Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Tản mạn truyện tết cổ truyền


VietCatholic News (26 Jan 2011 11:27)
Đất trời đang giao thời chuyển từ mùa đông giá rét sang tiết xuân âm áp. Như vậy là một năm nữa sắp qua đi! Những lo lắng, những gian lao, những bươn chải của năm củ đã khép lại. Giờ là lúc chúng ta “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Giờ là lúc ta được nghỉ ngơi, vui thỏa. Giờ là lúc chúng ta sum vầy, đoàn viên.

Trong không khí này, bài viết xin chia sẻ vài tâm tình về ngày Tết cổ truyền người Việt.

1. Không khí đón tết

Tôi thích không khí đón tết hơn là không khí tết. Bởi 3 ngày xuân, bên cạnh niềm vui còn có nỗi lo nơm nớp vì sợ…hết tết. Không khí đón tết, niềm háo hức bóc từng tờ lịch để mong chờ ngày tết đến thật tuyệt vời. Cuộc sống như dài thêm, niềm vui sống và làm việc như tăng thêm trong những ngày này. Nói về không khí đón tết, tôi điểm qua một số nét chính sau:

Tảo mộ. "Tảo mộ" theo từ hán việt nghĩa là sửa sang lại mộ cho mới! Theo phong tục tập quán của người Việt nam ta, hàng năm cứ đến tháng 12 âm lịch thì nhà nhà kéo nhau đi tảo mộ. Sau khi sửa sang lại mộ chí thì khấn mời tổ tiên về ăn tết với con cháu! Ngày xưa, các nấm mồ được đắp bằng đất nên chỉ sau một thời gian ngắn cỏ mọc um tùm. Cỏ mọc nên cần phát quang, dọn dẹp. Ngay nay, ngôi mộ đã được bê tông hóa nên việc tảo mộ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Quê tôi nói riêng và người công giáo Việt Nam nói chung, tối thiểu có hai dịp “tảo mộ” trong năm là trước tháng Linh hồn (tháng 11) và trước ngày tết nguyên đán. Như đã nói, do ngôi mộ đã được bê tông hóa nên dịp này con cháu chỉ phải nhổ vài cây cỏ, lau chùi ít bụi bám trên nấm mộ, cắm hoa và đặc biệt nhất là thắp hương cho người quá cố. Nơi giáo xứ tôi sinh sống và các vùng lân cận thường có một thánh lễ khá đặc biệt, rất trang trọng và xúc động vào chiều mồng 2 Tết – ngày kính nhớ tổ tiên tại nghĩa trang. Cũng cần phải nói thêm rằng, trước đây, khi đạo công giáo mới du nhập vào Việt Nam, do hiểu nhầm nên những người bài công giáo đưa việc kính nhớ tổ tiên để tẩy chay tôn giáo này! Do vậy, một thời gian dài, nhiều người vẫn không có thiện cảm với đạo công giáo. Việc dành hẳn một trong ba ngày Tết – đặc biệt nguyên cả tháng 11, tháng linh hồn để chúng ta tưởng nhớ tổ tiên, cầu nguyện cho người đã chết là nét đẹp đầy tính nhân văn, là câu trả lời cho sự hoài nghi trên.

Dọn nhà cửa. Song song với việc tảo mộ - ngôi nhà của kẻ đã khuất, việc dọn nhà cửa của người sống cũng luôn được chú trọng. Nhà người Việt thường không rộng, lại là tam tứ đại đồng đường – nhiều thế hệ, nhiều người chung sống dưới một mái nhà. Chính vì thế, nhà cửa thường rất bề bộn, không ngăn nắp. Thôi thì thời thế, thế thời thời phải thế! Nhưng đó là chuyện trong năm, còn dịp Tết thì phải khác. Những ngày giáp Tết nhà nào cũng tất bật dọn dẹp trong nhà ngoài ngõ. Cánh đàn ông thì sơn phết lại tường, lau chùi mạng nhện, kê lại bàn ghế…Cánh chị em thì tổng vệ sinh, lau chùi ly chén rồi trang hoàng lại ngôi nhà cho đẹp mắt. Gom nhặt rác thải, vật dụng không cần thiết rồi đem đốt. Về các vùng quê những ngày này chúng ta hay thấy bàng bạc một màu khói trắng. Một không khí rất riêng nhưng cũng rất đặc trưng của các vùng nông thôn. Hồi ức mùi khói này đã làm cay xè ánh mắt của những người xa xứ những ngày Xuân về!

Chợ Tết. Không khí tết thể hiện rõ nhất là văn hóa chợ tết. Cho dù kinh tế khó khăn hay bão giá, siêu bão giá mọi người, mọi nhà đều phải mua sắm tết. Tết về vai mẹ thường oằn thêm một chút, tóc mẹ bạc thêm nhiều sợi. Bởi tết có lẽ là dịp mẹ phải lao trí, lao lực nhất. Mẹ phải tính toán để đảm bảo thức ăn ngon cho cả gia đình trong ngày tết. Mẹ phải toan tính để mua cho các thành viên trong gia đình mỗi người một bộ đồ mới. Me vừa phải lo chi phí ngày xuân vừa phải cân đối chi phí cho cả 365 ngày sắp tới! Tôi còn nhớ, những ngày cận Tết ở Việt Nam mẹ ngày nào cũng phải đi chợ. Mẹ hay nói đùa “mua hết chợ rồi mà thấy vẫn còn thiếu”. Thế mới hiểu được tình mẹ bao la, thế mới biết được giá trị của cuộc sống. Nhắc đến vấn đề này lại nhớ bài thơ Chợ tết nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ:

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.

Vài cụ già chống gậy bước lom khom

…Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.

Pháo Tết. Tôi còn nhớ không khí của những đêm ba mươi tiếng pháo râm ran trong ngõ ngoài phố. Khắp không gian hương trầm quyện với khói pháo tạo nên một mùi hương nồng nàn, xao xuyến. Sáng mùng một tết, nằm trong chăn nghe tiếng pháo lác đác xa gần, ra đường xác pháo đỏ vương khắp nơi, tiếng trẻ con nô đùa nghịch pháo làm cho những kẻ thích ngủ nướng cũng phải bung chăn mà thức dậy. Tất cả làm nên một không khí đặc trưng mà chỉ ngày tết mới có. Từ năm 1994, theo quy định của Chính Phủ, lệnh cấm đốt pháo đã được ban hành. Ừ thì luật thì phải thi hành nhưng vẫn thấy đâu đây cảm giác luyến tiếc, hoài cổ.

Ngoài những điều trên, không khí đón tết còn phải kể thêm như không khí đêm giao thừa, tiệc tất niên, mùi hương, mùi bánh tét…

2. Ẩm thực ngày Tết

Người Việt khá thực tế, họ luôn xác định “có thực mới vực được đạo”. Tết là lễ hội nhưng họ cũng không quên đến chuyện ăn uống. Với người Việt, ăn tết luôn chú ý đến vấn đề an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa, thức ăn còn mang đến cho họ nhiều hy vọng thành công trong năm mới. Ẩm thực truyền thống của ngày tết cổ truyền là bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, các loại bánh gia truyền và rượu…Đó là cái nền chung. Khi tìm hiểu từng vùng miền của đất nuớc, chúng ta sẽ thấy có vô vàn phong vị tết hiện ra thật đặc sắc, lôi cuốn. Chúng tôi điểm qua đặc sản của ba vùng miền.

Đến Sa Pa, trong cái lạnh tê tái, bạn sẽ có dịp lót dạ bằng một gói xôi gấc đỏ ửng, ngọt lịm. Nơi đây còn có món trứng vịt... nướng mà có cố tìm đến mấy cũng không có ở dưới xuôi. Nhưng thú vị nhất vẫn là món thịt lợn xông khói của bà con người dân tộc Dao đỏ ở trong bản Tả Phìn. Nếu gặp may sẽ được họ mời một bữa cơm tết thịnh soạn với “thịt lợn rừng cắp nách” hay thịt hoẵng. Ngoài ra, nơi đây còn có các món rau như: ngồng su hào, đọt su su luộc ngọt lừ.

