Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

"Chúng ta cần phải là người Công giáo"


Charles ChaputBài giảng của TGM Charles Chaput - cựu giám mục Tổng Giáo Phận Denver -  trong Thánh Lễ Nhậm Chức Tổng Giám Mục Giáo Phận Philadelphia Thứ Năm,08/9/2011.
Trọng kính Đức Hồng Y Rigali, Quý Hồng Y; Đức Ông Lantheaume; Quý Giám Mục Hiền Huynh, Hiền Đệ; Quý Linh mục, Phó tế;


Kính thưa Thống Đốc Corbett, Phó Thống Đốc Cawley, Thị Trưởng Nutter, Quý Lãnh Đạo địa phương đáng kính; Quý Chủng sinh yêu quý, Quý Tu Sĩ nam nữ, Quý thành viên trong gia đình tôi, Quý Anh Chị em trong Chúa Kitô và cách đặc biệt toàn thể Anh Chị em tín hữu thuộc Tổng Giáo Phận Philadelphia.



Tuần trước, một người bạn đã có gia đình nói với tôi rằng, cùng nhau chuẩn bị cho ngày lễ hôm nay làm anh ta liên tưởng đến chuyện sắp đặt cho một lễ cưới rất… rất lớn. Anh ta thật hài hước, nhưng thật sự, những gì anh ta nói còn đúng hơn những gì anh ta tưởng. Tương quan của một Giám Mục với Giáo Hội địa phương – Giáo Phận của ngài - cũng không khác gì một cuộc thành hôn. Chiếc nhẫn tôi đeo là một biểu tượng tình yêu của mọi Giám Mục đối với Giáo Phận mình. Cuộc thành hôn của Giám Mục với Giáo Hội địa phương này làm cho tôi cũng như tất cả chúng tôi, những người đang phục vụ với tư cách Giám Mục rằng, một Giám Mục được mời gọi là để yêu thương Giáo Phận mình với hết cả tấm lòng như Chúa Kitô đã yêu thương và hiến mình cho Hội Thánh Ngài.


Dĩ nhiên, việc bổ nhiệm tôi đến với Philadelphia là một cuộc thành hôn đã được sắp đặt mà Đức Thánh Cha là người mai mối. Nói rằng hôn nhân lãng mạn là một phát minh mới -- và với tỷ lệ ly dị nhan nhãn thấy được ngày nay thì ý tưởng hôn nhân phải là lãng mạn sẽ không đúng như người ta nói. Trong thực tế, lịch sử cho thấy, các cuộc hôn nhân được sắp đặt thường là thành công, chí ít cũng bằng với con số hôn nhân được xây dựng trên những cuộc tình lãng mạn. Thông thường, với những cuộc thành hôn được sắp đặt thì cách chung, trước hết người ta tìm biết nhau và sau đó là yêu nhau. Những ông mai bà mối tài giỏi luôn để ý đến gia đình dòng tộc của cả hai người và những yêu cầu riêng của họ và những ông mai bà mối khôn ngoan thật sự lại có thể bất ngờ đưa ra những chọn lựa tốt nhất.

Trong Hội Thánh, chúng ta tin rằng, Chúa Thánh Thần hướng dẫn mọi quyết định của Đức Thánh Cha và kết quả luôn luôn tốt đẹp nếu chúng ta cam kết hết lòng cộng tác với chương trình của Thiên Chúa. Đối với bất kỳ cuộc hôn nhân nào, để thành công, cần có hai điều: yêu nhau và cùng nhau trổ sinh hoa trái. Đó là tất cả những gì chúng ta cần trao ban hôm nay – yêu nhau và cùng nhau trổ sinh hoa trái trong công cuộc tân phúc âm hoá.

Nguyên việc hiểu biết lẫn nhau đã là một phiêu lưu lớn. Cuộc sống chung của chúng ta là một phần lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục ngay cả trong thời buổi này. Đức Maria đâu ngờ trước biến cố Truyền Tin, ngài cũng không trông mong trở thành mẹ Đấng Cứu Thế; vậy mà hành vi vâng phục của ngài đã thay đổi tiến trình lịch sử vốn sẽ dẫn đến một giao ước tình yêu và kết tinh hoa trái thật mới mẻ. Tôi không ảo tưởng cho rằng, mình xứng đáng với sứ vụ này, nhưng tôi tin vào sự khôn ngoan của Đức Thánh Cha. Vì thế, tôi biết ơn sâu sắc sự tín nhiệm của ngài đã cho tôi được phục vụ Giáo Hội địa phương này.

