần chân lý vô cùng của Thiên Chúa. Nó không phải là một gánh nặng hay là một cái gì ngăn cản chúng ta làm điều chúng ta thích; nhưng là một sự hướng dẫn giúp chúng ta làm những gì là đúng. "Việc giáo dục lương tâm đảm bảo sự tự do và đem lại bình an trong tâm hồn" (1784).

10. Phương Pháp Tự Nhiên chỉ là một cách ngừa thai của Công giáo."

Phương Pháp Tự Nhiên (PPTN) có kẻ thù mọi mặt. Có người tin rằng đó là một cách ngừa thai khác thiếu thực tế (mà cách nào họ cũng không cho là có tội) trong khi người khác lại cho rằng nó cũng xấu chẳng khác gì ngừa thai.. PPTN phải đi giữa ranh giới của hai cực đoan.

Trước nhất, vấn đề chính của việc ngừa thai là nó ngược lại với bản chất của cơ thể chúng ta -- và cách chung sự tự nhiên. Mục đích của nó là tách rời hành động (tính dục) ra khỏi hậu quả (có thai), chính là hạ sự thánh thiện của tính dục xuống thành sự theo đuổi lạc thú thuần túy.

PPTN, khi dùng vì lý do chính đáng, thì còn hơn là một dụng cụ được dùng để xem đôi hôn nhân có phương tiện (dù là tài chánh, thể lý, hay tâm lý) để đón nhận một đứa trẻ vào cuộc đời của họ. Nó liên quan đến việc hiểu biết chính thân thể của mình, cẩn thận lưu tâm đến hoàn cảnh của bạn trong cuộc đời, thảo luận vấn đề với bạn đời, và trên hết là cầu nguyện. Thay vì thoát ly thực trạng đầy đủ của tính dục, bạn tham gia vào đó với một sự hiểu biết hơn về mọi khía cạnh liên quan.

Những người ủng hộ việc hạn chế sinh sản chỉ vào những người không thể cố gắng có thêm con, hay sức khỏe có thể bị nguy hiểm vì mang thai thêm. Nhưng đó là những lý do hoàn toàn chính đáng để dùng PPTN -- những hoàn cảnh mà phương pháp này hoàn toàn hiệu quả -- và Hội Thánh cho phép dùng nó.

Những người khác nghĩ rằng dùng bất cứ phương thức nào để giới hạn số con trong gia đình là đóng vai Thiên Chúa, hơn là để Ngài cung cấp cho chúng ta như Ngài thấy cần. Ðúng là chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa và luôn chấp nhận sự sống Ngài ban cho chúng ta, nhưng chúng ta không phải hoàn toàn buông xuôi về phương diện này.

Thí dụ, thay vì phung phí tiền bạc lung tung và nói rằng "Thiên Chúa sẽ cung cấp," các gia đình cẩn thận dự trù ngân sách tài chánh và cố gắng không tiêu xài quá khả năng của mình. PPTN cũng giống như ngân sách đó, giúp chúng ta suy nghĩ đến hoàn cảnh của chúng ta trong cuộc đời và hành động theo đó trong tinh thần cầu nguyện. Biết mình và dùng trí khôn cùng ý chí tự do, thay vì thụ động mong chờ Thiên Chúa lo liệu mọi sự, là một phần của bản tính con người. Chúng ta được mời gọi để trở nên những người quản lý tốt các hồng ân Chúa ban; chúng ta phải cẩn thận đừng coi thường các ân huệ này.

11. "Người ta có thể vừa ủng hộ phá thai (tự do chọn lựa) vừa đồng thời là Công giáo."

Trong khi đây là một huyền thoại thông thường nhất mà người Công giáo hiểu về đức tin của họ, nó cũng là một điều dễ đánh tan nhất. Sách Giáo lý không chẻ một chữ nào khi nói về phá thai: nó được liệt kê cùng với tội giết người trong các tội phạm đến điều răn thứ năm, "Chớ giết người."

Những đoạn sau nói rõ: "Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai" (2270). "Ngay từ thề kỷ thứ nhất Hội Thánh đã xác nhận sự dữ về luân lý của mọi cuộc phá thai cố tình. Giáo huấn này không thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi" (2271). "Hợp tác chính thức vào việc phá thai là tội trọng. Hội Thánh gán hình phạt vạ tuyệt thông cho các tội phạm đến sự sống con người" (2272).

Có thể nói rõ ràng hơn thế nữa. Tuy nhiên, có những người sẽ lý luận rằng là người "tự do chọn lựa" không có nghĩa là ủng hộ phá thai; nhiều người cho rằng phá thai là sai, nhưng không muốn áp đặt tư tưởng của mình trên người khác.

Ðó là lại là luận "điều đúng cho bạn có thể không đúng cho tôi" mà thôi. Hội Thánh cũng có câu trả lời cho lập luận này: "Những quyền bất khả xâm phạm của con người phải được xã hội dân sự và chính quyền nhìn nhận và tôn trọng. Những quyền này không lệ thuộc vào các cá nhân, hay cha mẹ, cũng không phải là một nhân nhượng của xã hội và của quốc gia, nhưng thuộc về bản tính con người và gắn liền với con người do chính hành động sáng tạo của Thiên Chúa mà từ đó sinh ra con người" (2273)..

Tính linh thiêng của sự sống là một chân lý phổ quát không thể coi thường được. Khuyên ai phá thai, hay ngay cà bỏ phiếu cho các chính trị gia cổ võ việc phá thai, là một tội trọng, vì nó đưa người khác đến tội trọng - là điều mà Sách Giáo Lý gọi là làm gương mù (2284).

Hội Thánh mạnh dạn và dứt khoát chống phá thai, và chúng ta là người Công giáo cũng phải khẳng định lập trường của chúng ta như thế.

12. "Việc người ta nhớ lại cuộc sống ở kiếp trước chứng tỏ rằng luân hồi là đúng... và quan điểm của Kitô Giáo về Thiên Ðàng, Hỏa Ngục là sai."

Khi xã hội trở nên mê hoặc nhiều hơn với những hiện tượng siêu hình, chúng ta có thể chắc sẽ thấy thêm những vụ nhận rằng "nhớ lại kiếp trước". Quả thật, bây giờ có những tổ chức giúp bạn trở lại các kiếp trước của bạn bằng cách dùng thôi miên.

Trong khi điều này có thể thuyết phục một số người, chắc chắn rằng không thuyết phục được những người quen thuộc với thôi miên. Hầu như ngay từ đầu, các nhà khảo cứu đã ghi nhận rằng các bệnh nhân ngủ mê trong lúc bị thôi miên thường thêu dệt những câu chuyện ký ức phức tạp, mà sau đó được tỏ ra là không có thật. Những nhà chữa trị danh tiếng đã biết rõ hiện tượng này, và cẩn thận cân nhắc những gì bệnh nhân nói khi bị thôi miên.

Ðáng buồn là đây không phải là trường hợp đối với những người muốn tìm "bằng chứng" của luân hồi. Có lẽ thí dụ điển hình nhất của sự bất cẩn này là trường hợp nổi tiếng của Bridey Murphy. Nếu bạn không biết chuyện đó, thì đây là một tóm lược: Năm 1952, một bà nội trợ ở Colorado tên là Virginia Tighe được thôi miên. Bà bắt đầu nói giọng Ái Nhĩ Lan và cho rằng có thời bà là một phụ nữ tên là Bridey Murphy sống ở Cork, Ái Nhĩ Lan.

Câu chuyện của bà ta được viết thành cuốn sách bán chạy nhất, "Cuộc tìm kiếm Bridey Murphy," và được nhiều chú ý. Các ký giả lục xoát khắp Ái Nhĩ Lan để tìm người nào, hay chi tiết nào có thể xác nhận việc trở lại kiếp trước này. Trong khi không tìm được gì, trường hợp của Bridey Murphy tiếp tục được dùng để chống đỡ các lý luận về luân hồi.

Ðây là một điều bẽ bàng, vì Virginia Tighe bị phanh phui là giả trá vài chục năm qua. Thử nghĩ xem, các bạn bè của Virginia nhớ lại trí tưởng tượng linh động của bà, và khả năng bày đặt những câu chuyện phức tạp (thường xoay quanh tài nhái giọng mà bà ta đã đạt đến mức hoàn bị). Không những chỉ có thế, mà bà còn rất thích Ái Nhĩ Lan, một phần vì tình bạn với một phụ nữ người Ái mà tên họ là -- bạn oán xem -- Bridie.

Hơn nữa, Virgiania thêm vào câu chuyện trong lúc bị thôi miên nhiều điều khác nhau từ chính đời sống của bà (mà không cho nhà thôi miên biết sự song đôi này). Thí dụ, Bridey diễn tả về "Bác Plazz," mà các nhà nghiên cứu cho là cách nói sai của người Gaelic "Bác Blaise." Tuy thế họ bị cụt hứng khi khám phá ra rằng Virginia có một người bạn khi còn nhỏ mà bà gọi là "Bác Plazz."

Các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi Virginia nhảy điệu jig của Ái Nhĩ Lan trong một lần bị thôi miên.. Làm sao mà một bà  nội trợ ở Colorado lại học được cách nhảy jig? Ðiều huyền bí này được giải quyết khi người ta biết rằng Virginia đã học điệu nhảy này khi còn bé.

Như trường hợp Bridey Murphy cho thấy, những việc nhận là trở lại tiền kiếp luôn luôn gợi cảm hơn thức tế. Cho đến ngày nay, chưa có một trường hợp nào chứng minh được là có một người nhớ lại được kiếp trước. Chắc chắn là cò nhiều câu chuyện đã được kể lại dưới sự kiểm soát của một nhà thôi miên, tuy nhiên, bằng chứng của luân hồi (giống như Nàng Tiên Răng) vẫn tiếp tục tránh né chúng ta.


Nguồn: Giaophanvinh.net

12 điều mà người Công giáo phải trả lời được

Tác giả: DEAL HUDSON
GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng ta phải trả một giá rất đắt cho nó: Khi dân chúng được quyền tự do muốn nói gì thì nói, họ đôi khi dùng sự tự do đó để nói những điều ngớ ngẩn. Và đó là 12 điều mà chúng tôi sẽ bàn ở đây.

Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến, trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công giáo có nhiệm vụ phải trả lời.

1. "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả. Ðiều đúng cho bạn chưa chắc đã đúng cho tôi."

Người ta dùng lý luận này rất nhiều khi họ không đồng ý với một câu nói và không có cách nào khác để chống đỡ tư tưởng của mình. Vậy, nếu không có gì là đúng cho tất cả mọi người, thì họ muốn tin gì thì tin, và không thể nói gì để làm họ đổi ý cả.

Nhưng hãy nhìn lại câu nói "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả" một lần nữa. Có phải chính câu này đã khẳng định nó là điều tuyệt đối không? Nói cách khác, nó áp dụng ít qui luật hay tiêu chuẩn cho mọi người -- chính là điều mà những người theo tương đối nói là không thể được. Họ đã hóa giải lập luận của họ bằng cách đưa ra lập luận của họ.

Một vấn đề khác với câu này là không có một người theo thuyết tương đối nào lại thật sự tin điều đó. Nếu có ai nói với bạn, "Không có chân lý tuyệt đối nào cả," và bạn thụi vào bụng người đó, người đó có lẽ sẽ nổi nóng. Nhưng theo niềm tin của anh ta, anh ta phải nhận rằng đấm vào bụng ai có thể sai đối với anh, nhưng có thể đúng đối với bạn.

Khi đó họ sẽ trở lại với một bổ túc cho câu nói nguyên thủy là: "Bao lâu bạn không làm đau người khác, bạn tự do muốn làm gì và tin gì tùy ý."  Nhưng đây chỉ là một sự phân biệt tùy ý (cũng như là câu nói tuyệt đối khác). Ai nói là tôi không được làm đau người khác? Cái gì là đau? Luật này từ đâu mà đến?

Nếu câu này được đưa ra dựa theo quyền của cá nhân, thì không có nghĩa gì đối với người khác. "Ðừng làm hại" chính nó là một thỉnh cầu đối với một cái gì cao trọng hơn - một loại phẩm giá chung  của con người. Nhưng câu hỏi lại là phẩm giá từ đâu đến.

Như bạn có thể thấy, càng đi sâu vào những câu hỏi này, thì bạn càng hiểu biết rằng quan niệm về lẽ phải và chân lý không phải tùy ý, nhưng dựa vào một vài chân lý cao quý và phổ quát ngoại tại -- một chân lý được viết trong chính bản tính của chúng ta. Chúng ta có thể không biết nó trọn vẹn , nhưng không thể chối rằng không có chân lý đó.