Về Cần Thơ có món chả lụa, lạp xưởng, tôm khô, củ kiệu chua - nhất là những đòn bánh tét lá cẩm tím. Cần Thơ cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ thường gói bánh chưng, bánh tét bằng nhân chuối, đậu đỏ hoặc nhân đỗ xanh có vị ngọt. Món ăn vẫn được xem là thực đơn vĩnh cửu trong mâm cơm ngày Tết của người Nam bộ là món canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo kho rệu, nhà khá giả có thêm thịt gà luộc xé phay trộn gỏi, đĩa bì cuốn. Nhiều người nhận xét, trong mâm cơm ngày Tết có hết thảy các vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Năm vị này tượng trưng cho ngũ hành vần xoay.

Nói đến văn hóa ẩm thực là nói đến Huế. Ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê (phu thê), bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mận... Các món ăn mặn cũng được các mệ, các o chuẩn bị chu đáo từ vài hôm trước tết. Trong các món ăn, dưa món là thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng đem phơi săn trộn với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước tết độ vài tuần lễ cho ngấm. Ngoài ra, danh mục ẩm thực tết nơi đây còn có các món chả tôm, nem bò lụi, chả da, xà lách gân bò, chả tré, hành dầm dấm, chả lụa...

Cùng với thức ăn, trên bàn ăn ngày tết cũng không thể thiếu các thức uống. Người trẻ thì nâng chén rượu, ly bia. Rượu phổ biến là rượu trắng, rượu nếp và rượu thuốc. Ngày nay, các loại bia đang chiếm ưu thế trong thực đơn ngày Tết. Các nhà khá giả thì có thêm rượu ngoại. Dịp này, các cụ già ngồi lại bên nhau ôn chuyện củ và nhâm nhi chén trà

3. Chúc tết hay mừng tuổi?

Lâu nay, có hai khái niệm hay bị sử dụng nhầm lẫn là “Mừng tuổi” và “chúc tết”. Rất nhiều con – cháu, khi chúc tết cha mẹ, ông bà đều nói “chúng con mừng tuổi ông bà/cha mẹ”. Thực ra, đây là một ngộ nhận đáng tiếc! Chỉ có ông bà, cha mẹ (bậc trên, hơn tuổi) mới mừng tuổi cho con cháu: mong cháu con thêm một tuổi thêm lớn khôn, thêm trưởng thành. Do vậy, con cháu phải chúc tết ông bà cha mẹ chứ không phải mừng tuổi. Tâm lý thường tình, khi con người về già, ai cũng sợ năm hết tết đến vì thêm một năm mới đến là giảm một năm được vui sống với cháu con!

Nhắc đến chuyện chúc tết, mừng tuổi cũng là nhắc đến các câu chúc tết. Tết nhất, người ta hay chúc nhau sức khỏe, giàu sang và thành đạt. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cùng bấy nhiêu nội dung nhưng những câu chúc đó đã được các thế hệ tiếp tục “nhuận sắc” thêm, trau chuốt thêm về lời văn, bồi đắp thêm yếu tố thời cuộc, cụ thể hơn về lời chúc. Chúng tôi điểm qua một số câu “ấn tượng” như:

1. Trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc.

2. Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!

3. Tống cựu nghênh tân. Vạn sự cát tường. Toàn gia an phúc!

4. Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho tròn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý.

5. Chúc bạn năm mới làm ăn tấn tới, nhiều tiền nhiều bạc để... cho tui vay!

6. Ngàn lần như ý. Vạn lần như mơ. Triệu sự bất ngờ. Tỷ lần hạnh phúc.

7. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường!

8. Năm Mão sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

9. 10. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.

11. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều!

12. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong... tất cả mọi lĩnh vực.

13. Chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng.

14. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như... heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như đàn châu chấu tràn về.

15. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc vui vẻ!

16. Năm hết tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la, một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai, sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. An lành thịnh vượng!

17. Chúc bạn 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý.

18. Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!

Câu đối tết. Câu đối ngày xuân là thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà. Chính vì thế, ngày xuân nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày tết chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn, và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác. Câu đối tết thường viết vào giấy màu đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, phù hợp với không khí thiêng liêng của ngày tết cổ truyền. Màu đỏ chống được hơi sương, cái khí ẩm của mùa đông buốt giá. Những người chơi câu đối lâu năm khi chọn câu đối là cả một quá tình nghệ thuật. Câu đối thường gắn liền với hình ảnh ông đồ già. Xin điểm qua một số câu đối “vang bóng một thời”.

Tối ba mươi khép cánh Càn Khôn, nịch thật chặt kẻo Ma vương đưa quỷ tới/Sáng mồng một lỏng then Tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào. Câu đối này trông có vẻ bác học, nào là Càn Khôn, nào là Tạo hóa, nhưng vẫn có cái nghịch ngầm của các cụ - khi sử dụng hình ảnh thiếu nữ đón xuân vào.

Nguyễn Khuyến có một câu đối nói được cả cái cảnh nhà bần hàn, nhưng lòng vẫn phơi phới sắc xuân khi đón tết – một bức tranh thật của gia đình ông cũng như nhiều gia đình làng quê Việt Nam bao đời nay: Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa/Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. Ngoài câu này, Nguyễn Khuyến còn được mọi người nhắc đến bởi câu đối: Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái/Tết ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân (Nguyễn Khuyến).

Tết là ngày vui nhưng cũng có những câu đối chua chát, kiểu như cụ Tế Xương: Thiên hạ xám rồi, còn đốt pháo/Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi. Vẫn hình ảnh ngày Tết, pháo đỏ, vôi bôi trước cửa đuổi tà ma, nhưng đọc lên nghe chua chát, cay nghiệt… Nghe như cuộc đời thực của các nhà nho bất phùng thời!

Có thể xem các câu đối trên là câu đối chơi, câu đối phi chính thống. Đây là một số câu đối chính thống – những câu đối được dán bên bàn thờ: Phước thâm tự hải/Lộc cao như sơn hay Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ/Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.

Chơi xuân. Sẽ thiếu sót khi nhắc đến tết mà không nói đến các trò chơi ngày xuân. Các dân tộc như Mường, Tày, H’mông, Thái…nổi tiếng với trò chơi ném còn. Với người Việt, kho tàng trò chơi xuân cũng rất phong phú, có thể kể đến như đánh đu, đánh đáo, tổ tôm, cờ cá ngựa, cờ tướng – cờ người, chọi gà, đấu vật…sau này còn có thêm các trò chơi lô tô, xì dzách, tôm cua cá bầu…Xin điểm lại một trò chơi rất phổ biến những năm 80 của thế kỷ trước, đó là trò đánh đáo. Đây là trò chơi rất phổ biến ở các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích (dù chỉ là rất ít). Trò chơi được diễn ra trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván...

Lì xì tết. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Theo nhà nghiên cứu Cao Sơn thì: “Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam, "lì xì" được hiểu một cách đơn giản là "tiền mừng tuổi ". Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc người nhận quanh năm sung mãn, may mắn. Như vậy, khi lì xì, ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc con cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Tiếc là hiện nay văn hóa lì xì đang bị nhiều người lợi dụng, làm biến tướng, làm giảm đi ít nhiều giá trị của nét văn hóa này.

***

Tết là dịp để “ôn cố tri tân”. Xin ghi lại vài dòng tản mạn có tính chất hồi tưởng, hồi cố để mong gặp sự đồng cảm nơi những người cao niên, để như một sự mời gọi, nhắc nhớ cho người trẻ. Ước mong sao cuộc sống sẽ thay đổi nhưng những giá trị truyền thống, linh thiêng của ngày tết cổ truyền vẫn được bảo lưu và gìn giữ.
ThS. Đặng Quốc Minh Dương

