Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Sống sót trong địa ngục Bắc Triều Tiên

Trích dịch tác phẩm “Bắc Triều Tiên, chín năm để trốn khỏi địa ngục” của Eunsun Kim, kể lại những chuyện diễn ra từ tháng 12/1997, ngay sau các trận đói khủng khiếp năm 1995 và 1996 đã giết hại hai triệu người Bắc Triều Tiên, trong đó có cha của tác giả.
Từ gần một tuần qua, tôi đơn độc trong căn hộ lạnh lẽo tại Eundeok, ngôi làng nhỏ nơi tôi sinh ra ở Bắc Triều Tiên. Cha mẹ tôi đã bán hết tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ trừ một chiếc bàn thấp và một tủ ngăn vách, để mua thức ăn. Gạch lót sàn cũng đã bị bán đi, tôi ngủ ngay trên nền xi-măng, trong một túi ngủ tạm bợ làm bằng quần áo cũ.

Trên các vách tường trơ trụi, chỉ còn lại mấy khung ảnh đặt cạnh nhau – chân dung “Chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung và tướng quân Kim Jong Il. Cả hai nhìn thẳng vào tôi. Nhưng đem bán các ảnh chân dung này sẽ bị xem là báng bổ, có nguy cơ bị tử hình. 

Trời tối sẫm, dù vậy tôi vẫn đọc được những gì mình viết ra. Điện đóm không có, vả lại các bóng đèn đã biến mấttừ lâu. Đêm nhẹ xuống sau buổi chiều tháng Chạp. Không còn lò sưởi nữa, nhưng tôi không thấy lạnh mấy, vì đã sức tàn lực kiệt. Tôi không có gì ăn từ nhiều ngày qua, tôi sẽ chết đói. Vì vậy mà tôi cố viết lại bản di chúc của mình. Tôi mười một tuổi […].
Từ khi ba mất đi, cuộc sống của chúng tôi trở thành địa ngục, với viễn tượng duy nhất là cuộc đấu tranh để tồn tại. Ngay cả bệnh viện cũng không còn phương tiện để nuôi dưỡng các bệnh nhân, và không có ai còn nhận được thực phẩm. Chị tôi và tôi không đến trường nữa, chúng tôi không có bộ cánh nào ra hồn. Nhất là chúng tôi không còn thời gian, toàn bộ ngày trời phải dành cho việc tìm ra thứ gì đó ăn được. Mấy mẹ con tôi sống như tu sĩ ẩn cư trong căn hộ, tránh những ánh mắt nhìn.
Mỗi ngày chúng tôi bí mật lẩn vào các cánh đồng để hái trộm lúa và bắp, né tránh các toán quân tuần tra. Chúng tôi lén bứt những ôm lúa, sau đó đi lên núi để tước hạt mà không ai nhìn thấy. Mẹ con tôi cũng đào rễ củ, tìm kiếm các thứ nấm. Đôi khi chúng tôi còn chặt củi, vốn ngày càng hiếm hoi, để đem bán, dành tiền mua những khẩu phần nhỏ nhoi hàng ngày […]
Tác giả Eunsun Kim
Tác giả Eunsun Kim
BỎ TRỐN SANG TRUNG QUỐC
Cùng với mẹ và chị gái, Eunsun cố sang bên kia biên giới bằng cách vượt qua con sông Đồ Môn.
Chính trong vài tuần lễ cuối mùa đông 1997-1998 mà số phận tôi đã thay đổi. Không còn cách nào kiếm sống, mẹ tôi đã dần đi đến một quyết định khó tưởng tượng nổi: vượt biên. Trốn khỏi Bắc Triều Tiên để đi đến một nơi chốn nào đó, để cứu sống các con gái […]
Thế là chúng tôi đã quay lại trong đêm tối. Với những bước chân nhẹ nhàng, chúng tôi tiến gần bờ sông Đồ Môn. Cách dòng sông vài mét, tôi nằm phục trên cát. Từ chỗ này có thể ngầm quan sát những toán tuần tra của lính biên phòng qua lại bên bờ sông. Chúng tôi nằm bất động nhiều tiếng đồng hồ, trong im lặng. Mẹ tính toán thời gian tuần tiễu và các vòng đi tuần của biên phòng.