2. Kitô giáo không hơn gì các tín ngưỡng khác. Tất cả mọi tôn giáo đều dẫn đến Thiên Chúa."

Nếu bạn không nghe đến câu này vài chục lần, bạn không rút ra được bao nhiêu. Ðáng buồn là những người nói lên điều này thương lại là Kitô hữu (ít ra trên danh nghĩa).

Những trở ngại với quan điểm này thật không phức tạp gì cả. Kitô giáo đưa ra một chuỗi những lời xác nhận về Thiên Chúa và con người: Rằng chính Chúa Giêsu Nadareth là Thiên Chúa, và Người đã chết và sống lại -- tất cả để chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi. Mọi tôn giáo khác trên thế giới phủ nhận tất cả những điều này. Cho nên, nếu Kitô giáo là đúng, thì đạo này nói cho thế gian biết một chân lý sống còn -- một chân lý mà tất cả các tôn giáo khác phủ nhận.

Chỉ điều này thôi đã làm cho Kitô giáo thành duy nhất.

Nhưng nó không ngừng ở đó. Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan.

"Thầy là đường, sự thật, và sự sống; không ai có thể đến với Chúa Cha, mà không qua Thầy." Trong Kitô giáo, chúng ta có trọn sự mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại. Ðúng là tất cả các tôn giáo chứa đựng một phần chân lý -- số lượng thay đổi tùy theo tôn giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta khao khát mong muốn theo và thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta có nên làm theo cách Ngài chỉ dạy không?

Nếu Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, thì chỉ Kitô giáo chứa đựng hoàn toàn chân lý này.

3. "Cựu Ước và Tân Ước trái ngược nhau ở nhiều chỗ. Nếu một Thiên Chúa toàn năng linh hứng Thánh Kinh, thì Ngài đã không để cho có sai lỗi."

Ðây là một luận điệu thông thường, người ta có thể thấy khắp nơi trên Internet (nhất là những websites vô thần và tự do tư tưởng). Một bài trên website của Vô Thần ghi rằng: "Ðiều lạ thường về Thánh Kinh không phải vì tác giả là Thiên Chúa; chính là những mâu thuẫn được bịa đặt vô nghĩa mà người ta có thể tin là được Thiên Chúa thượng trí viết ra."

Những câu như thế thường được kèm theo một danh sách những câu "mâu thuẫn" trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, những điều cho là mâu thuẫn có ít sai lầm đơn giản. Thí dụ, người phê bình không đọc những sách khác nhau trong Thánh Kinh theo thể văn mà các sách đó được viết. Xét cho cùng, Thánh Kinh là một sưu tập nhiều loại văn tự... lịch sử, thần học, thơ phú, và khải huyền,vv.... Nếu chúng ta đọc các sách này cùng một cách cứng ngắc như chúng ta đọc báo ngày nay, thì chúng ta sẽ bị bối rối kinh khủng.

Và danh sách "các mâu thuẫn" trong Thánh Kinh minh xác điều này. Thí dụ lấy điều đầu tiên trong danh sách Vô Thần của Mỹ:

"Hãy nhớ ngày Sabát, và giữ nó cách thánh thiện." (Xuất Hành 20,8)

So với:

"Người thì cho rằng ngày này trọng hơn ngày khác; người khác lại cho rằng ngày nào cũng như nhau. Vậy mỗi người phải xác tín trong thâm tâm mình." (Rom 14,5)

Người vô thần la lên: Ðó! rõ ràng là một mâu thuẫn. Nhưng phê bình gia quên không nhắc đến điều mà mọi Kitô hữu đều biết: Khi Ðức Kitô thiết lập Giao Ước Mới, thì những đòi hỏi về nghi lễ của Giao Ước Cũ được làm trọn (và qua đi). Vì thế việc những luật lệ trong Cựu Ước về nghi lễ không còn được ứng dụng cho dân của Tân Ước là điều hoàn toàn hợp lý.

Nếu nhà phê bình hiểu giáo lý đơn giản này của Kitô giáo, thì anh đã không mắc phải một lỗi sơ đẳng như thế.

Ðiều kế tiếp trong danh sách của Vô Thần Mỹ cũng có khuyết điểm tương tự:

"...trái đất mãi mãi trường tồn."  (Giảng Viên 1,4)

So với:

"...các nguyên tố vật chất sẽ cháy tiêu tan, trái đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ." (2 Pr 3,10).

Vậy Cựu Ước cho rằng trái đất sẽ tồn tại đến muôn đời, trong khi Tân Ước nói rằng nó rồi sẽ bị hủy diệt. Chúng ta dung hòa hai câu này thế nào? Thực ra rất dễ, lại theo sự hiểu biết về thể văn mà theo hai sách này được viết ra.

Thí dụ Sách Giảng Viên so sánh cái nhìn thế tục và tôn giáo - và hẩu hết sách này viết theo quan niệm thế tục. Ðó là lý do tại sao chúng ta thấy những dòng như, "Bánh được làm cho vui, và rượu làm cho cuộc đời thêm tươi, và tiền bạc giải quyết được tất cả" (Gv 10,19).

Tuy nhiên, ở cuối sách, tác giả đưa ra một khúc quanh, không cần tất cả "sự khôn ngoan" ông tặng và bảo chúng ta "Kính sợ Thiên Chúa, và tuân giữ giới răn Ngài; vì đó là tất cả nhiệm vụ của con người.." (12,13).

Nếu một độc giả ngưng đọc trước khi đến cuối, thì người ấy sẽ bối rối như phê bình gia Vô Thần Mỹ. Tuy nhiên, vì quan điểm đó nảy ra khái niệm về một thế giới trường tồn bị gạt bỏ ở hàng cuối cùng của sách, hiển nhiên là không có mâu thuẫn với điều được mạc khải sau đó ở trong Tân Ước. (Và đây chỉ là một cách để trả lời tố cáo về sự khác biệt này)

Những "mâu thuẫn" khác giữa Cựu và Tân Ước có thể được trả lời cách tương tự. Hầu như với điểm nào, nhà phê bình cũng bị lầm lẫn về mạch văn, không để ý đến thể văn, và không để dành chỗ nào cho việc cắt nghĩa cách hợp lý.

Không một Kitô hữu biết suy nghĩ nào phải bối rối về những danh sách này.

4. "Tôi không cần đến Nhà Thờ. Bao lâu tôi là một người tốt, chỉ có điều đó mới đáng kể."

Luận điệu này dược dùng thường xuyên, và rất gian xảo. Khi một người nhận mình là "người tốt," người đó thật sự ám chỉ rằng họ "không phải là một người xấu." -- người xấu là người sát nhân, hiếp dâm, và trộm cắp. Phần đông người ta không cần cố gắng mấy để tránh các tội này, và đó là tư tưởng: Chùng ta muốn làm một số việc tối thiểu để được thông qua. Ðiều đó không giống Ðức Kitô lắm, phải không?

Nhưng bỏ qua trạng thái tâm lý đó, có một lý do quan trọng để người Công giáo đền Nhà Thờ hơn là chỉ để thực hành việc đi thêm một dặm nữa. Thánh Lễ là viên đá góc của đời sống đức tin của chúng ta vì một điều nằm ở trọng tâm của nó: Bí Tích Thánh Thể. Ðó là nguồn mạch của tất cả đời sống cho người Công giáo, là những người tin rằng bánh và rượu trở nên Mình và Máu thật của Ðức Kitô. Chứ không phải chỉ là biểu tượng của Thiên Chúa, nhưng là Thiên Chúa hiện diện cách thể lý với chúng ta bằng một phương thế mà chúng ta chỉ có thể cảm nghiệm được bằng cầu nguyện.

Chúa Giêsu phán, "Thật, Thật, Ta bảo các người, trừ khi các người ăn thịt Con Người và uống máu Người, các người không có sự sống trong các người; ai ăn thịt và uống máu Ta có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết" (Ga 6,53-54). Chúng ta tôn trọng lệnh của Chuá Giêsu và tin tường vào lời hứa của Người mỗi lần chúng ta đi dự Thánh Lễ.

Hơn nữa, bí tích Thánh Thể, cùng với tất cả các bí tích khác, chỉ dành cho những người ờ trong Hội Thánh. Là phần tử của Hội Thánh, nhiệm thể hữu hình của Ðức Kitô trên thế gian, đời sống chúng ta liên hệ mật thiết với đời sống của người khác trong Hội Thánh. Liên hệ cá nhân của chúng ta đối với Thiên Chúa thật quan trọng, nhưng chúng ta cũng có nhiệm vụ sống như những phần tử trung thành của nhiệm thể Ðức Kitô. Là "người tốt" mà thôi chưa đủ.

5. "Bạn không cần phải xưng tội với một linh mục. Bạn có thể đến thẳng cùng Thiên Chúa."

Như một cựu mục sư Baptist, tôi có thể hiểu việc chống xưng tội của người Tin lành (họ hiểu về chức linh mục một cách khác). Nhưng một người Công giáo mà nói một điều như thế... thì thật là thất vọng. Tôi nghi rằng bản tính loài người là thế, người ta thường không thích nói cho người khác biết tội mình, nên đưa ra lý do để biện minh tại sao không làm thế..

Bí Tích Giải Tội đã có với chúng ta từ đầu, từ chính Lời của Ðức Kitô:

"Chúa Giêsu lại bảo các ông, 'Bình an cho các con! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con.' Nói rồi, Người thổi hơi vào các ông và bảo các ông, 'Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Nếu các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha; nếu các con cầm buộc ai, thì người ấy bị cầm buộc.'” (Ga 20,21-23)

Nên ghi nhận rằng Chúa Giêsu ban cho các Tông đồ quyền tha tội.. Tất nhiên, họ không biết phải tha tội nào nếu họ không được nói cho biết là tội nào chúng ta phạm.

Việc xưng tội cũng được chứng minh trong thư thánh Giacôbê:

"Có ai trong anh em đau ốm? Hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh, và hãy để họ cầu nguyện trên người ấy, xức dầu cho người ấy nhân danh Chúa; Và lời cầu nguyện do đức tin sẽ cứu người bệnh; và Chúa sẽ nâng người ấy dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha. Anh em hãy xưng tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được chữa lành. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính có hiệu lực rất lớn lao". (Gc 5,14-16)

Ðiều đáng quan tâm là không có chỗ nào Thánh Giacôbê (hay Chúa Giêsu) bảo chúng ta là chỉ xưng tội với Thiên Chúa, nhưng các Ngài có vẻ nghĩ là ơn tha tội đến bằng cách xưng tội công khai.

Và lý do thật dễ hiểu. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta làm tổn thương không những mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, mà còn với Nhiệm Thể Người, là Hội Thánh (vì tất cả mọi người Công giáo nối kết với nhau như con cùng một Cha). Cho nên khi chúng ta xin lỗi, chúng ta phải xin lỗi tất cả mọi nhóm liên hệ - Thiên Chúa và Hội Thánh.

Hãy nghĩ về xưng tội cach này. Thử tưởng tượng rằng bạn vào một tiệm và ăn cắp vài món hàng. Sau đó, bạn áy náy và hối hận về hành động tội lỗi này. Giờ đây, bạn có thể cầu xin Thiên Chúa tha cho bạn vì đã phạm giới răn của Ngài. Nhưng còn một phần tử khác liên hệ; bạn phải trả lại món hàng và đền bù cho hành động của bạn.

Ðối với Hội Thánh cũng thế. Trong toà giải tội, linh mục đại diện cho Thiên Chúa và Hội Thánh, vì chúng ta có tội với cả hai. Và khi ngài công bố lời tha tội, thì sự tha thứ chúng ta lãnh nhận được trọn vẹn.

6. "Nếu Hội Thánh thật sự theo Chúa Giêsu, thì đã bán các nghệ thuật, tài sản, và các công trình kiến trúc lãng phí, mà cho người nghèo."

Khi một người nghĩ đến Thành Vatican, họ liên tưởng ngay đến một vương quốc giàu sang, với nơi ở như cung điện cho Ðức Giáo Hoàng và các hòm đầy vàng cất ở các xó nhà, chưa kể đến các sưu tầm nghệ thuật và đồ cổ vô giá. Nhìn đến Vatican cách này thì dễ thấy tại sao một số người trở thành bực tức vì những điều họ nghĩ là sự khoe khoang tài sản cách phô trương và phí phạm.

Nhưng sự thật thì hoàn toàn khác. Các dinh thự chính gọi là "Ðiện Vatican" không phải được xây làm chỗ ở xa hoa của Ðức Giáo Hoàng. Thực ra, khu vực gia cư tương đối nhỏ. Phần lớn điện Vatican được dùng vào việc nghệ thuật, khoa học, điều hành công việc Hội Thánh, và điều hành chung của điện. Có một số đông nhân viên của Hội Thánh và hành chánh sống trong điện Vatican cùng ÐTC, làm cho nó thành trụ sở chính của Hội Thánh.