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Hai cuộc li giáo

I. Các Giáo phái
Trong Tân ước, Chúa Giêsu đã đề cập đến việc thành lập giáo hội qua lời Ngài nhắn nhủ Phêrô: "Phêrô, này con là đá, trên viên đá này thầy sẽ xây giáo hội của thầy" (Mt 16,16-19). Chúa còn cầu nguyện giáo hội này được nên một như Chúa Cha và Chúa Con là một. Thế nhưng, đáng buồn thay, giáo hội dựa trên Phêrô đã không là một như Chúa mong muốn.
Giáo hội lúc ban đầu, đi theo Chúa chỉ là nhóm 12 tông đồ và một số các môn đệ. Họ không có hiến pháp, hiến chương hoặc nội quy gì cả. Theo thời gian, con số những người tin vào Chúa tăng lên rất nhanh. Ðể đáp ứng nhu cầu, các tông đồ đã phải chọn 7 vị được gọi là phó tế hầu trợ giúp thêm cho các ngài trong các công việc bác ái giúp anh chị em chung quanh (Tông đồ Công vụ, đoạn 6). Ðồng thời nhằm thích ứng với những đòi hỏi mới, các ngài đã phải cùng nhau nhóm họp tại Giêrusalem, tìm những phương cách rao giảng tin mừng cho thích hợp. Cũng trong những phiên họp đầu tiên này mà danh từ Công đồng được xử dụng. Các ngài đã đồng ý rằng không cần buộc những người tân tòng phải hoàn toàn tuân giữ các luật điều trong cựu ước, nhưng chú trọng nhiều đến niềm tin vào Ðức Kitô (TÐCV đoạn 15). Giáo hội là một, dù tin mừng được loan truyền ra đến các nước Ai Cập, Syria, Tiểu Á, Hy Lạp và Roma.
Trong thời gian bị bách hại 300 năm đầu và những thế kỷ sau đó, điểm quan trọng người ta nhận ra là, đã không xảy ra cuộc ly giáo nào quan trọng, hoặc nếu có thì rất giới hạn, như của nhóm Nestorians và Monophysites. Những nhóm này chẳng mấy ai theo. Thường thì sự ly giáo kết thúc bằng việc nhóm nhỏ đó tàn lụi đi hoặc trở lại Công giáo. Tuy nhiên, vào lúc bình an, không bị bách hại, thì xảy ra 2 cuộc ly giáo rất quan trọng. Một, vào thế kỷ 11 với anh em Chính thống giáo, và một, vào thế kỷ 16 với anh em Tin lành. Những cuộc ly giáo này được gọi là những bất đồng đau đớn làm tổn thương thân mình Ðức Kitô. Sau đó, xuất hiện tên gọi như "Công giáo La Mã" để phân biệt với "Chính thống giáo" và "Tin lành".
1. Công Giáo (La Mã). Khởi nguồn từ niềm tin rằng thánh Phêrô, vị cầm đầu hội thánh đã tử đạo và được chôn cất tại Roma, những giám mục thành Roma, được nhìn nhận như kế vị Ngài, coi sóc toàn thể hội thánh. Theo lịch sử thì vai trò của Ðức Giáo Hoàng vào thuở ban đầu chỉ nhằm giải quyết những dị biệt giữa các giáo hội địa phương. Về sau, vì có nhiều lời yêu cầu và Công việc đòi hỏi, vị giáo hoàng đã phải can thiệp thêm vào các vấn đề của giáo hội địa phương, do đó, cũng có những lần gây ra khó chịu với các giáo hội này.
2. Chính Thống Giáo. Ðến thế kỷ 11, khoảng năm 1054, xảy ra cuộc ly giáo quan trọng nơi những giáo hội phương đông. Thực ra, phương đông là phương đông của Âu Châu chứ không phải là Ðông Phương hoặc Châu Á. Ðó là các quốc gia Hy Lạp, Bulgaria và Liên Sô. Lúc đầu chỉ là những nghi thức khác biệt giữa 2 nhóm về việc dùng bánh không men (theo nghi thức La-tinh của Roma) hoặc bánh có men (Hy Lạp) khi cử hành bí tích thánh thể. Tuy việc nhỏ nhưng cũng gây ra bất đồng tại sao nhóm này khác nhóm kia. Ðến sau xảy ra những chuyện trọng đại hơn liên quan về đức tin. Giáo hội Roma tin rằng Chúa Thánh Thần do bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, còn Chính thồng giáo thì tin rằng Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha mà thôi.
Ngày nay có những giáo phái Chính thống giáo quan trọng là: Liên sô, Rumania, Bulgaria, Hy lạp... Năm 1964, Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI và Ðức Giáo Chủ Athenagoras, Giáo chủ thành Constantinople, đã cùng ôm hôn và rút vạ tuyệt thông cho nhau. Bây giờ có nhiều chi nhánh Chính thống trở về hiệp nhất với Công giáo và vẫn giữ nguyên nghi thức, ngôn từ, tập tục riêng. Họ chọn tên "Công giáo Hy Lạp; Công giáo Ukraine" để phân biệt với Công giáo Roma. Chương trình đại kết cũng đang được chú trọng rất nhiều trong Giáo hội Công giáo.
3. Tin Lành. Trong cuộc ly giáo giữa Công giáo và Chính thống được kể là "nhẹ" thì cuộc ly giáo với Tin lành gây ra nhiều đau đớn hơn. Vào thời trung cổ, người Công giáo phổ biến nhiều tập tục nhằm giúp tăng trưởng thêm lòng đạo đức như hành hương, xin ân xá, làm việc đền tội, noi gương các thánh ăn chay, hãm mình, phạt xác... Trong khi sống những bí tích và "á bí tích" này, một vài lạm dụng hoặc quá khích xảy ra. Thực ra, những thói quen truyền thống đó đã khởi nguồn từ cựu ước hoặc manh nha trong tân ước. Ăn chay, hãm mình là những việc làm rõ ràng và cụ thể được cả Tân và Cựu ước đề cao; hành hương được nhắc nhở nhiều nơi Tân ước, khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem; các ân xá - hình thức tha phần phạt của tội - bắt nguồn từ sự tha thứ và giúp thống hối vào những năm toàn xá...
Nhiều nhóm canh tân giáo hội như các dòng tu Phanxicô, Ðaminh, Cistercien, Carthusian đã cố gắng chỉnh đốn, giải thích một số tập tục không còn hợp thời. Mọi người hiểu rằng canh tân giáo hội là một việc làm của từng thời đại, nghĩa là chúng ta phải liên tục canh tân Giáo hội, canh tân đời sống của mình. Ngay cả bây giờ, vào thế kỷ 21 nầy, chúng ta cũng cần đổi mới.
Trong khi các dòng tu canh tân giáo hội cách chậm rãi thì vào thế kỷ 16, có một phong trào muốn canh tân cách mạnh mẽ và mau lẹ hơn. Người được coi như khai sáng phong trào này là Luther chắc cũng không ngờ rằng, sau ông, Tin lành bị chia ra quá nhiều nhánh và có quá nhiều mâu thuẫn với nhau như vậy. Cho đến hôm nay, theo Edward O'Conner trong "The Catholic Vision" trang 36 thì có đến 20,000 giáo phái tin lành cùng tin vào Ðức Kitô!!!? Theo Edward thì mỗi nhà thờ Tin lành có quyền cắt nghĩa Thánh kinh theo kiểu riêng của mình, nghĩa là một giáo phái. Ðúng ra, Tin lành, mà người Công giáo gọi là "thệ phản" tức là phản lại lời thề, là một phong trào hơn là tôn giáo cố định. Các vị khai sáng và chủ trương những hệ phái lớn nhiều khi cắt nghĩa Thánh kinh một cách rất mâu thuẫn nhau, như những anh em theo Anh Giáo và Episcopalians thì chấp nhận truyền thống, nhưng không chấp nhận quyền bính Ðức Giáo Hoàng; Luther cho phép truyền thống nếu không ngược lại với Thánh kinh; Calvin thì cho rằng những gì mà Thánh kinh không hiển nhiên đề cập đến thì phải được loại trừ; người theo thanh giáo hoặc chủ trương cải cách tận căn thì cứng rắn hơn nữa trong việc áp dụng Thánh kinh. Nhưng lại có giáo phái như tin lành Mormon chủ trương rằng để đối phó với nạn trai thiếu, gái thừa, đàn ông được phép lấy 4 vợ! Ðiều này có nghĩa rằng các mục sư tin lành có quyền giải thích Thánh kinh theo ân sủng nhận được từ Thánh Thần.
Bên cạnh những vấn đề cắt nghĩa Thánh kinh thế nào cho chính xác, các hệ phái tin lành cũng không giải thích các bí tích giống nhau. Có hệ phái chấp nhận bí tích mình thánh Chúa, hệ phái lại coi việc cử hành bí tích này như sự tưởng niệm mà thôi. Rồi lại có hệ phái nói rằng việc linh mục nữ giới đã được nhắc nhở cách mặc nhiên (implicit) trong Thánh kinh, hệ phái cho rằng không thấy chỗ nào Thánh kinh nhắc nhở đến cả.