Cùng với chiếc nhẫn, hai biểu tượng khác cũng thật sự nói lên sứ vụ của một Giám Mục. Trước hết là thánh giá trên ngực, nằm cạnh trái tim vị mục tử. Đức Giêsu nói với chúng ta, nếu muốn trở nên môn đệ của Ngài, chúng ta phải làm ba điều (Mt 16, 21-27): từ bỏ chính mình, vác thập giá và theo Ngài. Thật quan trọng biết bao đối với một Giám Mục để thực sự tin vào điều này, sống điều này và giảng dạy điều này cả khi kêu gọi người khác chấp nhận những gì là rất cam go trong việc trung thành với Tin Mừng.

Biểu tượng thứ hai là chiếc gậy, một biểu tượng của người mục tử. Mục Tử Nhân Lành là hình ảnh sớm nhất của nghệ thuật Kitô Giáo được ghi tạc bởi những tín hữu đầu tiên trong các hang toại đạo ở Rôma. Một trong những hình ảnh buổi đầu trình bày Chúa Kitô mà chúng ta có là hình ảnh người Mục Tử Nhân Lành vác chiên trên vai. Tất cả chúng ta, đặc biệt với Anh Chị em tín hữu Philadelphia, phải giữ lấy hình ảnh đó trong lòng cho những tháng ngày sắp tới; bởi vì chính Ngài, vị Mục Tử Nhân Lành thực sự sẽ mang lấy Giáo Hội Philadelphia đi qua thời điểm khó khăn này trong lịch sử của chúng ta để đưa nó đến một cõi bình an, yên vui với một tương lai tốt đẹp hơn.

Thánh Lễ Nhậm Chức hôm nay, được cử hành trong nhà thờ Chính Toà, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và Phao lô. “Chính toà” bắt nguồn bởi một từ ngữ Hy Lạp, cathedra, có nghĩa là ngai toà. Nhà thờ Chính Toà là nhà thờ, ở đó, đặt ngai toà của Giám Mục, vốn luôn được xem như một biểu tượng quan trọng khác của vai trò Giám Mục – ở đây muốn nói đến quyền giáo huấn của vị mục tử. Vào thế kỷ thứ tư, Thánh Augustino thành Hippo tóm tắt vai trò của một Giám Mục với những lời sau đây, ngài nói:

“Jérusalem có những người lính canh đứng gác… và đây là những gì một Giám Mục phải làm. Giờ đây, các Giám Mục được giao một chỗ cao hơn, ngai toà Giám Mục tại Vương Cung Thánh Đường – để chính họ có thể trông coi và như thế, để canh giữ cộng đoàn dân Chúa. Vì lẽ Giám Mục được gọi theo tiếng Hy Lạp là episkopos, nghĩa là ‘trông coi’; vì Giám Mục trông coi, ngài nhìn xuống từ ngai toà… Ở trên cao thì thật nguy hiểm vì phải trả lẽ, trừ phi Giám Mục đứng đó với một tấm lòng thật sự khiêm tốn, như thể chúng tôi khiêm hạ đặt mình dưới chân Anh Chị em”.

Lần khác, mừng kỷ niệm ngày chịu chức Giám Mục, Thánh Augustino cũng đã mô tả nhiệm vụ của Giám Mục theo một cách thức như thế này, ngài nói (đây là một việc lớn lao):

“Để khiển trách kẻ náo động, trấn an người nhát đảm, đứng về phía người cô thế cô thân, chống lại kẻ đối nghịch, canh chừng những cạm bẫy, dạy dỗ kẻ vô tri, đánh thức người biếng nhác, ngăn ngừa những ai chỉ lo làm giàu, đặt người tự phụ vào vị trí của họ, xoa dịu người hay gây gổ, cứu giúp người nghèo, giải thoát những ai bị áp bức, khuyến khích người lành thánh, chịu đựng sự dữ và yêu thương mọi người”.