Còn về những sưu tầm nghệ thuật, thực sự là sưu tập quý nhất trên thế giới, Vatican coi đó như một "kho tàng không thể thay thế được," nhưng không phải về diện tài chánh. ÐTC không làm chủ những tác phẩm nghệ thuật này, và nếu ngài muốn, ngài cũng không được phép bán chúng; chúng chỉ được đặt dưới sự săn sóc của Toà Thánh. Các tác phẩm này không đem nguồn lợi đến cho Hội Thánh, mà ngược lại, Tòa Thánh phải đầu tư một số tài nguyên không nhỏ để bảo tổn các sưu tầm này.

Sự thật của vấn đề này là Tòa Thánh có một ngân sách khá eo hẹp. Nếu thế thì tại sao lại giữ những nghệ phẩm này? Vì tin vào một trong các sứ mệnh của Hội Thánh là một động lực truyền bá văn minh trong thế giới. Cũng như các thầy dòng thời trung cổ cẩn thận chép lại các sách cổ để cung cấp cho các thế hệ tương lai -- nếu không thì những văn bản này không còn nữa -- Hội Thánh tiếp tục bảo trì nghệ thuật để chúng không bị mai một với thời gian. Trong nền văn hóa sự chết ngày nay khi mà từ "văn minh" chỉ được dùng cách lỏng lẻo, sứ vụ truyền bá văn minh của Hội Thánh ngày nay còn quan trọng hơn bao giờ hết.

7. "Chống đối thực sự là điều tích cực, vì tất cả chúng ta phải có đầu óc cởi mở đối với những tư tưởng mới."

Ngày nay có lẽ bạn đã nghe lập luận này nhiều rồi, nhất là trong vụ gương mù về lạm dụng tính dục trong Hội Thánh. Ai cũng muốn tìm giải pháp cho vấn đề, trong đó có người đưa ra những tư tưởng ngoài đức tin Công giáo (như cho phụ nữ, hay mở cửa cho đống tính luyến ái làm linh mục, v.v...). Nhiều người đổ tội cho Hội Thánh vì quá cứng rắn về đức tin và không muốn thử những điều mới.

Sự thật là nhiều tư tưởng về cải cách được đề ra khắp nơi ngày nay không có gì là mới mẻ cả. Chúng đã được đề ra từ lâu, và Hội Thánh đã quan tâm đến chúng. Thực ra, Hội Thánh đã bỏ cả đời ra nghiên cứu cẩn thận các tư tưởng và quyết định rằng tư tưởng nào hợp với luật Thiên Chúa và tư tưởng nào không. Hội Thánh đã gạt ra hết lạc giáo này đến lạc giáo khác trong khi cẩn thận xây dựng giáo lý Ðức Tin. Chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy có cả ngàn giáo hội Kitô khác ngày nay -- tất cả các giáo hội đó đều một thời có "những tư tưởng mới" mà Hội Thánh cho là ngoài Kho Tàng Ðức Tin.

Hội Thánh có môt nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ sự ven toàn của Ðức Tin. Hội Thánh không bao giờ loại bỏ ngay các tư tưởng như một số người chống đối kết án, nhưng đã có hai ngàn năm cầu nguyện và nghiên cứu đằng sau những gì phải tin và phải giữ gìn là chân thật.

Ðiều này không có nghĩa là chúng ta không bao giờ bất đồng ý kiến với nhau ở điểm gì. Luôn luôn có chỗ để thảo luận làm thế nào để đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về chân lý -- thí dụ, làm sao để cải tiến các chủng viện hay các tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân-- tất cả đều trong phạm vi của những nguyên tắc Ðức Tin.

8. Nếu giải thích đúng, Thánh Kinh không lên án đồng tính luyến ái. Nhưng đúng hơn là chống lối sống bừa bãi - dù là đồng tính hay giữa nam nữ. Vì vậy, chúng ta không có lý do để chống liên hệ tình yêu đồng tính."

Khi hành vi đồng tính luyến ái được chấp nhận rộng rãi hơn trong nền văn hóa của chúng ta, thì sẽ có nhiều áp lực hơn giữa các Kitô hữu để giải thích sự cấm đoán điều này cách tỏ tường trong Thánh Kinh. Hiện thời tiêu chuẩn của phe cấp tiến là cho rằng Thánh Kinh -- khi hiểu đúng -- không cấm những hành vi đồng tính.

Nhưng luận điệu này hoàn toàn trái ngược với những câu rõ ràng trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Các câu đầu tiên dĩ nhiên là câu chuyện thời danh về Sođôm và Gômôra. Nếu bạn nhớ lại chuyện hai thiên sứ được Thiên Chúa sai đến thăm ông Lót:

"Nhưng khi các ngài đi nằm thì dân trong thành, tức là người Sôđôm, bao vây nhà, từ trẻ đến già, tất cả mọi người không trừ ai. Chúng gọi ông Lót và bảo: "Những người vào nhà ông đêm nay đâu rồi? Hãy đưa họ ra cho chúng tôi chơi." Ông Lót ra trước cửa gặp chúng, đóng cửa lại sau lưng," rồi nói: "Thưa anh em, tôi xin anh em đừng làm bậy. Đây tôi có hai đứa con gái chưa ăn ở với đàn ông, tôi sẽ đưa chúng ra cho anh em; anh em muốn làm gì chúng thì làm, nhưng còn hai người này, xin anh em đừng làm gì họ, vì họ đã vào trọ dưới mái nhà tôi." Chúng đáp: "Xê ra! Tên này là một kiều dân đến đây trú ngụ mà lại đòi xét xử à! Chúng tao sẽ làm dữ với mày hơn là với những tên kia!" Họ xô mạnh ông Lót và xông vào để phá cửa. Nhưng hai người khách đưa tay kéo ông Lót vào nhà với mình, rồi đóng cửa lại. (St 19,4-10)

Thông điệp của đoạn này thật rõ ràng. Các người Sôđôm là người đồng tính luyến ái muốn liên hệ tính dục với những người thanh niên ở trong nhà. Ông Lót cho họ con gái ông, nhưng họ không thích. Ít giờ sau, Sôđôm bị Thiên Chúa thiêu hủy để đền tội dân chúng phạm -- đó là các hành vi đồng tính luyến ái. Sự thật này được Tân Ứớc xác nhận:

Như Sôđôm, Gômôra và các thành lân cận cũng có cùng một thái độ như họ, buông tuồng trong việc tà dâm, và chạy theo những chuyện xác thịt trái tự nhiên, thì đã được dùng để làm gương, bằng cách chịu phạt trong lửa đời đời. (Giuđa 7)

Nhưng không phải chỉ có những đoạn này trong Thánh Kinh lên án hành vi đồng tính. Cựu Ước còn có một câu khác lên án cách rõ ràng: "Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm." (Lv 18,22).

Và những câu này không chỉ được giữ trong Cựu Ước mà thôi.

"Vì lý do đó mà Thiên Chúa đã để mặc họ theo dục tình đồi bại. Phụ nữ của họ đã đổi những liên hệ tự nhiên lấy những liên hệ trái tự nhiên. Ðàn ông cũng thế, bỏ liên hệ tự nhiên với phụ nữ để nôn nao thèm muốn lẫn nhau. Ðàn ông làm việc tồi bại với đàn ông, và như thế chuốc vào thân hình phạt xứng với sự suy đồi của họ." (Rm 1,26-27)

Thật khó vô cùng cho những Kitô hữu cấp tiến giải thích câu này cách ngược lại. Ở đây không chỉ nói đến việc dâm loàn hay hiếp dâm của người đống tính; nhưng Thánh Phaolô chống lại bất cứ liên quan đồng tính nào (mà ngài diễn tả là "trái tự nhiên," "tồi bại" và "đồi bại").

Các Kitô hữu cấp tiến bị trói tay. Sau cùng, một người làm thế nào mà dung hòa đồng tính luyến ái với Thánh Kinh? Xem ra giải pháp của họ là lấy đi quyền về luân lý của Thánh Kinh, và giải thích vòng vo để tránh thông điệp thật rõ ràng này.

9. "Người Công giáo nên theo lương tâm trong mọi sự... dù là phá thai, ngừa thai, hay phong chức thánh cho phụ nữ."

Ðúng --Sách Giáo Lý nói rất thẳng, "Con người có quyền hành động theo lương tâm và sự tự do để tự mình quyết định về luân lý. "Không được cưỡng bách ai hành động trái với lương tâm của họ. Cũng không được ngăn cản họ hành động theo lương tâm, đặc biệt là trong những vấn đề tôn giáo " (1782). Giáo huấn này là trọng tâm của điều gọi là có ý chí tự do.

Nhưng điều đó không có nghĩa là lương tâm chúng ta không phải chịu trách nhiệm hay có thể gạt luật của Thiên Chúa ra ngoài. Ðây là điều mà Giáo Lý gọi là có "một lương tâm được huấn luyện chu đáo."

Sách Giáo Lý trao cho lương tâm con người một trách nhiệm nặng nề:

"Lương tâm luân lý, hiện diện trong lòng người, ra lệnh vào lúc thích hợp cho con người làm lành lánh dữ.... Lương tâm chứng nhận quyền bính của chân lý bằng cách chiếu theo Sự Thiện Hảo tối thượng (Thiên Chúa), là Ðấng mà con người được thu hút và đón nhận mệnh lệnh. Khi nghe theo tiếng lương tâm, người khôn ngoan có thể nghe tiếng Thiên Chúa đang nói" (1777).

Nói cách khác, lương tâm chúng ta không phải chỉ là "cái gì chúng ta cảm thấy đúng"; mà là những gì chúng ta phán quyết là đúng dựa theo những điều chúng ta biết là giáo huấn của Thiên Chúa và Hội Thánh.  Và để phán đoán, chúng ta có nhiệm vụ học hỏi và cầu nguyện rất cẩn thận về những giáo huấn này. Sách Giáo Lý có trọn một phần dành riêng cho việc huấn luyện lương tâm cách kỹ lưỡng -- và nó quan trọng thế nào trong việc quyếtb định đúng.

Và sau cùng, dù đúng hay sai, chúng ta vẫn chịu trách nhiệm về việc chúng ta làm: "Lương tâm giúp chúng ta gánh nhận trách nhiệm đối với việc chúng ta làm" (1781). Khi được đào luyện đúng, nó giúp chúng ta thấy khi nào chúng ta làm sai và cần được tha thứ tội lỗi chúng ta.

Bằng cách cố gắng để có một lương tâm được đào luyện hoàn toàn, chúng ta thật sự cảm nghiệm được sự tự do lớn lao, vì chúng ta được lôi cuốn lại gần chân lý vô cùng của Thiên Chúa. Nó không phải là một gánh nặng hay là một cái gì ngăn cản chúng ta làm điều chúng ta thích; nhưng là một sự hướng dẫn giúp chúng ta làm những gì là đúng. "Việc giáo dục lương tâm đảm bảo sự tự do và đem lại bình an trong tâm hồn" (1784).

10. Phương Pháp Tự Nhiên chỉ là một cách ngừa thai của Công giáo."

Phương Pháp Tự Nhiên (PPTN) có kẻ thù mọi mặt. Có người tin rằng đó là một cách ngừa thai khác thiếu thực tế (mà cách nào họ cũng không cho là có tội) trong khi người khác lại cho rằng nó cũng xấu chẳng khác gì ngừa thai.. PPTN phải đi giữa ranh giới của hai cực đoan.

Trước nhất, vấn đề chính của việc ngừa thai là nó ngược lại với bản chất của cơ thể chúng ta -- và cách chung sự tự nhiên. Mục đích của nó là tách rời hành động (tính dục) ra khỏi hậu quả (có thai), chính là hạ sự thánh thiện của tính dục xuống thành sự theo đuổi lạc thú thuần túy.

PPTN, khi dùng vì lý do chính đáng, thì còn hơn là một dụng cụ được dùng để xem đôi hôn nhân có phương tiện (dù là tài chánh, thể lý, hay tâm lý) để đón nhận một đứa trẻ vào cuộc đời của họ. Nó liên quan đến việc hiểu biết chính thân thể của mình, cẩn thận lưu tâm đến hoàn cảnh của bạn trong cuộc đời, thảo luận vấn đề với bạn đời, và trên hết là cầu nguyện. Thay vì thoát ly thực trạng đầy đủ của tính dục, bạn tham gia vào đó với một sự hiểu biết hơn về mọi khía cạnh liên quan.