II. Vấn đề mấu chốt: Thánh kinh và Thánh truyền
Nhìn chung thì anh em Tin lành chấp nhận Thánh kinh nhưng không đồng ý với Thánh truyền. Trong khi đó Giáo hội Công giáo tin tưởng vào Thánh kinh, đồng thời cũng tôn trọng Thánh truyền và những lời dạy dỗ của các vị thánh khôn ngoan. Thánh truyền nghĩa là truyền thống thánh của giáo hội, khác với truyền thống tự nhiên của con người.
Giáo hội Công giáo lý luận nguồn gốc Thánh kinh khởi sự với truyền khẩu. Ðể bảo toàn nguyên ý và cũng để phổ biến cho thêm sâu rộng, các thánh sử viết lại Thánh kinh. Tiến trình hình thành đó, được áp dụng cho cả Cựu cũng như Tân ước như sau:
1. Truyền khẩu: dân chúng kể cho nhau nghe (bằng miệng) cảm nghiệm của họ về Thiên Chúa. Rồi họ kể cho bạn bè và con cháu nghe những cảm nghiệm này. Con cháu lại truyền cho đời kế tiếp những câu truyện, cảm nghiệm và kinh nghiệm đó.
2. Có những biến cố lớn xảy ra như những cuộc di cư, bị lưu đày, tai nạn xảy đến cho dân Do thái. Những biến cố này có thể làm mai một, phương hại hoặc méo mó những niềm tin, tập tục cổ truyền vẫn được truyền khẩu, do đó, các nhà biên niên sử và văn sĩ viết lại những câu truyện của đức tin cho hậu thế.
3. Xuất bản. Theo thời gian, những nhà biên niên sử, văn sĩ thu thập các tài liệu đã được biên soạn thành hệ thống, hiệu chính những gì chưa rõ, đem xuất bản và áp dụng cho cộng đoàn của mình.
Ðó là việc thành hình bộ Thánh kinh gồm 73 cuốn Cựu cũng như Tân ước. Tiến trình này không phải là đứt đoạn, thiếu liên hệ với nhau, nhưng nối kết và nằm chồng lên nhau.
Như đã trình bày ở trên, từ những khác biệt căn bản này về việc áp dụng Thánh kinh và Thánh truyền, nhiều vấn đề khác đã được nêu lên, mà ngay cả bây giờ chúng ta cũng đang phải đương đầu. Ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề căn bản mà người ta cho rằng chính vì vấn đề này Luther quyết định tách rời ra khỏi Giáo hội Công giáo.
Ân sủng trong ơn cứu chuộc:
Luther, nguyên là một linh mục công giáo, trong suốt cuộc đời cứ bị dằn vặt giữa hai ý tưởng công bằng (1) và bác ái (2): Chúa yêu thương và muốn cứu rỗi loài người, con người cũng muốn được cứu rỗi, nhưng luôn luôn hướng chiều về tội. Vậy ân sủng cứu chuộc do bởi đâu? Do bởi bác ái hay do bởi Công bằng? Ðâu là sự kết hợp giữa thương yêu và Công bằng trong ơn cứu chuộc? Ðâu là ơn Chúa và đâu là sức cố gắng của con người?
Với Luther, trọn vẹn ơn cứu chuộc được quy vào ý tưởng quan trọng: công chính hóa (justification). Con người cần công chính hóa vì tổ tiên đã phạm tội. Tội làm con người mất ân sủng với Thiên Chúa và với chính mình. Tội làm con người hư đi và dễ hướng chiều về sự ác. Ðức Kitô đến để công chính hóa, tẩy xóa tội lỗi khiến con người trở nên trong sạch. Vì vậy Giáo hội Công giáo trong bài ca đêm phục sinh đã gọi tội nguyên tổ là tội hồng phúc. Qua tội nguyên tổ, người thấy rõ tình Chúa yêu thương mình hơn, và qua tội nguyên tổ, người được Chúa yêu thương hơn.
Luther chủ trương rằng con người trở nên công chính không do công trạng mình nhưng do lòng nhân từ của Chúa. Công nghiệp con người bị giới hạn, cho nên dù có lập công đến thế nào đi nữa thì cũng bị giới hạn, không thể tự cứu chuộc. Chỉ có ơn Chúa mới chuộc tội con người. Ðiều này có nghĩa rằng công bằng nhường bước cho bác ái trong ơn cứu chuộc, và cũng chính vì bác ái chứ không vì công bằng mà Chúa sinh ra làm người.
Giáo hội Công giáo không phản đối ý tưởng này nhưng nhấn mạnh người phải cộng tác với ơn Chúa. Tân ước qua thánh Giacôbê 2,22 dạy "con người được công chính hóa qua các việc họ làm và không phải chỉ do đức tin" cùng với lời nhắn nhủ của thánh Augustin "Chúa dựng nên con không cần con, nhưng không thể cứu chuộc con nếu không có sự cộng tác của con", Giáo hội Công giáo chủ trương rằng con người không tự cứu chuộc, nhưng do ơn Chúa và với sự cộng tác của người, họ được cứu chuộc. Sự khác biệt khi cắt nghĩa ơn công chính hóa mà thánh Phaolô nhắc nhở trong thư gửi giáo đoàn Roma (Roma 3,28) và Giacôbê 2,24 đã là đề tài tranh luận giữa anh em Tin lành và Công giáo cho đến tận ngày nay.
Từ những điểm chính quan trọng trên, những lời dạy dỗ của Công giáo và Tin lành cũng trở nên khác biệt. Luther chủ trương con người được cứu độ là do tình thương của Thiên Chúa, cho nên hoặc là được cứu độ hoặc là được luận phạt. Ðiều này nghĩa rằng Luther và các giáo hội Tin lành phủ nhận tội nặng, nhẹ mà chỉ công nhận tội và ân sủng cứu chuộc. Giáo hội Công giáo, dựa theo công bằng tự nhiên, phán đoán của lý trí và những luật lệ khởi nguồn từ Cựu ước như tội rất nặng thì bị ném đá cho chết, tội nặng thì đi lưu đày một thời gian, tội nhẹ thì bị đánh đòn... lý luận hình phạt tương xứng với tội, vì không thể nào chấp nhận được rằng tội nói dối nhỏ cũng bị phạt ngang với tội giết người, ăn cắp con gà cũng bị trừng trị như ăn cắp hàng triệu đô la. Do đó, Công giáo nhắc nhở đến việc xin Chúa tha thứ không chỉ tội, nhưng còn phân biệt tội nặng và tội nhẹ.

Lm. Ðào Quang Chính, OP
(Trích dẫn từ Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ số 267, tháng 3 năm 2000)

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

ĐGH Benedicto XVI: Cộng đoàn kitô tiên khởi là mẫu gương sống hiệp nhất cho các kitô hữu bị chia rẽ ngày nay