Quý Hiền Huynh, Hiền Đệ Giám Mục thân mến, quan trọng biết bao, cho chúng ta, không chỉ trông giống hao hao các Giám Mục nhưng phải thực sự là những Giám Mục; bằng không, chúng ta chỉ là những chiếc vỏ trống rỗng – hạng người mà Thánh Augustino nói đến, “Bạn nói, ‘ông ấy phải là một Giám Mục vì ông ngồi trên toà. Thực ra, một anh bù nhìn cũng có thể được gọi là người canh giữ vườn nho”.

Ngày nhậm chức của tôi hôm nay rơi vào lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, một lễ bắt nguồn đâu đó tại Syria hoặc Palestine đầu thế kỷ thứ sáu. Truyền thống của lễ này là ngày 08 tháng 9, đúng 9 tháng sau lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đó là một lễ quan trọng, vì nó chuẩn bị cách thức cho cuộc sinh hạ Đức Giêsu. Tôi được nhậm chức Giám Mục trong ngày lễ Thánh Joachim và Anna, phụ mẫu của Đức Maria. Cách đây 14 năm, tôi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Denver trong ngày lễ Truyền Tin và giờ đây, tôi cử hành lễ Nhậm Chức Giám Mục Tổng Giáo Phận Philadelphia lớn lao này nhằm vào ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Với tôi, như với bao nhiêu linh mục khác, Đức Maria là nguồn hy vọng và chở che liên lỉ cho ơn gọi mình. Vì thế, tôi xin toàn thể Anh Chị em cầu cùng Mẹ Thiên Chúa cho tôi để ngài luôn bao bọc chúng ta với tình yêu và sự che chở của ngài.

Sinh nhật Đức Maria là một bước ngoặt trong lịch sử cứu độ, được hoạch định từ muôn đời trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Cho nên, các bài đọc hôm nay một lần nữa cho thấy đường lối quyền năng của Ngài. Mọi biến cố trong cuộc đời Kitô hữu chúng ta đều được nắn đúc bởi ý định của một Thiên Chúa đầy yêu thương. Ý định của Ngài hằng nâng đỡ tất cả những gì xảy đến cho mọi Kitô hữu, vì Thiên Chúa thực sự trông chừng tất cả. Bởi đó, giữa bao sóng gió mà Hội Thánh đang trải qua hôm nay, cách riêng ở Philadelphia, lễ Sinh Nhật Đức Maria nhắc cho chúng ta về kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta cần xác tín điều mà bài đọc thứ nhất hôm nay nói đến, “mọi sự đều trở nên tốt lành cho những ai yêu mến Thiên Chúa và những ai được kêu gọi theo ý định của Ngài”. Cũng như Thiên Chúa đã biết trước và tiền định cuộc sinh hạ Đức Maria, Ngài cũng biết trước và tiền định cho chúng tađược đồng hình đồng dạng với Con của Ngài để Đức Giêsu có thể là trưởng tử giữa một đoàn anh em đông đúc. Thánh José María Escrivá nói về cuộc chiến chống lại sợ hãi và lo lắng mà sớm muộn gì chúng ta cũng phải đương đầu, rằng, “Bạn quên Thiên Chúa là Cha của mình sao? Hoặc bạn quên Ngài quyền năng, khôn ngoan vô cùng và đầy lòng xót thương sao? Ngài không bao giờ gửi đến cho bạn bất kỳ sự dữ nào. Điều đang làm bạn lo lắng lại trở nên tốt cho bạn cả khi đôi mắt phàm nhân của bạn không sao thấy được điều đó hôm nay”.

Dĩ nhiên, Kinh Thánh cho thấy lễ Sinh Nhật Đức Mẹ rốt cuộc lại nói đến cuộc hạ sinh của con mình. Tin Mừng hôm nay kể lại trình thuật đầu thai của Đức Giêsu và cách chính xác, chúng ta tôn vinh Mẹ vì Mẹ đã sinh ra Đức Giêsu, Đấng Thiên Sai và là Chúa của chúng ta. Tin Mừng tập trung vào sự tốt lành và trung tín của Thánh Giuse, vào sự phó thác trọn vẹn của Đức Maria trước Thiên Chúa tình yêu, Mẹ tín thác vào sự quan phòng của Ngài. Chúng ta cần noi gương Mẹ Maria và Thánh Giuse, tín thác vào Thiên Chúa trong giai đoạn khó khăn này. Những vấn nạn hai đấng phải đương đầu xem ra không thể vượt qua và gây nên bao nhiêu rối ren tột cùng, nhưng tên gọi đặt cho Giêsu lại mang ý nghĩa “Cứu Chúa” và chúng ta biết rằng, trong Đức Giêsu, Thiên Chúa hứa ở cùng chúng ta. Thiên Chúa đích thực là Đấng Emmanuel -ở cùng chúng ta. Điều này đem lại cho chúng ta một niềm tin tưởng lớn lao trong một tương lai mà Thiên Chúa đã hoạch định cho mỗi người. 