Vào khoảng nửa đêm, sau khi một toán tuần tra đi qua, bà ra hiệu cho hai chị em tôi và tiến bước trên mặt cát, mỗi tay bà nắm một đứa kéo đi. Bỗng dưng bàn chân tôi chạm vào mặt nước. Thật là lạnh giá!
Chúng tôi không biết bơi, nhưng mẹ nắm tay chúng tôi rất chặt. Nước nhanh chóng lên đến đầu gối tôi, đến bụng, rồi dâng lên đến cổ. Tôi cảm thấy mình sẽ bị chìm. Tôi sợ hãi. Keumsun và tôi cố kéo mẹ lại, tuy mẹ vẫn rất cương quyết. Cuối cùng bà cũng nhận ra là nước quá sâu, và lùi về phía các đụn cát. Tôi thở ra nhẹ nhõm!
Nhưng mẹ rất bướng bỉnh. Bà yêu cầu chúng tôi phải ở yên ngoan ngoãn chờ đợi, để một mình bà cố gắng tìm kiếm một lối thoát. Bóng dáng của mẹ từ từ chìm sâu vào dòng nước đen như mực, và ngày càng nhỏ dần.
Tôi run rẩy, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, trông thấy dáng mẹ tôi hòa lẫn vào bóng tối. Bà sẽ chết chìm. Chúng tôi sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy mẹ nữa. Và nếu bà thành công trong việc sang được đến  bờ bên kia, thì chị Keumsun và tôi sẽ ra sao? Mẹ tôi đã biến mất, tim tôi đập loạn cả lên.
Bỗng dưng sau những phút giây dài dằng dặc, hình thù mẹ lại hiện ra bên bờ sông, nước chảy ròng ròng trên người bà. Mẹ run lập cập, cố gắng lắm mới bước đi được. Tôi tự hỏi liệu mẹ sẽ ngất xỉu hay không, dòng nước lạnh như nước đá đã làm cho bà kiệt sức. Chỉ cách bờ bên kia có ba mét, lòng sông bỗng sụt xuống và bà bị hụt chân. Chỉ còn có ba mét nữa là bà đặt chân lên được đất Trung Quốc!
Tôi vô cùng hoảng hốt. Trong đêm đen, hai đứa bé gái đơn độc, cố gắng trợ giúp một người mẹ bệnh hoạn, run rẩy. Làm thế nào bây giờ? “Đành thôi, mẹ con mình đành phải nộp mạng cho biên phòng vậy” – bà quyết định một cách nhẫn nhục […]
---------------------------------------------------

Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên: 9 năm để thoát khỏi địa ngục


Ngày 8 tháng Ba 2012, nhà xuất bản Pháp Michel Lafon vừa cho ra mắt cuốn tự thuật của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên, kể về con đường khổ ải gần một thập kỷ dẫn cô thoát khỏi miền Bắc Triều Tiên. Cuốn tự thuật của cô Eunsun Kim, mang tên “Bắc Triều Tiên: Chín năm để thoát khỏi địa ngục”. Tác phẩm này được thực hiện với sự hỗ trợ của nhà báo Pháp Sébastien Faletti, thông tín viên của Le Figaro tại Seoul từ 15 năm nay. Trang bìa cuốn sách của Eunsun Kim
Trang bìa cuốn sách của Eunsun Kim 

Khác với nhiều người cố tình chôn vùi ký ức đau đớn, người thiếu nữ Triều Tiên Eunsun Kim quyết định kể lại cuộc chạy trốn kinh hoàng cách đây hơn 10 năm, để thoát khỏi một trong những xứ sở tàn bạo nhất thế giới. Eunsun Kim muốn làm sống lại quá khứ đau đớn mà cô đã trải qua, để chuyển đến cộng đồng quốc tế một thông điệp: có một đất nước như Bắc Triều Tiên, nơi mà vẫn luôn luôn có nhiều người chết vì đói, và những người muốn chạy trốn.