Kiểu sống của cộng đoàn kitô tiên khởi ở Giêrusalem là mẫu gương sự hiệp nhất cho các tín hữu kitô bị chia rẽ ngày nay. Tuy bị ghi dấu bởi các khó khăn và các bấp bênh, nhưng lịch sử phong trào đại kết cũng là lịch sử của tình huynh đệ.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 7.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến tại đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 19-1-2011.
Vì đang trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô, nên Đức Thánh Cha đã nói về bổn phận này của mọi kitô hữu. Ngài nêu bật tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất như sau:
Thật là quan phòng sự kiện trên con đường xậy dựng sự hiệp nhất, lời cầu nguyện được đặt ở trung tâm: điều này một lần nữa, nhắc nhớ chúng ta rằng sự hiệp nhất không phải là sản phẩm hoạt động của con người; nhưng trước hết, nó là một ơn của Thiên Chúa, bao gồm việc lớn lên trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần. Công Đồng Chung Vaticăng II nói rằng: ”Các lời cầu nguyện chung này chắc chắn là một phương thế rất hữu hiệu để nài xin ơn hiệp nhất, và chúng là một biểu lộ đích thực của các mối dây qua đó, các tin hữu công giáo hiệp nhất với các anh em đã tách rời: ”Bởi vì ở đâu có hai hay ba người tụ họp nhau nhân danh Thầy - Chúa nói - thì Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18,20) (Sắc lệnh Unitatis Redintegratio, 8).
Đề tài chọn cho tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay là kinh nghiệm của cộng đoàn kitô tiên khởi Giêrusalem như miêu tả trong sách Công Vụ các Tông Đồ, chúng ta vừa nghe đọc: ”Họ kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ và trong sự hiệp nhất huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện” (Cv 2,42).
Chúng ta phải chú ý rằng ngay từ lúc lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các người có ngôn ngữ và văn hóa khác nhau: điều đó có nghĩa là ngay từ đầu, Giáo Hội ôm vào lòng các người thuộc nguồn gốc khác nhau, và chính từ các sự khác biệt đó, Thần Khi tạo ra một thân thể duy nhất. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ghi dấu việc rộng mở của Giao Ước của Thiên Chúa cho tất cả mọi thụ tạo, cho tất cả mọi dân tộc thuộc mọi thời đại, để toàn thể thụ tạo tiến bước về mục đích thật của mình là nơi ở của sự hiệp nhất và tình yêu thương.”
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: “Văn bản sách Công Vụ các Tông Đồ nói trên, có 4 đặc tính định nghĩa cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi, qua đó thánh Luca cống hiến cho chúng ta mẫu gương nền tảng cuộc sống của Giáo Hội thuộc mọi thời đại.” Và Đức Thánh Cha đã nêu bật 4 đặc điểm đó như sau:
Đặc điểm thứ nhất, hiệp nhất và kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, rồi trong sự hiệp thông huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện. Bốn yếu tố này, cả ngày nay nữa, là các cột trụ cuộc sống của mọi cộng đoàn kitô, và chúng cũng tạo thành nền tảng vững chắc duy nhất giúp tiến tới trong việc kiếm tìm sự hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội.
Trước hết là việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, hay lắng nghe chứng tá của các vị đối với sứ mệnh, cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Đó là điều mà thánh Phaolô gọi là ”Tin Mừng”. Các kitô hữu tiên khởi đã nhận Tin Mừng từ miệng của các Tông Đồ, họ được hiệp nhất bởi việc lắng nghe và công bố Tin Mừng ấy; bởi vì Tin Mừng ”là quyền năng của Thiên Chúa cho sự cứu rỗi của bất cứ ai tin” (Rm 1,16). Cả ngày nay nữa, mọi cố gắng xây dựng sự hiệp nhất giữa tất cả mọi kitô hữu đều đi qua việc đào sâu sự trung thành với gia tài đức tin do các Tông Đồ truyền lại. Vững vàng trong đức tin là nền tảng sự hiệp thông của chúng ta, là nền tảng sự hiệp nhất kitô.
Đặc điểm thứ hai là sự hiệp thông huynh đệ. Vào thời cộng đoàn kitô tiên khởi cũng như ngày nay, đây là việc diễn tả dễ nhận ra nhất của sự hiệp nhất giữa các môn đệ Chúa, đặc biệt đối với thế giới bên ngoài. Sách Công Vụ cho biết các kitô hữu để mọi sự làm của chung, và ai có đất đai của cải thì đem bán đi để cho các người túng thiếu cũng được chia sẻ (x. Cv 2,44-45). Trong lịch sử Giáo Hội, việc chia sẻ của cải đó đã tìm ra các mô thức diễn tả luôn luôn mới mẻ. Một trong các cách thức đó là tương quan huynh đệ và bằng hữu được xây dựng giữa các kitô hữu thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhau. Lịch sử của phong trào đại kết đã được ghi dấu bởi các khó khăn và các bấp bênh, nhưng cũng là một lịch sử của tình huynh đệ, sự cộng tác và chia sẻ nhân bản và tinh thần, nó đã khiến cho các tương quan giữa các người tin nơi Chúa Giêsu thay đổi một cách ý nghĩa: tất cả chúng ta đều dấn thân trên con đường này.
Như vậy, yếu tố thứ hai là sự hiệp thông, trước hết là sự hiệp thông với Thiên Chúa qua đức tin; nhưng sự hiệp thông với Thiên Chúa tạo ra sự hiệp thông giữa chúng ta và cần được diễn tả ra một cách cụ thể như miêu tả trong sách Công Vụ, nghĩa là bằng việc chia sẻ. Không ai trong cộng đoàn kitô phải đói, phải sống nghèo: đó là một đòi buộc nền tảng. Sự hiệp thông với Thiên Chúa được thể hiện như sự hiệp thông huynh đệ, được diễn tả ra một cách cụ thể, trong dấn thân xã hội, trong tình bác ái kitô, trong công bằng.
Đặc điểm nòng cốt thứ ba trong cuộc sống cộng đoàn kitô Giêrusalem là việc bẻ bánh, trong đó chính Chúa hiện diện với hiến tế duy nhất của Thập Giá, trong việc hoàn toàn tự hiến chính mình cho sự sống của các bạn hữu Người: ”Đây là mình Thầy được hiến dâng làm của lễ vì các con... đây là chén máu Thầy... đổ ra cho các con”. ”Giáo Hội sống Thánh Thể. Sự thật này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm thường ngày của đức tin, nhưng chứa đựng trong tổng hợp nhân tố của mầu nhiệm Giáo Hội” (Giovanni Paolo II, Enc. Ecclesia in Eucharistia, 1).”
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Sự hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô là tuyệt đỉnh sự kết hiệp của chúng ta với Thiên Chúa, và vì thế, cũng diễn tả sự hiệp nhất tràn đầy, sự hiệp thông trọn vẹn của các môn đệ Chúa Kitô.
Trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô này, thật đáng tiếc vì không thể cùng chia sẻ bàn tiệc thánh thể. Nó là dấu chỉ cho thấy chúng ta chưa thực hiện được sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện cho. Kinh nghiệm đớn đau đó cũng trao ban một chiều kích sám hối cho lời cầu nguyện của chúng ta. Nó phải trở thành lý do của một dấn thân quảng đại hơn nữa từ tất cả mọi người, để cho các chướng ngại cản ngăn sự hiệp thông trọn vẹn được tháo gỡ, và đạt đến ngày, trong đó mọi kitô hữu có thể hiệp nhất chung quanh bàn tiệc của Chúa, và cùng nhau bẻ bánh thánh thể và uống cùng một chén.
Đặc điểm sau cùng là các lời cầu nguyện. Cầu nguyện đã luôn luôn là thái độ liên lỉ của các môn đệ Chúa Kitô, nó đồng hành với cuộc sống thường ngày của họ trong thái độ vâng theo ý của Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Thêxalônica, thánh Phaolô khuyên họ như sau: ”Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18; x, Ep 6,18). Lời cầu nguyện kitô tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, là kinh nghiệm tuyệt diệu của tình con thảo, như lời Kinh Lậy Cha là lời cầu nguyện của gia đình... nói về Cha Chung. Vì vậy ở trong tư thế cầu nguyệnm cũng có nghĩa là rộng mở cho tình huynh đệ.”
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau:
Anh chị em thân mến, như là môn đệ của Chúa, chúng ta có một trách nhệm chung đối với thế giới, chúng ta phải cùng nhau phục vụ: như cộng đoàn kitô Giêrusalem tiên khởi, khởi hành từ những gì chúng ta đã cùng chia sẻ với nhau, chúng ta phải cống hiến một chứng tá mạnh mẽ, được xây dựng một cách thiêng liêng và được lý trí nâng đỡ, chứng tá về Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tự mặc khải và nói với chúng ta nơi Đức Kitô, để trở thành những người đem một sứ điệp hướng dẫn và soi sáng con đường của con người thời đại, thường không có các điểm quy chiếu rõ ràng và có giá trị. Vì thế, thật là điều quan trọng phải lớn lên trong tình yêu thương nhau mỗi ngày và dấn thân thắng vượt các hàng rào còn hiện hữu giữa các kitô hữu.”
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đặc biệt chào các thành viên hiệp hội ”Con cái trên thiên đàng: các cánh giữa trời và đất”, quy tụ các cha mẹ đã mất con cái, thường là trong các hoàn cảnh thê thảm. Ngài khích lệ họ đừng thất vọng và ngã qụy, nhưng biến khổ đau thành hy vọng như ”Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh Giá”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải
(Đài Vatican - 19/01/2011)

ĐGH Benedicto XVI: Cộng đoàn kitô tiên khởi là mẫu gương sống hiệp nhất cho các kitô hữu bị chia rẽ ngày nay