Những người ủng hộ việc hạn chế sinh sản chỉ vào những người không thể cố gắng có thêm con, hay sức khỏe có thể bị nguy hiểm vì mang thai thêm. Nhưng đó là những lý do hoàn toàn chính đáng để dùng PPTN -- những hoàn cảnh mà phương pháp này hoàn toàn hiệu quả -- và Hội Thánh cho phép dùng nó.

Những người khác nghĩ rằng dùng bất cứ phương thức nào để giới hạn số con trong gia đình là đóng vai Thiên Chúa, hơn là để Ngài cung cấp cho chúng ta như Ngài thấy cần. Ðúng là chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa và luôn chấp nhận sự sống Ngài ban cho chúng ta, nhưng chúng ta không phải hoàn toàn buông xuôi về phương diện này.

Thí dụ, thay vì phung phí tiền bạc lung tung và nói rằng "Thiên Chúa sẽ cung cấp," các gia đình cẩn thận dự trù ngân sách tài chánh và cố gắng không tiêu xài quá khả năng của mình. PPTN cũng giống như ngân sách đó, giúp chúng ta suy nghĩ đến hoàn cảnh của chúng ta trong cuộc đời và hành động theo đó trong tinh thần cầu nguyện. Biết mình và dùng trí khôn cùng ý chí tự do, thay vì thụ động mong chờ Thiên Chúa lo liệu mọi sự, là một phần của bản tính con người. Chúng ta được mời gọi để trở nên những người quản lý tốt các hồng ân Chúa ban; chúng ta phải cẩn thận đừng coi thường các ân huệ này.

11. "Người ta có thể vừa ủng hộ phá thai (tự do chọn lựa) vừa đồng thời là Công giáo."

Trong khi đây là một huyền thoại thông thường nhất mà người Công giáo hiểu về đức tin của họ, nó cũng là một điều dễ đánh tan nhất. Sách Giáo lý không chẻ một chữ nào khi nói về phá thai: nó được liệt kê cùng với tội giết người trong các tội phạm đến điều răn thứ năm, "Chớ giết người."

Những đoạn sau nói rõ: "Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai" (2270). "Ngay từ thề kỷ thứ nhất Hội Thánh đã xác nhận sự dữ về luân lý của mọi cuộc phá thai cố tình. Giáo huấn này không thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi" (2271). "Hợp tác chính thức vào việc phá thai là tội trọng. Hội Thánh gán hình phạt vạ tuyệt thông cho các tội phạm đến sự sống con người" (2272).

Có thể nói rõ ràng hơn thế nữa. Tuy nhiên, có những người sẽ lý luận rằng là người "tự do chọn lựa" không có nghĩa là ủng hộ phá thai; nhiều người cho rằng phá thai là sai, nhưng không muốn áp đặt tư tưởng của mình trên người khác.

Ðó là lại là luận "điều đúng cho bạn có thể không đúng cho tôi" mà thôi. Hội Thánh cũng có câu trả lời cho lập luận này: "Những quyền bất khả xâm phạm của con người phải được xã hội dân sự và chính quyền nhìn nhận và tôn trọng. Những quyền này không lệ thuộc vào các cá nhân, hay cha mẹ, cũng không phải là một nhân nhượng của xã hội và của quốc gia, nhưng thuộc về bản tính con người và gắn liền với con người do chính hành động sáng tạo của Thiên Chúa mà từ đó sinh ra con người" (2273)..

Tính linh thiêng của sự sống là một chân lý phổ quát không thể coi thường được. Khuyên ai phá thai, hay ngay cà bỏ phiếu cho các chính trị gia cổ võ việc phá thai, là một tội trọng, vì nó đưa người khác đến tội trọng - là điều mà Sách Giáo Lý gọi là làm gương mù (2284).

Hội Thánh mạnh dạn và dứt khoát chống phá thai, và chúng ta là người Công giáo cũng phải khẳng định lập trường của chúng ta như thế.

12. "Việc người ta nhớ lại cuộc sống ở kiếp trước chứng tỏ rằng luân hồi là đúng... và quan điểm của Kitô Giáo về Thiên Ðàng, Hỏa Ngục là sai."

Khi xã hội trở nên mê hoặc nhiều hơn với những hiện tượng siêu hình, chúng ta có thể chắc sẽ thấy thêm những vụ nhận rằng "nhớ lại kiếp trước". Quả thật, bây giờ có những tổ chức giúp bạn trở lại các kiếp trước của bạn bằng cách dùng thôi miên.

Trong khi điều này có thể thuyết phục một số người, chắc chắn rằng không thuyết phục được những người quen thuộc với thôi miên. Hầu như ngay từ đầu, các nhà khảo cứu đã ghi nhận rằng các bệnh nhân ngủ mê trong lúc bị thôi miên thường thêu dệt những câu chuyện ký ức phức tạp, mà sau đó được tỏ ra là không có thật. Những nhà chữa trị danh tiếng đã biết rõ hiện tượng này, và cẩn thận cân nhắc những gì bệnh nhân nói khi bị thôi miên.

Ðáng buồn là đây không phải là trường hợp đối với những người muốn tìm "bằng chứng" của luân hồi. Có lẽ thí dụ điển hình nhất của sự bất cẩn này là trường hợp nổi tiếng của Bridey Murphy. Nếu bạn không biết chuyện đó, thì đây là một tóm lược: Năm 1952, một bà nội trợ ở Colorado tên là Virginia Tighe được thôi miên. Bà bắt đầu nói giọng Ái Nhĩ Lan và cho rằng có thời bà là một phụ nữ tên là Bridey Murphy sống ở Cork, Ái Nhĩ Lan.

Câu chuyện của bà ta được viết thành cuốn sách bán chạy nhất, "Cuộc tìm kiếm Bridey Murphy," và được nhiều chú ý. Các ký giả lục xoát khắp Ái Nhĩ Lan để tìm người nào, hay chi tiết nào có thể xác nhận việc trở lại kiếp trước này. Trong khi không tìm được gì, trường hợp của Bridey Murphy tiếp tục được dùng để chống đỡ các lý luận về luân hồi.

Ðây là một điều bẽ bàng, vì Virginia Tighe bị phanh phui là giả trá vài chục năm qua. Thử nghĩ xem, các bạn bè của Virginia nhớ lại trí tưởng tượng linh động của bà, và khả năng bày đặt những câu chuyện phức tạp (thường xoay quanh tài nhái giọng mà bà ta đã đạt đến mức hoàn bị). Không những chỉ có thế, mà bà còn rất thích Ái Nhĩ Lan, một phần vì tình bạn với một phụ nữ người Ái mà tên họ là -- bạn oán xem -- Bridie.

Hơn nữa, Virgiania thêm vào câu chuyện trong lúc bị thôi miên nhiều điều khác nhau từ chính đời sống của bà (mà không cho nhà thôi miên biết sự song đôi này). Thí dụ, Bridey diễn tả về "Bác Plazz," mà các nhà nghiên cứu cho là cách nói sai của người Gaelic "Bác Blaise." Tuy thế họ bị cụt hứng khi khám phá ra rằng Virginia có một người bạn khi còn nhỏ mà bà gọi là "Bác Plazz."

Các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi Virginia nhảy điệu jig của Ái Nhĩ Lan trong một lần bị thôi miên.. Làm sao mà một bà  nội trợ ở Colorado lại học được cách nhảy jig? Ðiều huyền bí này được giải quyết khi người ta biết rằng Virginia đã học điệu nhảy này khi còn bé.

Như trường hợp Bridey Murphy cho thấy, những việc nhận là trở lại tiền kiếp luôn luôn gợi cảm hơn thức tế. Cho đến ngày nay, chưa có một trường hợp nào chứng minh được là có một người nhớ lại được kiếp trước. Chắc chắn là cò nhiều câu chuyện đã được kể lại dưới sự kiểm soát của một nhà thôi miên, tuy nhiên, bằng chứng của luân hồi (giống như Nàng Tiên Răng) vẫn tiếp tục tránh né chúng ta.


Nguồn: Giaophanvinh.net

Giáo xứ Cầu Rầm phản đối việc xây dựng trên đất nhà thờ

Vinh – Nghệ An 23/5/2010 - Tại giáo xứ Cầu Rầm, sau thánh lễ sáng Chúa nhật Hiện Xuống, toàn bộ giáo dân đã kéo ra khu đất nhà thờ, để phản đối việc xây dựng khu thương mại trên đất này.


Cuối năm 2009, nhà cầm quyền Nghệ An đã giao khu đất này cho công ti cổ phần Trường Giang Sài Gòn, để xây dựng một trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê; mặc dù trên cửa vào vẫn đề dòng chữ to tướng ‘Khu vui chơi giải trí du lịch hồ Cửa Nam’!



Cuối tháng 4/2010, giáo xứ Cầu Rầm đã làm đơn khiếu nại, nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ làm ngơ và công trình vẫn tiếp tục được xây dựng. Kinh nghiệm cho thấy, đất nhà thờ cũng như đất chùa là tài sản linh thiêng của một cộng đồng tôn giáo qua bao thế hệ; vì thế nếu không được giải quyết một lần dứt khoát hợp lòng dân, thì mãi mãi không bao giờ yên!



Hôm nay là ngày kiêng việc xác, nên số người đi dự lễ rất đông: Ngoài giáo dân của xứ Cầu Rầm, còn thấy khá đông giáo dân từ các giáo xứ Bố Sơn, Cửa Lò, Kẻ Gai, Mỹ Dụ, Trang Cảnh, Yên Đại, Xã Đoài, và người khắp nơi về thành phố làm ăn… ước tính khoảng 5 ngàn người.



Biểu ngữ phản đối được giăng khắp nơi trên công trường, tất cả những chỗ nào mà người ta có thể giăng được.



Lời lẽ trên biểu ngữ khá ôn hoà, nhưng mạnh mẽ: “Chúng tôi đòi công bằng”; “Đất nhà thờ, đất thánh, không được dùng để trục lợi”; “Giáo xứ Yên Đại tỏ tình liên đới; “Giáo xứ Kẻ Gai tỏ tình liên đới”; “Giáo xứ Mỹ Dụ đòi quyền lợi chung” …



Khi mọi người đã tìm được chỗ đứng thì người ta bắt đầu hát thánh ca, cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ đang yên nghỉ trên khu đất này, kết thúc bằng lời Kinh Hoà Bình. Điều này làm sống lại không khí cầu nguyện của 10 năm về trước cũng tại nơi này, khi giáo dân Cầu Rầm kiên quyết cắm trại cầu nguyện để giữ đất.



Mặc dù số lượng người khá đông, nhưng không hề gây mất trật tự công cộng. Sau đó, người ta ra về, để lại các biểu ngữ vẫn còn nguyên trạng cho đến tối hôm nay Thứ Hai ngày 24/5/2010.



Cầu Rầm ở trung tâm thành phố Vinh, là sở hạt của 5 giáo xứ, với số giáo dân hơn 20 ngàn người, chưa kể số sinh viên Công giáo và người dân khắp nơi về thành phố làm ăn. Do đó khu vực nhà xứ hiện tại là quá chật hẹp so với nhu cầu sinh hoạt tôn giáo.


Với đợt tập trung cầu nguyện lần này có thể khơi mào cho một phong trào cầu nguyện đòi đất tại Nghệ An.

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước

Trần Mạnh Hảo

(Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, soạn theo thư  “mời viết tham luận” của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhờ nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc giùm – cám ơn!).
"Lần Đại hội [nhà văn] nào nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng gây sốc bởi tham luận. Lần này với tham luận gần 9000 chữ, chắc không đủ thời gian để đọc nên anh đã nhờ các trang web “đọc” giúp. Nhưng thật khó nuốt vì nó quá dài và dễ hóc… Ai muốn biết nhà thơ Trần Mạnh Hảo phát gì trong Đại hội [sắp tới], xin chịu khó xem nhé." (Nguyễn Trọng Tạo).

Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” (K. Marx).

Kính thưa quý đồng nghiệp cầm bút,
Thưa quý vị quan khách và quý vị lãnh đạo,
Thói thường, con người sợ món gì nhất? Sợ ma quỷ ư? Không! Sợ vợ ư? Không! Sợ công an ư? Không! Sợ kẻ cầm quyền ư? Không! Sợ chết ư? Không!

Theo chúng tôi, con người trên mặt đất này sợ nhất sự thật! Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam từng nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người Trung Hoa từ thượng cổ đã nói: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Người Ba Tư cổ khuyên: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”. Người Ai Cập xưa cảnh cáo: “Khi sự thật bị bỏ quên quá lâu, một hôm nó thức dậy thành ngày tận thế”. Ngạn ngữ Tây Tạng tiền Phật giáo khuyên: “Mày chỉ được phép nói ra sự thật, nếu mày làm vua”. Thổ dân Úc bảo: “Ai nhìn thẳng vào sự thật sẽ bị mù mắt”. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận hàng triệu con người từng dám cả gan nói lên sự thật mà bị mất mạng, bị tù tội hay bị quản thúc tại gia.