Giáo Hội Philadelphia đang đối diện với những thách đố nghiêm trọng trong những ngày hôm nay. Đừng vội cho những vấn đề này là quá khó và không ai trong chúng ta ở đây hôm nay, ngoại trừ một mình Thiên Chúa, là người làm phép lạ. Nhưng điều quan trọng phải nhớ và phải tin là Hội Thánh không được định nghĩa bởi những thất bại; bạn và tôi, không được định nghĩa bởi những người chuyên phê bình hoặc bởi những ai không thích chúng ta. Những gì chúng ta làm trong những tháng năm sắp tới là trả lời cho những thách đố đó – điều này sẽ xác định chúng ta thực sự là ai. Một khi dấn thân cho công cuộc này, trước hết, chúng ta cần phải là những người Công Giáo, và luôn luôn như vậy. Đức Giêsu Kitô phải là trung tâm của đời sống chúng ta; Giáo Hội phải là Mẹ và Thầy của chúng ta. Mọi sự chúng ta làm phải bắt nguồn từ đó.

Thế nên, những gì chúng ta bắt tay vào việc hôm nay chính là một cuộc hôn nhân, ở đó, một ai đó đang yêu thương Anh Chị em, Đức Thánh Cha; cũng là một ai đó yêu thương tôi. Trong sự khôn ngoan của ngài, Đức Thánh cha biết rằng, chúng ta sẽ cùng nhau làm nên một tổ ấm hạnh phúc. Vì thế, chúng ta hãy nhìn nhận nhau như những quà tặng. Tôi đón nhận Anh Chị em như một quà tặng từ Đức Thánh Cha, và điều này cũng đòi hỏi Anh Chị em đón nhận tôi và công việc của tôi như một quà tặng đến từ ngài. Điều này đòi buộc chúng ta có một cam kết, một hành vi của ý chí để yêu thương nhau, nhẫn nại với nhau và hy sinh mạng sống cho nhau.

Tôi sẽ kết thúc bằng cách lặp lại những gì tôi đã nói vào tháng Bảy với các Giám Mục - các Giám Mục Phụ Tá yêu quý của tôi – các Linh mục, Phó tế của Giáo Phận này, với Tu Sĩ nam nữ và mọi người: Dù tôi yếu đuối (và chúng nhiều lắm) và khiếm khuyết đến đâu (chúng cũng nhiều lắm), vẫn không một Giám Mục nào sẽ trao ban chính mình một cách vui tươi hơn như tôi sẽ trao ban cho công cuộc đổi mới Giáo Phận này; không một Giám Mục nào sẽ làm việc vất vả hơn để giúp những con người đã bị tổn thương bởi tội lỗi thời quá khứ; không một Giám Mục nào sẽ hoạt động lao nhọc hơn để bổ sức và cổ động các anh em Linh mục của tôi, đồng thời phục hồi tâm hồn các tín hữu. Mọi sự tôi học được trong 24 năm Giám Mục và 41 năm Linh mục, mọi thứ tôi có, tôi sẽ cống hiến cho sứ vụ này, vì tất cả Anh Chị em – cộng đoàn dân Chúa đã được trao phó cho tôi chăm sóc – đáng được như thế, tôi yêu mến Anh Chị em.

Cám ơn Anh Chị em.

Tổng Giám Mục Charles Chaput
Lm. Minh Anh (Gp. Huế) chuyển ngữ.
(Chú thích của người dịch: Bản văn này được đăng trên http://fratres.wordpress.com/, ra ngày 08/9/2011, đầy đủ hơn bản tin của Zenit.org ra ngày 10/9/2011).