Kiểu sống của cộng đoàn kitô tiên khởi ở Giêrusalem là mẫu gương sự hiệp nhất cho các tín hữu kitô bị chia rẽ ngày nay. Tuy bị ghi dấu bởi các khó khăn và các bấp bênh, nhưng lịch sử phong trào đại kết cũng là lịch sử của tình huynh đệ.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 7.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến tại đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 19-1-2011.
Vì đang trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô, nên Đức Thánh Cha đã nói về bổn phận này của mọi kitô hữu. Ngài nêu bật tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất như sau:
Thật là quan phòng sự kiện trên con đường xậy dựng sự hiệp nhất, lời cầu nguyện được đặt ở trung tâm: điều này một lần nữa, nhắc nhớ chúng ta rằng sự hiệp nhất không phải là sản phẩm hoạt động của con người; nhưng trước hết, nó là một ơn của Thiên Chúa, bao gồm việc lớn lên trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần. Công Đồng Chung Vaticăng II nói rằng: ”Các lời cầu nguyện chung này chắc chắn là một phương thế rất hữu hiệu để nài xin ơn hiệp nhất, và chúng là một biểu lộ đích thực của các mối dây qua đó, các tin hữu công giáo hiệp nhất với các anh em đã tách rời: ”Bởi vì ở đâu có hai hay ba người tụ họp nhau nhân danh Thầy - Chúa nói - thì Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18,20) (Sắc lệnh Unitatis Redintegratio, 8).
Đề tài chọn cho tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay là kinh nghiệm của cộng đoàn kitô tiên khởi Giêrusalem như miêu tả trong sách Công Vụ các Tông Đồ, chúng ta vừa nghe đọc: ”Họ kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ và trong sự hiệp nhất huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện” (Cv 2,42).
Chúng ta phải chú ý rằng ngay từ lúc lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các người có ngôn ngữ và văn hóa khác nhau: điều đó có nghĩa là ngay từ đầu, Giáo Hội ôm vào lòng các người thuộc nguồn gốc khác nhau, và chính từ các sự khác biệt đó, Thần Khi tạo ra một thân thể duy nhất. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ghi dấu việc rộng mở của Giao Ước của Thiên Chúa cho tất cả mọi thụ tạo, cho tất cả mọi dân tộc thuộc mọi thời đại, để toàn thể thụ tạo tiến bước về mục đích thật của mình là nơi ở của sự hiệp nhất và tình yêu thương.”
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: “Văn bản sách Công Vụ các Tông Đồ nói trên, có 4 đặc tính định nghĩa cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi, qua đó thánh Luca cống hiến cho chúng ta mẫu gương nền tảng cuộc sống của Giáo Hội thuộc mọi thời đại.” Và Đức Thánh Cha đã nêu bật 4 đặc điểm đó như sau:
Đặc điểm thứ nhất, hiệp nhất và kiên trì trong việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, rồi trong sự hiệp thông huynh đệ, trong việc bẻ bánh và trong các lời cầu nguyện. Bốn yếu tố này, cả ngày nay nữa, là các cột trụ cuộc sống của mọi cộng đoàn kitô, và chúng cũng tạo thành nền tảng vững chắc duy nhất giúp tiến tới trong việc kiếm tìm sự hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội.
Trước hết là việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, hay lắng nghe chứng tá của các vị đối với sứ mệnh, cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Đó là điều mà thánh Phaolô gọi là ”Tin Mừng”. Các kitô hữu tiên khởi đã nhận Tin Mừng từ miệng của các Tông Đồ, họ được hiệp nhất bởi việc lắng nghe và công bố Tin Mừng ấy; bởi vì Tin Mừng ”là quyền năng của Thiên Chúa cho sự cứu rỗi của bất cứ ai tin” (Rm 1,16). Cả ngày nay nữa, mọi cố gắng xây dựng sự hiệp nhất giữa tất cả mọi kitô hữu đều đi qua việc đào sâu sự trung thành với gia tài đức tin do các Tông Đồ truyền lại. Vững vàng trong đức tin là nền tảng sự hiệp thông của chúng ta, là nền tảng sự hiệp nhất kitô.
Đặc điểm thứ hai là sự hiệp thông huynh đệ. Vào thời cộng đoàn kitô tiên khởi cũng như ngày nay, đây là việc diễn tả dễ nhận ra nhất của sự hiệp nhất giữa các môn đệ Chúa, đặc biệt đối với thế giới bên ngoài. Sách Công Vụ cho biết các kitô hữu để mọi sự làm của chung, và ai có đất đai của cải thì đem bán đi để cho các người túng thiếu cũng được chia sẻ (x. Cv 2,44-45). Trong lịch sử Giáo Hội, việc chia sẻ của cải đó đã tìm ra các mô thức diễn tả luôn luôn mới mẻ. Một trong các cách thức đó là tương quan huynh đệ và bằng hữu được xây dựng giữa các kitô hữu thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhau. Lịch sử của phong trào đại kết đã được ghi dấu bởi các khó khăn và các bấp bênh, nhưng cũng là một lịch sử của tình huynh đệ, sự cộng tác và chia sẻ nhân bản và tinh thần, nó đã khiến cho các tương quan giữa các người tin nơi Chúa Giêsu thay đổi một cách ý nghĩa: tất cả chúng ta đều dấn thân trên con đường này.
Như vậy, yếu tố thứ hai là sự hiệp thông, trước hết là sự hiệp thông với Thiên Chúa qua đức tin; nhưng sự hiệp thông với Thiên Chúa tạo ra sự hiệp thông giữa chúng ta và cần được diễn tả ra một cách cụ thể như miêu tả trong sách Công Vụ, nghĩa là bằng việc chia sẻ. Không ai trong cộng đoàn kitô phải đói, phải sống nghèo: đó là một đòi buộc nền tảng. Sự hiệp thông với Thiên Chúa được thể hiện như sự hiệp thông huynh đệ, được diễn tả ra một cách cụ thể, trong dấn thân xã hội, trong tình bác ái kitô, trong công bằng.
Đặc điểm nòng cốt thứ ba trong cuộc sống cộng đoàn kitô Giêrusalem là việc bẻ bánh, trong đó chính Chúa hiện diện với hiến tế duy nhất của Thập Giá, trong việc hoàn toàn tự hiến chính mình cho sự sống của các bạn hữu Người: ”Đây là mình Thầy được hiến dâng làm của lễ vì các con... đây là chén máu Thầy... đổ ra cho các con”. ”Giáo Hội sống Thánh Thể. Sự thật này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm thường ngày của đức tin, nhưng chứa đựng trong tổng hợp nhân tố của mầu nhiệm Giáo Hội” (Giovanni Paolo II, Enc. Ecclesia in Eucharistia, 1).”
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Sự hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô là tuyệt đỉnh sự kết hiệp của chúng ta với Thiên Chúa, và vì thế, cũng diễn tả sự hiệp nhất tràn đầy, sự hiệp thông trọn vẹn của các môn đệ Chúa Kitô.
Trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô này, thật đáng tiếc vì không thể cùng chia sẻ bàn tiệc thánh thể. Nó là dấu chỉ cho thấy chúng ta chưa thực hiện được sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện cho. Kinh nghiệm đớn đau đó cũng trao ban một chiều kích sám hối cho lời cầu nguyện của chúng ta. Nó phải trở thành lý do của một dấn thân quảng đại hơn nữa từ tất cả mọi người, để cho các chướng ngại cản ngăn sự hiệp thông trọn vẹn được tháo gỡ, và đạt đến ngày, trong đó mọi kitô hữu có thể hiệp nhất chung quanh bàn tiệc của Chúa, và cùng nhau bẻ bánh thánh thể và uống cùng một chén.
Đặc điểm sau cùng là các lời cầu nguyện. Cầu nguyện đã luôn luôn là thái độ liên lỉ của các môn đệ Chúa Kitô, nó đồng hành với cuộc sống thường ngày của họ trong thái độ vâng theo ý của Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Thêxalônica, thánh Phaolô khuyên họ như sau: ”Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18; x, Ep 6,18). Lời cầu nguyện kitô tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, là kinh nghiệm tuyệt diệu của tình con thảo, như lời Kinh Lậy Cha là lời cầu nguyện của gia đình... nói về Cha Chung. Vì vậy ở trong tư thế cầu nguyệnm cũng có nghĩa là rộng mở cho tình huynh đệ.”
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau:
Anh chị em thân mến, như là môn đệ của Chúa, chúng ta có một trách nhệm chung đối với thế giới, chúng ta phải cùng nhau phục vụ: như cộng đoàn kitô Giêrusalem tiên khởi, khởi hành từ những gì chúng ta đã cùng chia sẻ với nhau, chúng ta phải cống hiến một chứng tá mạnh mẽ, được xây dựng một cách thiêng liêng và được lý trí nâng đỡ, chứng tá về Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tự mặc khải và nói với chúng ta nơi Đức Kitô, để trở thành những người đem một sứ điệp hướng dẫn và soi sáng con đường của con người thời đại, thường không có các điểm quy chiếu rõ ràng và có giá trị. Vì thế, thật là điều quan trọng phải lớn lên trong tình yêu thương nhau mỗi ngày và dấn thân thắng vượt các hàng rào còn hiện hữu giữa các kitô hữu.”
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đặc biệt chào các thành viên hiệp hội ”Con cái trên thiên đàng: các cánh giữa trời và đất”, quy tụ các cha mẹ đã mất con cái, thường là trong các hoàn cảnh thê thảm. Ngài khích lệ họ đừng thất vọng và ngã qụy, nhưng biến khổ đau thành hy vọng như ”Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh Giá”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải
(Đài Vatican - 19/01/2011)