Năm Eunsun Kim 11 tuổi, cô đã từng viết một bản di chúc, vì nghĩ rằng mình khó lòng sống sót, sau khi cha chết vì đói. Eunsun có lẽ đã phải chịu số phận giống như hàng trăm nghìn người Bắc Triều Tiên khác trong những năm 1990, nếu như mẹ cô không quyết định vượt sông Tumen trốn sang Trung Quốc vào năm 1999, lúc cô 12 tuổi, cùng với một người chị em gái.

Vừa sang đến Trung Quốc, người môi giới đã bán cả gia đình cô cho một nông dân Trung Quốc thô bạo và thất học, để ông ta lấy mẹ cô làm vợ. Trong khi tiếp tục chạy trốn khỏi gia đình Trung Quốc, cả nhà cô đã bị công an Trung Quốc bắt và trao trả lại cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Giống như tất cả những ai tìm cách trốn khỏi nước này, gia đình cô bị đưa vào trại “cải tạo và bị đối xử hết sức tàn khốc. May mắn thay, cả mẹ và hai chị em Eunsun đã trốn được khỏi trại và một lần nữa vượt sông sang Trung Quốc. Eunsun đã vượt qua Mông Cổ, sa mạc Gobi để cuối cùng đến được Hàn Quốc, miền đất hứa của những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên.

Hiện tại sống ở Seoul cùng mẹ và người chị em trong một căn hộ cấp cho người tỵ nạn, Eunsun Kim cảm thấy hài lòng, dù cô biết thân phận của một người tỵ nạn. Điều chủ yếu ám ảnh người thiếu nữ Bắc Triều Tiên này là số phận của đồng bào mình ở miền Bắc. Eunsun Kim lo ngại chế độ độc tài khép kín nhất trên thế giới này sẽ còn trở nên tàn bạo hơn nữa. Niềm hy vọng mơ hồ đặt vào một khả năng thay đổi, vào thời điểm Kim Jong-Un, người kế vị trẻ tuổi của chế độ Bình Nhưỡng lên nắm quyền, đã nhanh chóng tắt ngấm. Cô mới nhận được thông tin, lính tuần tiễu được lệnh bắn vào những người chạy trốn sang Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên RFI Frédérique Misslin về ấn tượng mạnh mẽ nhất để lại trong cô về những năm tháng đã qua, Eunsun Kim cho biết:

Nhớ lại những người lang thang không nhà cửa, không có gì để sống ở miền Bắc, điều đó khiến tôi vô cùng phẫn nộ. Khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, nhưng những hình ảnh đó mãi mãi in đậm trong trí não tôi. (…) Hiện nay còn hàng triệu người ở miền Bắc cũng sống tranh cảnh ngộ như tôi trước kia, họ cũng có những niềm hy vọng như tôi, cũng mong trốn thoát được như tôi. Tôi rất mong muốn làm được điều gì đó để giúp họ."

Về câu hỏi, tại sao khổ cực và bế tắc như vậy mà người dân ở Bắc Triều Tiên lại không nổi dậy, Eunsun Kim giải thích:

Ngay cả người miền Nam Triều Tiên cũng đặt câu hỏi như vậy. Tại sao người miền Bắc không nổi dậy ? Hoặc là họ ngớ ngẩn ngu dốt, hoặc là mọi thứ thật là tốt đẹp ở đấy. Dân Bắc Triều Tiên như chúng tôi, về bản chất, không phải là ngu dốt gì, nhưng chúng tôi không có thông tin, chúng tôi sống trong một xã hội hoàn toàn khép kín. Thậm chí chúng tôi không nhận thấy rằng, chế độ này đã biến chúng tôi thành những con người ngu dốt."