Đã có bao nhiêu lý thuyết chính trị thề bồi giải phóng con người, bao nhiêu cuộc lật đổ, cuộc cách mạng tuyên thệ giải phóng con người, giúp con người hoàn toàn tự do, sau khi đã giết hàng triệu triệu sinh mạng. Rút cuộc, con người hình như vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng, chưa hoàn toàn được tự do, con người vẫn còn sợ hãi vì bị sự dối trá thống trị? Một số đất nước, một số dân tộc trên hành tinh vẫn còn bị nhốt trong nhà ngục có tên là dối trá. Cần phải làm một cuộc cách mạng của sự thật mới mong giải thoát cho nhân dân khỏi ngục tù kia.

Chìa khóa cuối cùng giúp con người được giải phóng, được hoàn toàn tự do, chính là sự thật, một sự thật không còn bị giấu như loài mèo giấu của quý. Karl Marx  đã tôn vinh sự thật lên tột cùng của nhận thức luận và phương pháp luận: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” - không có sự thật đi kèm, mọi kết luận, mọi lý thuyết, mọi khế ước, mọi hội kín, mọi cuộc cách mạng đều chỉ là ngụy lý, ngụy tạo, là lừa bịp. Cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (1949-2010) người vừa bị tử nạn trong vụ rơi máy bay trên đường bay đến rừng Katyn tham dự lễ kỷ niệm 22.440 người con ưu tú của dân tộc Ba Lan bị Hồng quân Liên Xô chôn sống hồi đầu Chiến tranh thế giới thứ Hai, trong bài diễn văn viết sẵn mà ông không còn cơ hội để đọc, có đoạn viết như sau: “Sự thật, kể cả sự thật đau đớn nhất luôn luôn giải phóng cho con người. Sự thật gắn kết. Sự thật mang lại sự công bằng. Sự thật chỉ ra con đường hòa hợp”.

Lấy ý tưởng từ câu cách ngôn kinh điển của K. Marx và lời trăn trối thiêng liêng thống thiết lớn lao của ngài cố Tổng thống Ba Lan trên, chúng tôi viết bản tham luận theo yêu cầu của Hội Nhà văn Việt Nam này.

Dostoyevsky, nhà văn vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực Nga và thế giới, từng tuyên ngôn rất hoa mỹ, rằng: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới”. Chúng tôi thêm: “Sự thật sẽ cứu chuộc thế giới”. Sự thật sẽ cứu chuộc nền văn học của chúng ta, cứu chuộc Tổ quốc ta, nếu chúng ta cả gan một lần cùng nhau “Gọi sự vật bằng tên của nó” theo cách ngôn của phương Tây.