Con có yêu mến Thầy không?

Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Thường Niên, Năm A

“Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4,19). Lời mời gọi của Đức Giêsu đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ Galilê ngày trước. Họ đã bỏ chài lưới, bỏ thuyền, bỏ cả cha mẹ lại mà đi theo Đức Giêsu làm nghề “lưới người”. “Hãy theo tôi”, 4 môn đệ đầu tiên: Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê đã đáp trả tiếng gọi, đi theo Đức Giêsu và trở nên cột trụ của Giáo hội. Phêrô được Chúa chọn làm Tảng Đá “Đức Giêsu đã nhìn ông Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (tức là Phêrô) (Ga 1,42); “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời.” (Mt 16,17).

Chúa nhật III hôm nay,Phúc Âm kể về ơn gọi của bốn môn đệ đầu tiên. Xin được suy niệm về Thánh Phêrô, vị Tông đồ trưởng, vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội, một con người với nhiều lầm lỗi, yếu đuối nhưng rất nhiệt thành, can đảm, xác tín, chân thành và tràn đầy lòng mến.

Có thể chia cuộc đời Thánh Phêrô làm hai phần: Cuộc đời phần một từ khi theo Chúa Giêsu ở biền hồ Galilêa (Mt 4,12-23) đến lúc chối Thầy (Ga 18, 25-27). Cuộc đời phần hai từ khi theo Thầy ở Biển Hồ Tibêria (Ga 21,1-19) cho đến cuối đời Tử Đạo ở Roma (x. Cô đơn và sự tự do.Lm Nguyễn Tầm Thường).

1. CUỘC ĐỜI PHẦN MỘT 

Cuộc đời phần một của Phêrô có đặc điểm là đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác. Góp nhặt những đoạn Phúc âm nói về Phêrô, sẽ thấy một mảnh đời phần một của Ngài có nét chân dung: vị Tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất.

- Mắng lần thứ nhất: 

Quân yếu tin! (Mt 14,31).Vào một đêm, Chúa Giêsu hiện ra đi trên biển. Chưa có ai đi trên biển bao giờ. Các môn đệ thấy vậy liền hoảng hốt la lên: “Ma kìa!”. Chúa Giêsu bảo không phải là ma mà là Thầy đây. Các môn đệ bán tín bán nghi, Phêrô thách đố: Nếu là Thầy thật, hãy truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến với Thầy. Người ấy truyền cho Phêrô: Hãy đến! Phêrô liền bước xuống biển đi nhẹ nhàng, nhưng rồi ông ngờ vực nên bị chìm xuống. Sợ hãi quá đổi, Phêrô van xin: Lạy Thầy, xin cứu con. Đưa tay cứu Phêrô lên, Chúa mắng: Quân yếu tin!

- Mắng lần thứ hai: 

Ngu tối! (Mt 15,16). Có lần tranh luận với các Pharisiêu về tập tục rửa tay trước khi ăn, Chúa Giêsu nói: ‘Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế”(Mt 15,11). Chúa ám chỉ tâm địa trong lòng xác định tốt xấu chứ không phải hình thức tập tục bên ngoài. Có môn đệ lại hỏi: Xin Thầy giải nghĩa cho chúng con! Đến bây giờ rồi anh em còn ngu tối đến vậy sao? Người bị mắng đó là Phêrô. Cụm từ “Đến bây giờ rồi” cho ta cảm tưởng là đã hoài công dạy dỗ mà vẫn không khá, nghĩa là chậm hiểu, cho đến bây giờ mà vẫn còn chậm như thế.

Mắng lần thứ ba: 

Satan! (Mc 8,33). Lần này Chúa mắng Phêrô một cách thê thảm. Chúa bảo Phêrô là Satan khi Phêrô can ngăn Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn.Đọc Phúc âm, ta thấy càng ngày Chúa càng mắng Phêrô nặng hơn. Đến cuối đời còn mắng thêm một lần nữa. Chuyện xảy ra lúc các thượng tế, binh lính cùng gậy gộc đến bắt Chúa trong vườn Cây Dầu, Phêrô rút gươm. Nhưng Chúa đã trả lời hành động ấy: hãy xỏ gươm vào vỏ, ai dùng gươm sẽ chết vì gươm. Hay ngươi tưởng Ta không thể cầu cứu với Cha Ta cấp cho Ta ngay mười hai cơ binh thiên thần sao? (Mt 26,52).

Nhìn lại cuộc đời Phêrô, thấy Chúa mắng nhiều hơn khen. Chỉ có một lần khen, khi Chúa hỏi các môn đệ: Các con nghĩ Thầy là ai? Phêrô tuyên tín: Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Chúa khen: “Này anh Simon, con ông Giona, anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,16-17). Như vậy là Thần Khí Chúa nói, nếu không do Thần Khí thì Phêrô không biết sẽ nói Chúa là ai.

Môn đệ đi theo Chúa bị mắng nhiều hơn khen. Lần nào Chúa cũng mắng Phêrô trước đám đông. Điều lạ lùng là Phêrô không bao giờ giận Chúa, không lúc nào bỏ Chúa mà vẫn luôn xác tín “bỏ Thầy con biết theo ai?”. Điều hết sức huyền nhiệm là Chúa lại chọn kẻ bị mắng ấy làm Tảng Đá để xây dựng Giáo hội và trao chìa khoá Nước trời.

Thánh Phêrô là con người yếu đuối hay lầm lỗi nhưng rất chân thành và tràn đầy lòng yêu mến Thầy. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh Phêrô đã bộc lộ sự yếu đuối và lòng mến của mình cách rõ ràng nhất. Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy đến ba lần. Phêrô chối Thầy vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy. Trước cái chết của Thầy, Phêrô rùng mình sợ hãi, tìm đường chạy trốn. Lúc bình tĩnh lại, đối diện với sự yếu đuối và vấp ngã của mình, Phêrô đã khóc lóc hối hận, nước mắt ăn năn nhạt nhoà khuôn mặt hốc hác hằn những nếp nhăn. Gà gáy lần thứ ba, Phêrô nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa trẻ, khóc thoả thích, khóc cho vơi hết bao sầu muộn chất chứa trong lòng. 

Cuộc đời Thánh Phêrô là sự giằng co giữa yếu đuối và dũng cảm, giữa trọn vẹn và dang dở. Trái tim Ngài có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Sứ vụ Tông đồ có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Chính trong sự vấp ngã vì yếu đuối, cuộc đời phần một của Thánh Phêrô vẫn luôn có một tấm lòng yêu mến, gắn bó với Chúa.

2. CUỘC ĐỜI PHẦN HAI

Cuộc đời phần hai là một thiên anh hùng ca.Sứ mạng theo Đức Kitô nơi phần hai của cuộc đời Thánh Phêrô là một thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca được khởi đầu từ sự kiện Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra và ban cho các môn đệ mẻ cá lạ lùng (Ga 21,1-19).

Chúa hỏi Phêrô: Anh có yêu mến Thầy không? Phêrô đáp: Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy. Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc. Chúa hỏi Phêrô đến ba lần: Con có yêu mến Thầy không? Phêrô xác định cả ba lần, càng về cuối càng cương quyết hơn. Ba lần chối Chúa đi từ chối nhẹ đến chối nặng thì Phêrô ba lần xác định tình yêu từ nông đến sâu. Sau ba lần đáp lại là một bình minh rửa tội quá khứ. Sau ba lần đáp trả lòng mến chân thành của Phêrô, Chúa Giêsu giao phó sứ mạng: Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy.

Nhìn lại cuộc đời của Thánh Phêrô, chúng ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim vị Tông đồ lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.

Chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu không trao Giáo hội cho một người trí thức thông thái, có tài lãnh đạo, có uy tín mà Chúa lại trao Giáo hội cho Phêrô, một Tông đồ nhiều khuyết điểm, bị la mắng nhiều hơn khen ngợi? Chắc chắc nơi Phêrô có một lòng mến Chúa thiết tha. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo hội cho Ngài. Ngài vâng lời Chúa về Giêrusalem, bài giảng đầu tiên hùng hồn mang về cho Chúa 3000 người xin rửa tội. Kể từ đó Ngài đi vào cánh đồng truyền giáo bao la là thành đô Roma. Đối diện với gian nguy bắt bớ tù đày, Thánh Nhân đã can trường làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh. Ngài đã lấy máu đào tử đạo minh chứng cho lòng yêu mến Thầy. Ngài đã viết nên trang sử vàng, hào hùng, vẻ vang cho Giáo hội sơ khai.

Lòng khiêm nhường, lòng mến Chúa của Thánh Phêrô, kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa, tất cả đều dẫn đưa Thánh Nhân đến với tình yêu của Chúa. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối mà Ngài đã đi bất cứ nơi nào Chúa muốn, cho dẫu nơi đó là ngục tù, là cái chết, bởi lẽ vì tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho người tín hữu chúng ta đi vào Nước trời. Chúa không đòi hỏi nơi mỗi người sự khôn ngoan, tài năng. Chúa chỉ cần lòng mến “con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Khi yêu mến Chúa chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
VietCatholic News (20 Jan 2011 18:28)

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Cách Lần Hạt Mân Côi

  1. (bắt đầu) Làm dấu Thánh Giá và đọc Kinh Tin Kính
  2. Đọc Kinh Lạy Cha
  3. Đọc 3 Kinh Kính Mừng
  4. Đọc Kinh Sáng Danh
     
  5. Đọc Mầu Nhiệm thứ nhất và Kinh Lạy Cha
  6. Đọc 10 Kinh Kính Mừng, và suy gẫm về mầu nhiệm này
  7. Đọc Kinh Sáng Danh và lời nguyện Mân Côi
  8. Đọc mầu nhiệm thứ hai, rồi đọc Kinh Lạy Cha
  9. Lập lại mục 6 và 7 => và tiếp tục cho đến hết các mầu nhiệm thứ 3, 4 và 5
     
  10. Đọc Kinh Lạy Nữ Vương
  11. Làm dấu Thánh Giá
  12. Hôn Thánh Giá Chúa với tâm hồn kính mến. (hết)
    * Khi lần Chuỗi Mân Côi – Xin lưu ý cố gắng sốt sắng và đừng đọc nhanh quá!

Cách Chọn Mầu Nhiệm:

Thứ 2 & 7 => Mầu nhiệm VUI
Thứ 3 & 6 => Mầu nhiệm THƯƠNG
Thứ 4 & Chúa nhật => Mầu nhiệm MỪNG
Thừ 5 => Mầu nhiệm SÁNG
Ngoại Trừ:
Những ngày Chúa Nhật Giáng Sinh => mầu nhiệm VUI
Những Chúa Nhật mùa chay => mầu nhiệm THƯƠNG


Năm sự Vui:
Thứ nhất thì ngắm: Thiên thần truyền tin cho đức bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ăn ở khiêm nhường.
Thứ Hai thì ngắm: Đức bà đi viếng bà thánh ISaVe. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ Ba thì ngắm: Đức bà sinh Đức Chu’a Giêsu trong hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ Tư thì ngắm: Đức bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền Tha’nh. Ta hãy xin cho đọc vâng lời chịu lụy.
Thứ Năm thì ngắm: Đức bà tìm được đức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho đươc giữ nghĩa cùng Chúa luôn.

Suy Niệm 5 Sự Thương:

HìnhNgắm 
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hay xin cho đươc chiu moi sự sỉ nhục băng lòng.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá .Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.Ta hãy xin đóng đinh chính thịt xác thịt vào Thánh giá Chúa.

Suy Niệm 5 Sự Mừng:

HìnhNgắm 
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được. aí mộ những sự trên trời.
Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ Tư thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng.

Suy Niệm 5 Sự Sáng:

Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.
Thứ Tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được luôn lắng nghe Lời Người.
Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Người.

Các Kinh:

Làm dấu Thánh Giá
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần . Amen.
Kinh Tin Kính:
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa GiêSu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy, Amen.
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng; nước Cha trị đến; ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con; xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ: nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen.
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.
Lời nguyện Mân Côi
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhầt là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.
Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ. Chúng con, con cháu E-và, ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen. 

Cách Lần Hạt Mân Côi

  1. (bắt đầu) Làm dấu Thánh Giá và đọc Kinh Tin Kính
  2. Đọc Kinh Lạy Cha
  3. Đọc 3 Kinh Kính Mừng
  4. Đọc Kinh Sáng Danh
     
  5. Đọc Mầu Nhiệm thứ nhất và Kinh Lạy Cha
  6. Đọc 10 Kinh Kính Mừng, và suy gẫm về mầu nhiệm này
  7. Đọc Kinh Sáng Danh và lời nguyện Mân Côi
  8. Đọc mầu nhiệm thứ hai, rồi đọc Kinh Lạy Cha
  9. Lập lại mục 6 và 7 => và tiếp tục cho đến hết các mầu nhiệm thứ 3, 4 và 5
     
  10. Đọc Kinh Lạy Nữ Vương
  11. Làm dấu Thánh Giá
  12. Hôn Thánh Giá Chúa với tâm hồn kính mến. (hết)
    * Khi lần Chuỗi Mân Côi – Xin lưu ý cố gắng sốt sắng và đừng đọc nhanh quá!

Cách Chọn Mầu Nhiệm:

Thứ 2 & 7 => Mầu nhiệm VUI
Thứ 3 & 6 => Mầu nhiệm THƯƠNG
Thứ 4 & Chúa nhật => Mầu nhiệm MỪNG
Thừ 5 => Mầu nhiệm SÁNG
Ngoại Trừ:
Những ngày Chúa Nhật Giáng Sinh => mầu nhiệm VUI
Những Chúa Nhật mùa chay => mầu nhiệm THƯƠNG


Năm sự Vui:
Thứ nhất thì ngắm: Thiên thần truyền tin cho đức bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ăn ở khiêm nhường.
Thứ Hai thì ngắm: Đức bà đi viếng bà thánh ISaVe. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ Ba thì ngắm: Đức bà sinh Đức Chu’a Giêsu trong hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ Tư thì ngắm: Đức bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền Tha’nh. Ta hãy xin cho đọc vâng lời chịu lụy.
Thứ Năm thì ngắm: Đức bà tìm được đức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho đươc giữ nghĩa cùng Chúa luôn.

Suy Niệm 5 Sự Thương:

HìnhNgắm 
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hay xin cho đươc chiu moi sự sỉ nhục băng lòng.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá .Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.Ta hãy xin đóng đinh chính thịt xác thịt vào Thánh giá Chúa.

Suy Niệm 5 Sự Mừng:

HìnhNgắm 
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được. aí mộ những sự trên trời.
Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ Tư thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng.

Suy Niệm 5 Sự Sáng:

Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.
Thứ Tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được luôn lắng nghe Lời Người.
Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Người.

Các Kinh:

Làm dấu Thánh Giá
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần . Amen.
Kinh Tin Kính:
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa GiêSu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy, Amen.
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng; nước Cha trị đến; ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con; xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ: nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen.
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.
Lời nguyện Mân Côi
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhầt là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.
Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ. Chúng con, con cháu E-và, ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.