Trong cuốn hồi ký vừa xuất bản, theo lời kể của Eunsun Kim, người đọc có thể thấy “sự tẩy não” hay nói cách khác, nền giáo dục tuyên truyền nhồi sọ của chế độ hiện hành ở Bắc Triều Tiên hết sức có hiệu quả. Khi đặt chân tới Trung Quốc, cô đã nhiều lần tự hỏi: “Tại sao người ta lại nói xấu đất nước của cô đến thế ?. Người thiếu nữ Triều Tiên đã phải mất rất nhiều thời gian để có thể nhận ra được bản chất thực của chế độ đã đày đọa cô. Ngay cho đến bây giờ, theo nhận xét của những người đã tiếp xúc với Eunsun Kim, cô vẫn cảm thấy khó khăn khi nói về hai lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il, hai triều đại mà cô đã từng biết đến.

Dường như để giải thích về việc tại sao cô không căm thù họ một cách mãnh liệt, Eunsun kể lại là, trước khi biết đến nạn đói, gia đình cô cũng không đến nỗi nào, cô đã từng được ăn kem, mẹ cô đã rất tự hào về cô khi đến xem con hát ở trường.

Điều ám ảnh nhất hiện nay đối với Eunsun Kim là làm một điều gì đó cho các đồng bào mình, một khi đất nước thống nhất. Cô tâm sự:

Tôi sẽ tiếp tục việc học tập, tôi muốn trở thành một nhà tâm lý cho trẻ em. Tới ngày tái Thống nhất hai miền Triều Tiên, tôi muốn làm công việc giảm nhẹ đi nỗi đau khổ của những em nhỏ miền Bắc Triều Tiên. Tất nhiên đấy chỉ là một việc làm nhỏ để đóng góp vào việc tái Thống nhất, để giúp cho những người ở miền Bắc bớt đau khổ.

Trọng Thành, RFI


------------------------------------


N.Korean Defector Tells Her Story in French Autobiography



A North Korean woman documents her harrowing account of escaping from North Korea in her autobiography, which she has released in French.

"We were forced to endure harsh labor when we were sent back to North Korea after being captured in China," author Kim Eun-sun told reporters at the Korean Cultural Center in Paris on Tuesday (local time).

"My mother fell ill and we had no choice but to escape the North again or risk losing her under such harsh living conditions."

The autobiography, which was co-written with the Seoul correspondent for the French daily Le Figaro, Sebastien Falletti, is entitled "North Korea: The Nine-Year Escape from Hell." 
Kim Eun-sun (left) with Sebastien Falletti /YonhapKim Eun-sun (left) with Sebastien Falletti /Yonhap
The book records the 26-year-old and her mother's three attempts to flee the Stalinist state starting in 1998, and continuing on to their eventual arrival in South Korea in 2006. Her father went missing during their nine-year ordeal.

"In North Korea, even elementary school kids are forced to watch public executions in order to instill a sense of fear in them," said Kim, who visited Paris to mark the publication of her book. "You cannot have hopes or dreams in the North."

She shuddered as she recalled the conditions she had to suffer after being repatriated back to the North. "We had to experience things that were simply unbearable," she said. "We had to suffer humiliations that we couldn't even imagine being put through in China or in another country."

Kim said she decided to publish her story because she wanted to make more people aware of the atrocities taking place in the North.

"But students in South Korea are either not interested in North Korean defectors, or they have misconceptions about them," she said.

Kim enrolled at Seoul's Sogang University in 2009 and is majoring in Chinese studies and psychology. "I want to major in child psychology and find a job that has something to do with North Korea," she said.

1 nhận xét:

  1. “Ở Bắc Triều Tiên, ngay cả trẻ em ở trường tiểu học bị buộc phải xem hành quyết công cộng để họ truyền cảm giác sợ hãi trong các em. Bạn không thể có hy vọng hay ước mơ ở miền Bắc”. Cô Kim Eun-sun với Sebastien Falletti /Yonhap.

    Trả lờiXóa