Philadelphia
The relationship of a bishop and his local Church…
HOMILY OF THE MOST REVEREND CHARLES J. CHAPUT, OFM CAP.
NINTH ARCHBISHOP OF PHILADELPHIA MASS OF INSTALLATION
PHILADELPHIA, PA
8 SEPTEMBER 2011 

Cardinal Rigali and Eminent Cardinals; Monsignor Lantheaume, brother bishops, priests and deacons; Lt. Gov. Cawley, Mayor Nutter and esteemed leaders of the civic community; beloved seminarians; fellow religious; members of my family; brothers and sisters in Christ, and most especially the faithful of the archdiocese of Philadelphia:

A married friend told me last week that getting together for today reminded him of planning for a very, very, very big wedding. He was being humorous, but he was actually more accurate than he knew. The relationship of a bishop and his local Church — his diocese — is very close to a marriage. The ring I wear is a symbol of every bishop’s love for his Church. And a bishop’s marriage to the local Church reminds me, and all of us who serve you as bishops, that a bishop is called to love his Church with all his heart, just as Christ loved her and gave his life for her.

Of course, my appointment to Philadelphia is an arranged marriage, and the Holy Father is the matchmaker. The good news is that romance is a modern invention — and given the divorce rate common today, it’s not everything it’s cranked up to be. In fact, history suggests that arranged marriages often worked at least as well as those based on romantic love. When arranged marriages were common, there was an expectation that people would get to know each other and then come to love one another. Good matchmakers were aware of the family history of each of the spouses and their particular needs. And the really wise matchmakers could make surprisingly good choices.

In the Church, we believe that the Holy Spirit guides the decisions of the Holy Father. And the results are always joyful if we commit our wills to cooperating with God’s plan. For any marriage to work, two things need to happen. People need to fall in love, and together they need to be fruitful. That’s what we need to dedicate ourselves to today – to love one another and be fruitful together for the new evangelization.

Getting to know one other is a great adventure. Our life together is part of the story of salvation, which God continues even into our own time. Mary didn’t expect the Annunciation. She didn’t expect to be mother of our Redeemer. And yet her act of obedience changed the course of history and led to a new covenant of love and fruitfulness. I have no illusions of being worthy of this ministry, but I do trust the wisdom of the Holy Father. So I’m deeply grateful for his confidence and the privilege of serving this local Church.
Along with a ring, two other symbols really define a bishop’s ministry. The first is the pectoral cross that rests next to the bishop’s heart. And Jesus tells us that if we want to be his disciples, we need to do three things (Mt 16:21-27): We need deny ourselves, we need to take up our cross, and we need to follow him. It’s vitally important for the bishop to really believe this, to live it, and to preach it, even when calling people to accept very difficult things in fidelity to the Gospel.
The second symbol is the crosier, which is a symbol of the shepherd. The Good Shepherd was the first image of Christian art created by the earliest disciples in the catacombs in Rome. One of first representations of Jesus we have is the Good Shepherd who carries a lamb on his shoulders. All of us, especially the people of Philadelphia, should keep that image in our hearts in the months ahead because the Good Shepherd really will bring the Church in Philadelphia through this difficult moment in our history to security and joy and a better future.

This installation today takes place in the Cathedral Basilica of Saints Peter and Paul. The word cathedral comes from the Greek word cathedra, which means “the chair.” The cathedral is the church that houses the bishop’s chair, which has always been seen as another key symbol of the bishop’s role – in this case, his teaching authority. St. Augustine of Hippo, speaking in the 4th century captured the role of the bishop in these words. He said:

“Jerusalem had watchmen who stood guard . . . And this is what bishops do. Now, bishops are assigned this higher place” — the bishop’s chair in the basilica – “so that they themselves may oversee and, as it were, keep watch over the people. For they are called episkopos in Greek, which means ‘overseer,’ because the bishop oversees; because he looks down from [his chair] . . . And on account of this high place, a perilous accounting will have to be rendered [by the bishop] – unless we stand here with a heart such that we place ourselves beneath your feet in humility.”

Another time, on the anniversary of his episcopal ordination, Augustine described the bishop’s duties in the following way. He said (this is a big job):

“To rebuke those who stir up strife, to comfort those of little courage, to take the part of the weak, to refute opponents, to be on guard against traps, to teach the ignorant, to shake the indolent awake, to discourage those who want to buy and sell, to put the presumptuous in their place, to modify the quarrelsome, to help the poor, to liberate the oppressed, to encourage the good, to suffer the evil and to love all men.”