Nếu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam thử một lần hợp tác với đất nước, với dân tộc Việt Nam mở HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG CHỐNG GIẶC NÓI DỐI để tìm ra con đường cứu nguy dân tộc đang trên đà suy vong, thì công này của quý vị rất lớn. Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… để bảo tồn đất nước. Tất cả các thứ giặc trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc nói dối đang tàn phá Tổ quốc ta, giống nòi ta. Lần này, nếu nhân dân ta không vùng lên đánh tan BỌN GIẶC CÓ TÊN LÀ DỐI TRÁ, chắc chắn đất nước ta sẽ bị kẻ thù phương Bắc nuốt chửng, như mấy nghìn năm trước chúng đã nuốt chửng toàn bộ các dân tộc Bách Việt từng định cư lâu dài phía Nam sông Dương Tử.
Chúng tôi viết bản tham luận này cũng để nhằm hưởng ứng cuộc hội thảo “Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay” do Ban Tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức tại Đà Lạt trong hai ngày 12-13/7/2010 với hơn hai trăm văn nghệ sĩ và các nhà lý luận phê bình hàng đầu Việt Nam tham dự. Cuộc hội thảo dũng cảm kêu gọi văn nghệ sĩ từ trên mây tỉnh giấc, quay về với hiện tình đất nước, do GS TS Phùng Hữu Phú (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương) chỉ đạo. Theo Đại từ điển tiếng Việt trang 803, từ “hiện thực” có nghĩa như sau: “Cái có thật, tồn tại trong thực tế” (Bộ Giáo dục & Đào tạo – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin xuất bản 1998). Như vậy, khái niệm “hiện thực” chính là sự thật đã và đang xảy ra trong thực tại trên đất nước ta. Cuộc hội thảo của Ban Tuyên giáo Trung ương vừa qua có thể được gọi bằng một cách khác: “Văn học nghệ thuật phản ánh sự thật của đất nước hôm nay”. Muốn phản ánh được sự thật của đất nước hôm nay, việc trước tiên của chúng ta là phải nhìn ra sự thật, gọi đúng tên sự vật, không phải sự thật tô hồng hay sự thật bôi đen, mà sự thật đúng như nó đang tồn tại khách quan quanh ta.
Lâu nay, vẫn nghe dân gian xì xào nửa hư nửa thực rằng: “Các thế lực thù địch (xin lỗi, tiên sư nó) nói cái gì hình như cũng đung sắc đúng, Ban Tuyên giáo Trung ương (xin lỗi) nói cái gì hình như cũng sờ ai sai…” thì quả là chưa chắc; bằng chứng là trong hoàn cảnh đất nước mà sự thật trốn biệt như hôm nay, thì việc Ban Tuyên giáo Trung ương kêu gọi nhà văn chúng ta hãy mở mắt, từ bỏ giấc nam kha vô tích sự quá dài để nhìn vào sự thật, nói lên sự thật đất nước, là một việc làm quá đúng.
Tất nhiên, sự thật mà Ban Tuyên giáo Trung ương kêu gọi nhà văn nhìn nhận được nhìn bằng mắt thường, chứ không phải sự thật bịt mắt bắt dê, hay sự thật được nhìn bằng mắt kẻ khác, nhìn bằng những thấu kính ảo, kính lồi, kính lõm, hay chiếc gương chiếu yêu, chiếu bóng… Thâm ý của Ban Tuyên giáo Trung ương hình như muốn chúng ta tìm lại phong trào “Nói thẳng, nói thật” thời kỳ Đổi mới năm 1986 -1987 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát động?
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, trong cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ năm 1987, đã làm gương nói thẳng nói thật, khi ông đặt vấn đề rốt ráo cho văn học nghệ thuật là nhà nghệ sĩ phải có tự do sáng tác; ông nói: “Cởi trói như thế nào, cởi trói nói ở đây trước hết là Đảng phải cởi trói cho các đồng chí… Tôi cho rằng khi những sợi dây ràng buộc được cắt đi, sẽ làm cho văn học nghệ thuật như con chim tung cánh bay lên trời xanh…”.
Rõ ràng, qua lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đảng đã thừa nhận từng trói văn nghệ sĩ và trí thức rất nhiều năm. Lần này, Ban Tuyên giáo Trung ương, thông qua cuộc hội thảo cấp nhà nước “Văn học nghệ thuật hướng vào sự thật của đất nước” đã khuyến khích kẻ hèn này là chúng tôi nói lên sự thật, toàn là những sự thật chết người, sự thật mà chính quyền cố tình giấu diếm vì món lợi của quyền lực, với sự ngụy biện chống lại lẽ phải, chống lại chân lý: “Nói ra sự thật lúc này không có lợi”. Chả lẽ vì cái lợi, vì miếng ăn mà chúng ta đành phải nói dối hết đời ông đến đời cha, hết đời con đến đời cháu hay sao? Vậy chừng nào Nhà nước Việt Nam mới cho người dân chúng tôi công khai nói ra sự thật đây? Chúng tôi đành lấy lời dạy của K. Marx làm bùa hộ mệnh: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để một lần cuối cùng nói ra sự thật của đất nước chúng ta, dẫu có bị bị làm phiền, thậm chí bị tù đày cũng mặc. Một kẻ nói dối, một dân tộc nói dối “lộng giả thành chân”, là một kẻ, một dân tộc không có tự do, không có độc lập, không có dân chủ, không có chân lý và lẽ phải… Khi một kẻ, một dân tộc phải núp vào sự dối trá để tồn tại, kẻ đó, dân tộc đó là một kẻ yếu, một dân tộc yếu đang trên đường suy vong. Chỉ có kẻ mạnh, kẻ tự tin, kẻ có liêm sỉ, có đạo đức mới không sợ sự thật, dù là sự thật đau đớn nhất, khủng khiếp nhất mà thôi.
Được lời như cởi tấm lòng, chúng tôi xin kể ra SỰ THẬT ĐẤT NƯỚC qua mắt mình, cái mà nền văn học của chúng ta lâu nay lảng tránh, làm ngơ, mặc “quốc gia hưng vong”, “thất phu” thay vì “hữu trách” thì hầu như cánh “thất phu” nhà văn thảy đều “tắc trách”… Chúng tôi mong 700 tờ báo của lề phải, tức báo của Đảng và Nhà nước, hãy hạ cố chỉ ra những sự thật mà chúng tôi gọi tên trong bài tham luận này đúng hay sai. Còn nếu quý vị dùng công an hay nhà tù để đối thoại với chúng tôi thì quý vị đã mặc nhiên thừa nhận chúng tôi nói đúng; chỉ vì đuối lý mà quý vị mới phải dùng hạ sách là làm phiền chúng tôi, đe dọa chúng tôi thì quý vị đã không chính danh quân tử, dùng nền chính trị bá đạo ứng xử với người dân, khi người dân dám nói lên sự thật để hy vọng trên đất nước đau thương và cam chịu này le lói một nền chính trị vương đạo, dựa vào sự thật, lương tri và lẽ phải. Trong hàng trăm sự thật nhãn tiền của đất nước, chúng tôi chỉ xin kể ra ba sự thật mà thôi.
SỰ THẬT MỘT
Chưa bao giờ số phận dân tộc ta, đất nước ta có nguy cơ tiêu vong như hôm nay: nước nhà đang bị giặc ngoại bang xâm lấn bằng cuộc chiến tranh ngọt ngào, chiến tranh ôm hôn thắm thiết và tặng hoa, tặng quà anh anh chú chú, bằng cách chiếm dần hai quần đảo chiến lược Hoàng Sa và Trường Sa, lấn chiếm dần dần biên giới đất liền và hải đảo, khiến nguồn lợi biển vô cùng tận của ta rồi sẽ mất hết, dân tộc ta không còn đường ra đại dương, coi như tiêu! Ngoại bang dùng chiêu bài “ý thức hệ” và “16 chữ vàng” làm dây trói vô hình, trói buộc Đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam phải nhân nhượng kẻ xâm lược hết điều này đến điều khác. Trên đất liền, ngoại bang dùng con bài khai thác bauxite, mua đất thời hạn 50 năm của 18 tỉnh lấy cớ trồng rừng, thực chất là công cuộc chiếm đất di dân theo kiểu vết dầu loang, theo kiểu “nở hoa trong lòng địch”. Đến nỗi, khi giặc chiếm Hoàng Sa rồi đặt tên quận huyện cho quần đảo này, sinh viên thanh niên biểu tình chống giặc lại bị Nhà nước Việt Nam bắt. Vậy, Nhà nước chúng ta hiện nay đứng về phía ngoại bang xâm lược hay đứng về phía nhân dân ta? Cũng chưa bao giờ như hôm nay, thiên nhiên và môi trường sống trên nước ta lại bị phá hoại khủng khiếp như thế: rừng bị triệt phá gần hết, sông ngòi đồng ruộng cạn kiệt nguồn nước, lụt lội kinh hoàng, khí trời bị ô nhiễm tới mức cuối cùng, nước mặn xâm hại phá hủy các đồng bằng. Chỉ cần một trận mưa lớn là Hà Nội, Sài Gòn biến thành sông do quy hoạch xây dựng phản khoa học. Hạt lúa, củ khoai, mớ rau, tôm cá, thịt gia súc, gia cầm cũng đang bị các chất hóa học độc hại chứa trong thức ăn, các chất tăng trưởng, chất bảo quản độc hại ám sát, khiến sinh tồn của giống nòi có cơ biến dạng…
Đạo đức xã hội tha hóa tới mức cuối cùng, con người hầu như không còn biết tới liêm sỉ và lẽ phải… Một ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô và rất nhiều quan chức cao cấp trong tỉnh Hà Giang chơi gái vị thành niên do ông Hiệu trưởng Sầm Đức Xương bắt các cháu nữ sinh trong trường làm điếm, nhằm cống nạp cho các quan đầu tỉnh. Nghe nói ông Nguyễn Trường Tô, ông Sầm Đức Xương từng là những người nhiều năm liền được bằng khen vì thành tích học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa từng là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản ưu tú, đã ra tay giết và cướp của chính người yêu cũ của mình một cách man rợ, không phải là cá biệt trong một xã hội con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết nhau được đưa tin đầy tràn trên các trang báo lề phải. Lối sống vô đạo đức, hành vi vô luân, con người ứng xử với con người man rợ hơn dã thú đang là vấn nạn quốc gia, có thể đưa một dân tộc vốn có văn hóa, văn hiến bốn nghìn năm tới chỗ diệt vong… Không nhìn ra những nguy cơ chết người này, liệu 100 năm nữa Tổ quốc Việt Nam chúng ta còn tồn tại không? Dòng giống con Lạc cháu Hồng còn tồn tại không?
Nền giáo dục Việt Nam hôm nay là một nền giáo dục thiếu trung thực, đúng như ý kiến của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã công nhận. Đạo đức trong giáo dục Việt Nam hôm nay đồng nghĩa với dối trá: thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa… là sách đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm Thạc sĩ, Tiến sĩ… lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục Việt Nam. Việc Hà Nội vừa qua đưa chỉ tiêu “xóa mù tiến sĩ” cho cán bộ công nhân viên nhà nước đã nói lên học vị Tiến sĩ chẳng còn giá trị gì cả! Có lẽ trong vài năm tới, sau việc Bộ Giáo dục ra chỉ tiêu đào tạo thêm 23.000 Tiến sĩ, sẽ dẫn tới chiến dịch xóa mù Tiến sĩ trên phạm vi toàn dân. Nhiều ông cán bộ cấp cao có học vị Tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị Tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục… đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính? Đây là dấu hiệu suy vong lớn nhất của dân tộc do nền giáo dục thiếu tính nhân văn, thiếu tính chân thật gây ra. Những quả bom B52 tinh thần là nền giáo dục đi chệch hướng chân thiện mỹ đang rải thảm lên tinh thần dân tộc, thì ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây?
Than ôi, sau những quả bom tinh thần có tên là giáo dục mà chế độ tự ném vào mình, chỉ cần ngoại bang ném bồi thêm mấy quả bom thật vào hai đập thủy điện Sơn La và Hòa Bình là đồng bằng Bắc Bộ và cả Hà Nội sẽ biến mất, dân tộc sẽ biến mất… Hai đập thủy điện khổng lồ trên nghe đâu lại nằm trên vết nứt động đất… mới hãi hùng làm sao? Đầu nguồn sông Hồng, đầu nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã và đang xây hàng trăm đập thủy điện, khiến hai con sông chính của đất nước khô cạn dần, không còn đủ nguồn nước tưới cho hai đồng bằng chính nuôi sống dân tộc. Cách Móng Cái 60 km, tại Phòng Thành, Trung Quốc đang xây nhà máy điện hạt nhân rất lớn; nếu có sự cố kiểu Chernobyl vào mùa gió bấc, Hà Nội và dân đồng bằng Bắc Bộ có thể sẽ chết hết vì nhiễm phóng xạ hạt nhân…
SỰ THẬT HAI
Chưa bao giờ như hôm nay, trên đất nước ta, giặc nội xâm có tên là tham nhũng lại hoành hành ngang nhiên, kinh hãi như dịch hạch đến thế. Dân có tham nhũng không? Không! Thế thì ai là giặc nội xâm, là giặc tham nhũng? Thưa, Chính quyền! Chỉ kẻ có chức có quyền mới tham nhũng được mà thôi! Vụ tham nhũng mới nhất như một đòn hiểm ác đánh một cú chí tử vào đất nước là tập đoàn Vinashin – một nắm đấm thép của Chính phủ – đã cướp đi của nhân dân số tiền khổng lồ là 80.000 tỷ đồng. Cứ thử làm tròn dân số nước ta là 90 triệu người (thực ra dân số Việt Nam mới chỉ trên 85 triệu dân), vị chi mỗi người dân vừa bị Tập đoàn quốc doanh Vinashin cướp đi gần 9.000.000 đ. Chín triệu đồng với người nông dân là một nguồn vốn lớn: một gia đình nông dân có bốn nhân khẩu chẳng hạn, đã vừa bị Vinashin cướp đi nhãn tiền 36.000.000 đ (*). Đã có bao nhiêu Tập đoàn Vinashin cướp hết tiền của nhân dân trong quá khứ, trong hiện tại chưa bị phát hiện? Những nắm đấm thép của Chính phủ như các tập đoàn kinh tế: Tập đoàn Than, Tập đoàn Điện, Tập đoàn Khoáng sản… đã và đang đấm chí tử vào hầu bao dân nghèo Việt Nam! Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2008, các tập đoàn kinh tế – nắm đấm thép – đã làm thất thoát 10 tỷ đô la. Năm 2009, số thất thoát (đổ tội cho lỗ vốn) cũng không nhỏ hơn số 10 tỷ đô la năm trước. Các tập đoàn kinh tế quốc doanh, các công ty quốc doanh đang là đại họa cho quốc gia; chứng tỏ thành phần kinh tế rường cột của mô hình xã hội chủ nghĩa này đã hoàn toàn thất bại. Về quốc nạn tham nhũng, bà Phạm Chi Lan, chuyên viên kinh tế cao cấp của Chính phủ đã phải cay đắng thừa nhận “bọn nắm đấm thép – chúng nó ăn hết tiền của dân rồi” như sau: “Một khi vẫn còn các ông lớn chủ đạo ngốn hết nguồn lực của đất nước và thâu tóm hết quyền thiết kế chính sách có lợi cho mình, thì làm sao thằng nhỏ động lực kinh tế tăng tốc được” (Tuần Việt Nam 22/07/2010)?
Tại sao nhà nước ta hiện nay vốn có hai chính quyền cồng kềnh, chồng chéo nhau, giẫm đạp lên nhau: một chính quyền theo hệ Đảng và một chính quyền theo hệ Nhà nước với hàng vạn ban thanh tra, hàng vạn chi bộ bốn năm sáu tốt, với hầu hết mấy triệu đảng viên gương mẫu đều đã học tập tốt đạo đức Bác Hồ, mà giặc tham nhũng lại ngang nhiên hoành hành trắng trợn từ vi mô đến vĩ mô đến như vậy? Quan tham nhìn từ xã trở lên không thấy lao động chân tay, không thấy lao động trí óc, chỉ sử dụng một thứ lao động có tên là LAO ĐỘNG LÃNH ĐẠO mà ai ai cũng giàu có hơn dân thường hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu, hàng tỷ lần là sao? Chung quy lại, có phải là do thể chế sai, mô hình chính trị sai: VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI, VỪA ĐI THI, CHẤM GIẢI VỪA PHÁT GIẢI VỪA ĐƯỢC LÃNH GIẢI. NHÀ NƯỚC – ĐẢNG MỘT MÌNH MỘT CHỢ: VỪA THAM NHŨNG VỪA CHỐNG THAM NHŨNG? Xin hỏi: tay phải tham nhũng, liệu tay trái có dám cầm dao chặt được tay phải hay không?
Linh hồn triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Marx nằm ở câu kinh mà Đảng viên cộng sản nào cũng phải thuộc làu làu: “Mọi sự vật đều được cấu thành bởi các mặt đối lập thống nhất”. Chỉ trừ nền chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không hề nằm trong quy luật vận động này của Marx, vì nó triệt tiêu đối lập chính trị!
Nền chính trị độc đảng, độc quyền của nước ta hôm nay đang chống lại biện chứng pháp của chủ nghĩa Marx. Trong phép biện chứng do Hegel sáng tạo, Marx tiếp thu, có ba nhịp như sau: xuất đề, phản đề và tổng đề. Phản đề hay đối lập chính là linh hồn của biện chứng pháp của chủ nghĩa Marx. Chối bỏ đối lập, triệt để cấm phản đề, cấm đối lập chính trị, nền chính trị của nước ta ngày nay đang chống lại chính cái lý thuyết chủ nghĩa cộng sản mà nó thề nguyền đi theo, thành ra một nền chính trị thoái bộ, rất giống với các nền chính trị thần quyền thời Trung cổ bên Châu Âu.
Hãy xem khẩu hiệu rất duy tâm, hoàn toàn chống lại thuyết Marxist của Đảng cầm quyền: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh MUÔN NĂM”. Marx từng giải thích tại sao loài người thống khổ: vì loài người còn phân chia giai cấp. Mục đích của Marx là làm cho nhân loại tiến đến đại đồng, tức tiến đến thiên đường cộng sản. Muốn đến thế giới cộng sản, phải xóa bỏ các giai cấp: xóa bỏ giai cấp tư sản, xóa bỏ giai cấp vô sản, xóa bỏ nhà nước, xóa bỏ công an, quân đội, tất nhiên phải xóa bỏ cả Đảng Cộng sản, vì Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp vô sản. Mà khi xóa bỏ giai cấp, thì đảng của giai cấp cũng không còn. Hô “Đảng Cộng sản Việt Nam MUÔN NĂM” cầm bằng như hô: “Xã hội loài người có giai cấp muôn năm”! Rõ ràng hô như vậy là treo cổ chủ nghĩa Marx, là không chính danh, là tự xóa bỏ tính mục đích của Đảng Cộng sản.
SỰ THẬT THỨ BA: NÓI MỘT ĐÀNG, LÀM MỘT NẺO, HAY LÀ DANH KHÔNG CHÍNH THÌ NGÔN KHÔNG THUẬN
Đảng, Nhà nước Việt Nam nói thì rất hay, nhưng làm thường ngược lại. Những nguyên tắc, nguyên lý, luật pháp, chính sách, đường lối của Đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam hiện nay hầu hết đều không chính danh.
Xin chứng minh
Trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam người dân được hưởng tất cả các quyền: quyền sống, quyền làm người, quyền hoạt động chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, lập đảng phái, quyền biểu tình, tự do tôn giáo, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do đủ thứ…
Chính sách hộ khẩu đã cấm tự do cư trú.
Quyền được biểu tình của dân bị cấm chỉ bởi một Nghị định (do Thủ tướng Phan Văn Khải ký): cấm từ năm người trở lên tụ tập hay đi hàng dọc ngoài đường, ngoài phố. Anh bạn chúng tôi có 5 đứa con, cộng hai vợ chồng là 7 người, mỗi sáng Chủ nhật anh chị dẫn bầy con đi tập thể dục tại công viên cách nhà hơn cây số. Đoàn rồng rắn tí hon của anh chị không thể đi thành một hàng, mà phải bí mật xé lẻ thành hai tốp, anh dẫn 3 đứa con, chị dẫn 2 đứa con giả vờ không quen biết nhau, đi vào hai lề đường khác nhau, sợ đi chung sẽ bị công an bắt…(**). Ra Quốc lộ số 1, qua một số đường phố ở các thành phố nhỏ, thấy trâu bò được ung dung đi thành bầy đàn hàng mấy chục con trên đường mà không bị công an bắt. Sao kiếp người ở Việt Nam lại tủi hổ hơn kiếp bò: con bò còn được tự do tụ tập, tự do nghênh ngang rồng rắn trên đường, được Đảng và Nhà nước đối xử tử tế hơn hẳn con người… là sao hở các ông trời con?
Tự do tôn giáo bị cái rọ tôn giáo quốc doanh cấm cản. Hàng trăm sư sãi, chùa chiền vốn theo một hệ phái Phật giáo riêng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam đã bị cấm hoạt động, bắt phải vào Phật giáo quốc doanh, nếu không chịu quốc doanh hóa Phật giáo sẽ bị bắt. Công giáo cũng phải thành Công giáo quốc doanh. Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… cũng phải vào quốc doanh thì sao gọi là tự do tôn giáo? Ở một đất nước không có TÔN GIÁO TƯ NHÂN, chỉ có TÔN GIÁO QUỐC DOANH mà cứ xưng xưng toe toét: Việt Nam có tự do tôn giáo!
Điều 4 trong Hiến pháp cho phép chỉ một mình Đảng Cộng sản được nắm quyền lãnh đạo mãi mãi, đã cấm mọi công dân tự do hoạt động chính trị, trong khi quyền người dân được tự do hoạt động chính trị ghi rõ ràng trong Hiến pháp. Điều 4 của Hiến pháp là điều không chính danh.
Đảng và Nhà nước có trên 700 tờ báo giấy báo viết báo hình. Xã hội tự xưng  là “nhân dân làm chủ: của dân, do dân, vì dân”, “cán bộ là đầy tớ nhân dân”. Tai ngược thay, chính anh đầy tớ này được độc quyền ra báo, lại cấm ông chủ ra báo là sao? Marx – sinh thời từng ca ngợi nền tự do báo chí của chủ nghĩa tư bản. Marx lên án cay độc nhà vua Phổ kiểm duyệt báo chí theo kiểu Nhà nước Việt Nam hôm nay lùa tất cả nền báo chí nước nhà vào cái rọ lề phải, đánh sập hơn ba trăm blog và website cá nhân trên Internet như lời khoe khoang của ông Tổng Cục phó Tổng cục An ninh Bộ Công an, Trung tướng Vũ Hải Triều… Không có nền tự do báo chí tư sản, nền xuất bản tự do tư sản, không thể xuất hiện chủ nghĩa Marx. Nếu Karl Marx tái sinh xuất hiện giữa lòng Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay, chắc chắn cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản sẽ bị lính của ông Vũ Hải Triều bắt ngay tắp lự!
Khi người dân không có quyền ra báo tư, lập nhà xuất bản tư… cũng có nghĩa người dân Việt Nam hiện nay không có quyền tự do ngôn luận.
Khi Hiến pháp đã cho công dân cái quyền thì người dân không phải đi xin. Hiến pháp bảo công dân có quyền sống, quyền làm người, vậy chả lẽ khi sống là phải thở, phải ăn, phải mặc, phải yêu vợ… thì cứ mỗi lần thở, mỗi lần ăn, mỗi lần mặc, mỗi lần yêu vợ… lại phải làm đơn xin phép công an?
Hiến pháp của các nước dân chủ văn minh sinh ra để bảo vệ người dân, đảm bảo nhân quyền, dân quyền và mọi quyền tự do của dân, cốt yếu để ràng buộc kẻ cầm quyền. Hiến pháp nước ta hiện nay sinh ra hầu như để chỉ trói buộc người dân và tạo hàng nghìn kẽ hở cỡ lỗ thủng con voi chui lọt cho kẻ cầm quyền tự do đánh tráo Hiến pháp, tự tung tự tác, làm ngược lại Hiến pháp mà không bị luật pháp ràng buộc là sao?
Quốc hiệu nước ta hiện nay xưng là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực ra có đúng không? Thưa không! Vì nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay là nền kinh tế thị trường, tức nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một chủ nghĩa tư bản hoang dã. Vậy quốc hiệu nước ta muốn sát với “sự thật của đất nước” như gợi ý của Ban Tuyên giáo, phải đặt lại là: “Cộng hòa tư bản chủ nghĩa Việt Nam” mới chính danh.
Chủ nghĩa xã hội nói cho cùng là một mô hình ảo, hoàn toàn không có thật. Hồi chúng tôi theo học tại Học viện Gorky bên Liên Xô năm 1988, thường nghe dân Liên Xô định nghĩa về chủ nghĩa xã hội theo mô hình Lenin-Stalin như sau: “Chủ nghĩa xã hội là con đường vòng vèo nhất, đầy máu và nước mắt nhất, khốn nạn nhất để đi lên tư bản chủ nghĩa”. Liên Xô, với mô hình xã hội chủ nghĩa trại lính (hay trại tập trung) đã phải mất 74 năm đi vòng vèo trong máu xương, ngục tù, trong đày đọa của những trại Gulag hắc ám, man rợ… để năm 1991 mới tới được nền kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa. Quốc hiệu của nước ta như vậy là không chính danh.
Cái đuôi “Định hướng xã hội chủ nghĩa” được gắn vào đít khái niệm kinh tế thị trường của Nhà nước ta hiện nay là một cái đuôi giả, một cái đuôi nhựa chạy bằng cục pin sắp thối của Trung Quốc. Theo nghĩa từ điển: “định hướng” có nghĩa là xác định phương hướng, mà điểm tới đã được xác định cụ thể. Ví dụ ông A hẹn ông B qua điện thoại, rằng mai ta gặp nhau ở Hồ Con Rùa, tập kết tại đó ăn sáng, uống café, định hướng Buôn Ma Thuột mà tới Plây-ku nhé! “Xã hội chủ nghĩa” là khái niệm ảo trên giấy, chưa có thật trên đời và sẽ không thể có thật vì nó dựa trên những nguyên lý ảo tưởng, bịa đặt, phi khoa học.
Đưa đất nước đi vào chỗ không có thật, định hướng tới cõi không có thật mà đến thì than ôi, thà giết đất nước đi còn hơn! Nên khẩu hiệu “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” in trên đầu tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, nếu theo tiêu chí “hướng về sự thật” của Ban Tuyên giáo chỉ dẫn, phải đặt tên lại cho đúng với thực chất ngữ nghĩa của từ điển là: “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa không có thật” mới đúng. Không có sự thật đi kèm, mọi lý thuyết, mọi mô hình xã hội, mọi lời hứa đều là sai trái, ảo tưởng, hứa hão, đúng như K. Marx đã nói.
Đồng nghĩa Đảng Cộng sản là đất nước, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội là Tổ quốc là không chính danh. Đảng Cộng sản mới chỉ có 5 triệu đảng viên, còn nhân dân Việt Nam ngoài Đảng chiếm đa số tới hơn 80 triệu dân, có phù phép kiểu gì, Đảng Cộng sản cũng không thể biến thành đất nước Việt Nam được. Đảng nghĩa là phe phái, là một nhóm người. Một nhóm người sao có thể biến thành tất cả được? Nên danh từ ĐẢNG TA dùng để gọi Đảng Cộng sản là không chính danh. Liên Xô đã bỏ ra 74 năm để tìm mà không thấy chủ nghĩa xã hội đâu, chỉ thấy trại tập trung, thấy nhà tù nhiều hơn trường học. Lenin, Stalin, Mao… đã biến nhân dân các nước Nga, Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, hàng chục nước Đông Âu… thành hàng tỷ con chuột bạch cho cuộc thí nghiệm máu cộng sản chủ nghĩa bằng bạo lực, bằng cải tạo áp đặt, bằng thuyết đấu tranh giai cấp tàn bạo nhưng đã thất bại hoàn toàn. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Đông Âu giờ đã đi theo tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, nên khẩu hiện “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là rất buồn cười, giống như nói “Yêu nước là yêu cái không có thật” vậy…
Quốc hội nước CHXHCN VN được Đảng Cộng sản và Nhà nước phong cho là cơ quan lập pháp cao nhất của nhân dân Việt Nam là không chính danh. Vì thực tế, Quốc hội này chỉ là cơ quan ngoại vi của Đảng, do Đảng lãnh đạo; Quốc hội mà 98% dân biểu là đảng viên của một đảng duy nhất thì việc gọi Quốc hội này của dân là một trò hề, là không chính danh; Quốc hội này của Đảng, dân nào có quyền bính gì trong Quốc hội giả hiệu này?
Việc một nhóm người không ai khiến, tự nhiên nhảy phóc ra đấu trường xã hội ngót trăm năm nay, hung hãn cầm mác cầm lê cầm búa cầm liềm cấm cản những nhóm người khác lập phe đảng là không chính danh, không logic, không công bằng, không có luật hay chỉ là luật rừng?
Đảng Cộng sản Việt Nam không do nhân dân Việt Nam bầu ra, nên sự tồn tại của Đảng để tuyệt đối cầm quyền là không chính danh. Đúng như Mao nói rằng chế độ chuyên chính vô sản của ông ta là do súng đẻ ra: “Súng đẻ ra chính quyền”, tức là SÚNG BẦU RA CHÍNH QUYỀN… Mấy chục năm nay, người ta đã cố tình gọi nhầm SÚNG là DÂN: “súng bầu lên chính quyền thì lại nói dối là dân bầu”… Cũng giống như (giả dụ thôi, hy vọng đừng biến thành sự thật!) sau bài viết này, công an gọi tên Trần Mạnh Hảo lên… dọa bắn; Hảo ta vốn là một con cáy 64 tuổi biết cầm bút, thấy súng há mồm sắp đối thoại với mình, sợ vãi đái, nghĩ mình miệng hùm gan sứa, sức đâu cãi lại miệng súng, đành phải ký vào giấy cung khai rằng: báo cáo các anh, em đã nói sai, đã nói dối, vì Đảng ta và Nhà nước ta từ xưa tới nay thật thà hơn đếm, có biết nói dối là gì đâu. Thế rồi báo An ninh hôm sau hí hửng: trước lý lẽ sắc bén và thực tế sáng ngời chính nghĩa của nhân dân, tên Hảo đã không đủ lý lẽ đối thoại, đã ăn năn hối lỗi vì dám vu cáo cho Đảng ta nói dối…
Việc Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 theo thuyết Marxist là không chính danh.
Marx bảo: chủ nghĩa tư bản xuất hiện với đại công nghiệp. Marx lại bảo phương thức kinh tế châu Á không nằm trong chủ nghĩa Marx. Marx phán: giai cấp vô sản là hệ quả của giai cấp tư bản. Nghĩa là tư bản đẻ ra vô sản. Trung Hoa, Việt Nam và cả châu Á, thế giới Ả rập, Ấn Độ, Mỹ Latinh, Phi Châu… trong thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX chưa hề có chủ nghĩa tư bản. Năm 1930, Việt Nam chưa có ông bố tư bản, sao lại có đứa con tên là vô sản ra đời? Bịa ra một giai cấp vô sản ảo để thành lập ra đảng của giai cấp vô sản là Đảng Cộng sản Đông Dương là không chính danh, là trái với thuyết Marxist, là xây nhà trước, xây nền nhà sau.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc trốc tận rễ” là không chính danh. Diệt trí thức là diệt đi hai ông đại trí thức Marx-Engels ư? Trí thức là linh hồn của xã hội, diệt trí thức cũng có nghĩa là diệt luôn xã hội loài người.
Năm 1958 – 1960 Bắc Việt Nam (năm 1975 là cả nước) tuyên bố tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội với “mo cơm và quả cà”, không thông qua con đường tư bản chủ nghĩa theo sự xúi dại của Lenin là không chính danh. Theo Marx, linh hồn của xã hội chủ nghĩa là đại công nghiệp; chỉ có nền nông nghiệp lạc hậu mà dám thí mạng cùi tiến lên xã hội chủ nghĩa là tiến lên toàn dân cùng chết đói, hay tiến lên công xã kiểu diệt chủng như Khmer Đỏ, tiến lên “đại nhảy vọt” kiểu Mao khiến mấy chục triệu người chết đói, dân chúng phải ăn thịt cả con mình như cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội do Thông tấn xã Việt Nam vừa phát hành đã kể.
Năm 1986, theo gương Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì chôn chủ nghĩa tư bản (như Marx-Engels dạy) đã quay ngược lại chôn chính học thuyết cộng sản, bằng cách xây dựng nền kinh tế tự do đa thành phần tư bản chủ nghĩa, đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi chết đói. Theo Marx dạy: kinh tế nào, chính trị ấy, hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc chính trị. Nay, kinh tế Việt Nam là tư bản tự do mà chính trị vẫn giữ nền chính trị độc tài xã hội chủ nghĩa là sai quy luật, là không chính danh, là đầu chuột đuôi voi, là ông nói gà bà nói thóc lép, là hồn Trương Ba, da hàng thịt…
Marx–Engels từng công khai tuyên bố trong trước tác của mình: “Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương pháp phê phán thế giới cũ để tìm được một thế giới mới… Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi…”. Rõ ràng, chính Marx và Engels đã coi học thuyết của mình chỉ là những giả thuyết, những phép thử, những phỏng định về tương lai, tuyệt nhiên không giáo điều cho lý thuyết của mình là chân lý vĩnh hằng. Những ai đã, đang coi học thuyết Marx là chân lý bất biến là đang chống Marx, là muốn dùng Marx giả, Marx dỏm bịt mắt trí thức và nhân dân để quyết câu giờ giữ quyền lực là không chính danh.
Theo định đề: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” của Marx, chúng ta thấy thực tế đã không chấp nhận cuộc thí nghiệm XÓA TƯ HỮU hãi hùng nhất trong lịch sử loài người của Marx-Engels-Lenin với tham vọng “XÓA TƯ HỮU, XÓA CÁ NHÂN, XÓA NHÀ NƯỚC, XÓA MÂU THUẪN, XÓA ĐẢNG CỘNG SẢN, XÓA CÁC GIAI CẤP VÀ ĐẢNG CỦA NÓ, XÓA CHÍNH BIỆN CHỨNG PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI CỘNG SẢN ÁO TƯỞNG PHI BIỆN CHỨNG – NƠI KHÔNG CÓ CÁI DỐI TRÁ, KHÔNG CÓ CÁI ÁC ĐỘC VÀ CÁI XẤU XA, NƠI TUYỆT ĐỐI TỰ GIÁC, TUYỆT ĐỐI TỰ DO, TUYỆT ĐỐI GIÀU CÓ, TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ NGOẠI TÌNH, KHÔNG CÒN HÔN NHÂN, KHÔNG CÒN GIA ĐÌNH KIỂU CŨ, KHÔNG CÒN NGÂN HÀNG, KHÔNG CÒN TIỀN TỆ…”. Đó là một xã hội bịa đặt không có thật: vì không có cái ác thì cái thiện cũng bị triệt tiêu, không có cái ngụy thì cái chân cũng biến mất, không có cái xấu thì cái đẹp cũng chẳng còn…
Một trăm sáu mươi hai năm từ khi “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của Marx–Engels ra đời đến nay, hàng trăm triệu sinh mạng đã bị giết, hàng tỷ người bị tù đày, bị ngược đãi để “các vị lãnh tụ kính yêu” làm cuộc thí nghiệm đẫm máu cải tạo thế giới từ TƯ HỮU sang CÔNG HỮU, từ TƯ BẢN sang VÔ SẢN, từ CÁ NHÂN sang TẬP THỂ, XÓA QUỐC GIA chỉ còn QUỐC TẾ, XÓA HOÀN TOÀN THẾ GIỚI CŨ, NHÂN LOẠI CŨ chỉ còn MỘT THẾ GIỚI MỚI TINH, NHÂN LOẠI MỚI TINH KHÔNG CÒN TRUYỀN THỐNG, KHÔNG CÒN LỊCH SỬ, KHÔNG CÒN QUÁ KHỨ, KHÔNG CÒN TÔN GIÁO… Chao ôi, khi một con người không còn quá khứ, một dân tộc không còn lịch sử, con người ấy, dân tộc ấy sẽ biến thành tinh tinh, xã hội tinh tinh hay thành những cục bột biết ca hát?… Rút cục, cuộc thí nghiệm cộng sản kinh hồn trên phạm vi toàn thế giới đã hoàn toàn thất bại. Những nước cộng sản cứng đầu nhất như Bắc Triều Tiên, Cuba hiện nay cũng đang rục rịch thí nghiệm mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, tập tọe học lại những bước đi làm giàu vỡ lòng nhân loại đã có từ trước khi Marx ra đời. Đây là sự thật không thể nào chối cãi, dù cãi cối cãi chày bằng còng số tám hay nhà tù, họng súng v.v.
Cám ơn Marx, đã cho chúng tôi đề bài “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để làm một bài tập làm văn về sự thật này. Cám ơn ngài cố Tổng thống nước Ba Lan tự do Lech Kaczynski đã cho chúng tôi ý tưởng rất hay: chỉ có sự thật mới giải phóng con người, làm chủ đề bài tham luận. Chúng tôi cũng xin cám ơn tiêu đề của cuộc hội thảo “Văn học nghệ thuật hướng về sự thật đất nước” của Ban Tuyên giáo Trung ương đã gợi ý, khích lệ chúng tôi dám liều mạng nói lên những sự thật cay đắng nhất, khủng khiếp nhất của đất nước chúng ta hiện nay, những sự thật chết người, ai ai cũng biết mà vì sợ tù tội nên không ai dám nói ra.
Viết đến đây, chúng tôi chợt nhớ đến truyện “Bộ long bào của vị Hoàng đế” của văn hào Andersen. Thằng bé trong thiên truyện đã liều mạng xé toang bộ long bào hoang tưởng của vị Hoàng đế kia bằng cách hét thật to: ông vua cởi truồng! Tiếng kêu thất thanh của chân lý ấy có làm đám đông đang bị quyền lực hôn mê, luôn miệng tung hô vị Hoàng đế mặc bộ long bào đẹp nhất tỉnh ra hay không? Nhưng hình như ngay sau khi gọi sự vật bằng tên của nó, thằng bé do sự thật, do tự do phái đến đã biến mất. Do đó, mới còn biết bao nhiêu ông vua triết học cởi truồng, vua chính trị cởi truồng, vua cách mạng cởi truồng, vua chủ nghĩa cởi truồng… đang đi nhông nhông ngoài xã hội, ngoài phố xá, đã và đang được những đám đông giả vờ cuồng tín hòng trục lợi xúm vào vạn tuế, ca ngợi các ngài khoác những bộ long bào tuyệt vời của trần gian…
Sự thật giản dị nhường ấy, sao bị cả đám đông lờ đi? Mới hay sự cám dỗ của dối trá có bùa ngải quỷ sứ, mê hoặc con người trong bóng tối, trong đe dọa, trong hấp lực của củ cà rốt treo trước miệng con lừa… Sự thật chỉ có thể tồn tại công khai dưới ánh sáng mặt trời. Xã hội của những hội kín vây bủa con người trong lừa mị, trong sợ hãi u u minh minh, luôn xua đuổi và cầm tù sự thật. Chối bỏ sự thật, những xã hội do băng đảng hội kín cầm quyền hầu như không bao giờ đi cùng đường với lẽ phải và công lý.
Chúng tôi không dám làm thằng bé trong thiên truyện kia của Andersen; làm vị thiên sứ của sự thật này, coi chừng khả năng biến mất là điều có thể xảy ra. Hãi quá!
Chúng tôi chỉ xin kể ra ba vị nhà văn Việt Nam hình như cũng đang thử đóng vai trò của thằng bé ấy, vai trò thiên sứ của sự thật, của tự do.
Đây là lời của nhà văn Đỗ Chu bùi ngùi, chua xót, khi ông nói về sự lãnh đạo của Đảng với nhà văn; sao nhà văn giống chú cún con ve vẩy đuôi theo ông chủ trong sân nhà thế: “Tớ yêu Đảng như yêu vợ. Vợ còn sống thì tớ nghe vợ. Vợ chết thì tớ lập bàn thờ khấn vái cho đến chết. Đảng cũng là vợ của tớ. Đảng bẩn thì tớ mua xà phòng cho Đảng tắm. Mua nước hoa cho Đảng thơm. Đảng nói thì không được cãi. Đảng bảo ăn là ăn. Đảng bảo uống là uống. Đảng bảo nằm là nằm. Đảng bảo lên giường là lên giường. Đảng bảo ra đường là ra đường…” (Trích bài “Nhà văn Đỗ Chu yêu Đảng như yêu vợ” của Nguyễn Trọng Tạo ngày 13/7/2010). Về việc này, mới thấy Nguyễn Vĩ xưa thánh thật, khi ông viết: “nhà văn An Nam khổ như chó!”.
Đây là mấy câu thơ của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Chính (con trai cố nhà văn Nguyễn Đình Thi, người rất nhiều năm trước và sau 1975 từng làm Tổng Thư ký – ngày nay gọi là Chủ tịch – Hội Nhà văn Việt Nam): “Mấy thằng bạn văn nghệ chửi đổng hát hay / Cổ họng rắn hổ mang trơn tuột liếm mồi trong các HỘI ĐOÀN / hót hít chính trị như chó hít hóng cứt…” (Trích trong bài thơ “Đêm Sài Gòn” in trong tập thơ Chẹc chẹc của Nguyễn Đình Chính, do Tân Hình Thức Publishing Club ấn hành trên mạng 2010).
Đây là nhà văn Đại tá Công an Mai Vũ, trước Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, đã lên tiếng đòi tự do sáng tác, mặc dù từ năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cởi trói cho các nhà văn:
“Đây là vấn đề nhạy cảm mà không phải ai cũng có dũng khí dám nói thật. Nhằm thiết lập một trật tự xã hội tư duy đồng chiều, chúng ta đã chính trị hóa mọi đời sống xã hội. Điều đó thật tai hại, nó làm khô héo tinh thần dân tộc. Chính trị hóa khoa học đã dẫn đến phủ nhận chân lý khách quan, làm méo mó khoa học. Trong lịch sử Xô Viết trước kia, đã có thời người làm vườn Lưxenkô – Mitsurin được tôn vinh như những nhà cải cách vĩ đại, còn Moocgăng, Menđen là những kẻ phục vụ chủ nghĩa tư bản vì thuyết gen di truyền. Kết quả, nhà di truyền học thiên tài Vavilôp đã phải tự sát, còn nền di truyền học nước Nga thì lụn bại, để lại một vết nhơ đau đớn trong đời sống khoa học xã hội Xô Viết. Đó là vụ ngụy khoa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chính trị hóa giáo dục cũng chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát, chứ không đẻ ra những công dân xây dựng tương lai.
Hội Nhà văn không phải là dàn hợp xướng để hát theo cái gậy chỉ huy của người nhạc trưởng. Nó là lãnh địa của những tư duy và sáng tạo cá nhân, nó là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các nhà văn lấy sứ mạng phục vụ Tổ quốc và nhân dân trên hết.
Nhà văn viết theo mệnh lệnh của trái tim, mà trái tim nhà văn thuộc về Tổ quốc và nhân dân. Anh ta là tội đồ và đáng nguyền rủa nếu thóa mạ Tổ quốc và dân tộc. Còn khuynh hướng chính trị tùy thuộc quyền lựa chọn của mỗi nhà văn. Hãy để con ngựa Văn tung vó trên cánh đồng bát ngát của tự do” (“Về Hội nhà văn của chúng ta” của Mai Vũ, in trên website Trần Nhương ngày 11-7-2010).
Tiếp nối ba nhà văn trên, chúng tôi xin mời quý vị đọc lại bài thơ “Bài ca sự thật” của chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) đã in trên báo Tuổi trẻ số Tất niên ngày 24- 01-1987.
BÀI CA SỰ THẬT
Sự thật của tôi
Sự thật của anh
Sự thật của chúng ta
Sự thật của mọi người?
Nhân loại có bao thời
Sự dối trá làm quan tòa phán xử
Bru-nô ơi trái đất vẫn tròn
Mà chân lý nghìn sau còn trả giá
Nhưng đất nước vẫn đi tìm sự thật
Trong câu hát có mồ hôi nước mắt
Có con nghê đá đầu đình cười cợt các triều vua
Có thằng Bờm chẳng tin lời hứa hão
Cái quạt mo không để phú ông lừa
Vua Hùng ơi Người đi tìm sự thật
Bằng cách ngày đầu năm xuống ruộng cày bừa
Bao triều đại xưa đổ vì ưa nói dối
“Muốn nói gian làm quan mà nói”
Sự thật giấu trong nhà dân đen
Sự thật từng vật vờ đi như ăn mày đầu đường xó chợ
Sự thật làm anh hề, chú mõ
Sự thật như nàng Thị Kính oan khiên
Sự thật trốn vào ngụ ngôn, ngạn ngữ sấm truyền
Sự thật có khi mượn Xúy Vân mà giả dại
Sự thật chiếc lá đa bay qua bao thời đại
Bay về đây trời nổi can qua
Con vua thất thế quét chùa sãi ơi!
Vĩnh biệt chú Cuội
Vĩnh biệt thành tích ma, báo cáo láo thành thần
Bệnh hình thức gọi sai tên sự vật
Người đói phải nói lời no
Vị đắng sao lại kêu là mật?
Ngục tù mang nhãn hiệu tự do!
Vĩnh biệt khái niệm quét vôi và từ ngữ nước sơn
Đạo đức dính trên đầu môi chót lưỡi
Vĩnh biệt những bóng ma cơ hội
Những cái đầu già cỗi tự bên trong
Những con mắt nhìn người bằng bóng tối
Có nhận ra tia nắng mới trong lòng?
Tôi là người tập yêu sự thật
Tập nghe nên có lúc ù tai
Tập nhìn nên chói mắt
Đất nước đổi thay
Cơn đau đẻ những dòng sông quằn quại!
Hạt thóc và hạt máu có bao giờ nói dối?
Bốn nghìn năm dân tộc tôi
Đi từ bờ bên kia
Đến bờ bên này của sự thật
Để mỗi con người hôm nay trên mặt đất
Được cầm trong tay một tia nắng mặt trời…
Sài Gòn ngày 15-1-1987 Trần Mạnh Hảo
_____________
Để kết thúc bản tham luận, xin kính mời quý vị cùng chúng tôi hô 3 khẩu hiệu sau:
Khẩu hiệu một:
KHÔNG CÓ SỰ THẬT, KHÔNG CÓ LẼ PHẢI VÀ CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: không có, không có, không có)
Khẩu hiệu hai:
CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
(xin hô ba lần: chỉ có, chỉ có, chỉ có)
Khẩu hiệu thứ ba:
SỰ THẬT LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: tiêu chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn)
Xin cám ơn quý vị.
Viết tại Sài Gòn 26-07-2010
Nguồn: http://danquen.multiply.com/journal/item/87/87