My dear brother bishops, it’s crucial for those of us who are bishops not simply to look like bishops but to truly be bishops. Otherwise, we’re just empty husks — the kind of men St Augustine referred to when he said, “You say, ‘He must be a bishop for he sits upon the cathedra.’ True – and a scarecrow might also be called a watchman in the vineyard.”

My installation today takes place on the Feast of the Birthday of the Blessed Virgin Mary, a feast which has its origin somewhere in Syria or Palestine at the beginning of the 6th century. The traditional date of the feast, September 8, falls exactly nine months after the Feast of the Immaculate Conception of Mary. It’s an important feast because it prepares the way for the birth of Jesus. I was ordained a bishop on the feast of Mary’s parents, Saints Joachim and Anne. Fourteen years ago, I was installed as the archbishop of Denver on the Feast of the Annunciation. And now I celebrate my installation as bishop of the great Church of Philadelphia on the Feast of Mary’s birthday. For me, like so many other priests, Mary has been a constant source of hope and protection in my vocation. So I ask all of you today to pray for me to the mother of God so that she will surround all of us in the Church of Philadelphia with her love and protection.

The birthday of Mary is a turning point in the history of salvation, planned from all eternity by God’s divine providence. So the readings for today should reassure us in a powerful way. All the events of a believer’s life are shaped by the will of a loving God. God’s purpose undergirds everything that happens to Christians, for God is truly in control. So in the midst of the turmoil of the Church in our time, specifically in Philadelphia, this feast of Mary’s birth should remind us of God’s loving plan. We need to make the act of faith embedded in today’s first reading: that “all things work for the good of those who love God and who are called according to his purpose.” And just as God foreknew and predestined Mary’s birth, God foreknew and predestined us to be conformed to the image of his Son so that Jesus might be the firstborn of many brothers. Saint Jose Maria Escriva said this about the struggle with fear and anxiety that all of us sooner or later face: “Have you forgotten that God is your father? Or [that God is] powerful, infinitely wise, full of mercy? [God] would never send you anything evil. The thing that is worrying you is good for you even though those earthbound eyes of yours may not be able to see it now.”

Of course, in the unfolding of Scripture, Mary’s birthday is ultimately about the birth of her son. The Gospel for today is the story of how Jesus was conceived. And we honor Mary precisely because she gave birth to Jesus, our messiah and Lord. The Gospel focuses on Joseph’s goodness and fidelity, and on Mary’s perfect surrender to God in love, trusting in the providence of God. We need to follow the example of Mary and Joseph, trusting God in the difficult times of our life. The issues that Joseph and Mary faced seemed insurmountable and caused intense confusion, much like the issues in our local church. But the name given to Jesus signifies “Savior” and we know that in Jesus, God promises to be with us. God is truly Emmanuel – God is with us! This gives us great confidence in the future God has planned for us.

This Church in Philadelphia faces very serious challenges these days. There’s no quick fix to problems that are so difficult, and none of us here today, except the Lord Himself, is a miracle worker. But it’s important to remember and to believe the Church is not defined by her failures. And you and I are not defined by our critics or by those who dislike us. What we do in the coming months and years to respond to these challenges – that will define who we really are. And in engaging that work, we need to be Catholics first, and always. Jesus Christ is the center of our lives, and the Church is our mother and teacher. Everything we do should flow from that.

So, what we embark on today is a marriage, where someone who loves you, the Holy Father, is also someone who loves me. And the Holy Father knows in his wisdom that we will make a good family together. So we should see each other as gifts. I receive you as a gift from the Holy Father; and this requires that you receive me and my service as a gift from him, too. This requires that we make a commitment, an act of the will, to deepen our hearts, to love one another, to be patient with one another and, ultimately, to lay down our lives for one another.

So I’ll close with repeating what I said in July to the bishops — my dear brother auxiliary bishops — priests and deacons of this diocese, to our men and women religious, our seminarians and to all the faithful: Whatever my weaknesses (and they’re many) and whatever my lacks (and they’re many, too), no bishop will give himself more joyfully than I will to renewing this Church together. No bishop will try harder to help persons who have been hurt by the sins of the past. And no bishop will work harder to strengthen and encourage my brother priests, and restore the hearts of our faithful. And everything I’ve learned in my 24 years as a bishop and 41 years as a priest, and everything I have, I will give to this ministry, because all of you — the people of God entrusted to my care — deserve it, and I love you.

Thank you.


Nguồn: mailings
Tựa đề do Phạm Kong đặt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét