Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Di dân Thuận Nghĩa tại miền Nam mừng lễ bổn mạng, thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa


Di dân Thuận Nghĩa tại miền Nam mừng lễ bổn mạng, thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa

Ngày 18/11/2012 tại giáo xứ Nghĩa Sơn (giáo phận Xuân Lộc), anh chị em di dân của giáo xứ Thuận Nghĩa tại miền Nam đã tổ chức trọng thể lễ thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, quan thầy và cũng là đồng hương của họ.

Phêrô Vũ đăng Khoa. Sinh năm 1790, tức năm Canh tuất, tại phường Thuận nghĩa, huyện Quỳnh lưu, phủ Diễn châu, tỉnh Nghệ an. Ngài là con thứ 3 của Cụ Phaolo Vũ đình Tân, và bà Pia Phạm thị Hoàn. Ông bà có 7 người con: 5 trai, 2 gái.
5 người con trai là: 
1. Vũ đình Khoản (Nhờn)
2. Vũ đình Nhì
3. Vũ đăng Khoa
4. Vũ hữu Xuân
5. Vũ xuân Quang (Nho quang)
Gia đình Cụ Vũ đình Tân là một gia đình đạo hạnh và gương mẫu trong giáo xứ Thuận nghĩa.

1. sao THỜI THƠ ẤU.

Những ngày còn nhỏ sống trong gia đình, cậu Vũ đăng Khoa luôn tỏ ra là người con ngoan ngoãn, đạo đức có chí hướng sống và làm việc đạo. Theo lời thuật của ông Vũ xuân Quang, bào đệ Ngài. Thì lúc lên 8, 9 tuổi. Ngài theo học chữ Hán. Ngài học mau thuộc, tính tình hiền hoà. Gia đình có ý dâng Ngài cho Chúa, nên đã gởi Ngài cho Cha HOÀ, chánh xứ Thuận nghĩa lúc bấy giờ. Sau khi Cha HOÀ qua đời thì Ngài sống với Cha PHƯƠNG. Đó là theo lời thuật của ông Vũ xuân Quang. Nhưng theo lời khai của Ngài lúc bị giam tại nhà lao Đồng hới, thì lúc đầu Ngài sống với Cha BÁU (Linh mục thừa sai) tại Trang đen (Nam đàn, Nghệ an), sau Cha BÁU về Pháp thì Ngài sống với Cha PHƯƠNG. Cha Phương đã gởi Ngài di chủng viện.
Thời bấy giờ Giáo phận Tây Đàng Ngoài có 2 Tiểu chủng viện: Một ở Kẽ Vĩnh, một ở Hướng Phương.
Theo lời thuật của ông Vũ xuân Quang thì Ngài theo học ở Tiểu chủng viện Kẻ Vĩnh. Tuy nhiên cũng có thể là Ngài học ở Tiểu chủng viện Hướng Phương và Kẻ Vĩnh. Nội qui của các chủng viện rất nghiêm nhặt, chú trọng trau dồi đời sống tu đức cũng như kiến thức văn hoá, nhất là hiểu biết về La ngữ...
Mãn tiểu chủng viện, Ngài được gởi đi học tại Đại chủng viện Đàng Ngoài, chịu các chức nhỏ rồi về thực tập, giúp cha KHIÊM (Linh mục thừa sai jeantet) tại tiểu chủng viện Hướng Phương. Một số giáo dân đã nhận xét về Ngài trong thời gian thực tập, như: Ông Phaolo Hồ khắc Hữu, giáo dân Cồn dừa (Kinh Nhuận),nói:
“Con người quý giá nết na, nghiêm trang, không hay chơi bời gì”
Ông Phêrô Nguyễn minh Lý: “Tôi thấy Ngài lần đầu tiên khi Ngài còn là Thầy già sáu, giúp cố KHIÊM, vào đây làm phúc họ Cồn Dừa. Ngài có lòng đạo đức sốt sắng, giảng tại nhà thờ Họ, khuyên bảo người ta tử tế, làm các việc ân cần”. 

2. sao CUỘC ĐỜI LINH MỤC. 

 
Mãn thời gian thực tập, năm 1830, Ngài được bề trên gọi thụ phong Linh mục tại Kẻ Vĩnh. Năm ấy Ngài tròn 40 tuổi. Sau khi thụ phong, Bề trên cử Ngài làm phó xứ Bạch Bát (Ninh Bình), rồi làm phó xứ Thanh Chương (Nghệ an) giúp Cha già Nghĩa, tiếp đó làm phó xứ Kẻ Đông (Hà Tỉnh) từ năm 1830 – 1834. Năm 1834 Ngài làm phó xứ Lũ Đăng (Bình Chính- Quảng Bình) Giúp cha già Nguyễn thì Điểm và tiếp tục làm phó xứ Làng ngang (Vĩnh Phước).
Thời gian làm phó xứ 6 năm, đến năm 1836, lúc Ngài được 46 tuổi thì làm Chánh xứ Kinh Nhuận (Cồn dừa). 
Ông Giacôbê Vũ xuân Quang và một số giáo dân, trong đó có giáo dân Cồn dừa nhận xét về Ngài: 
“ Khi cha Khoa làm chánh xứ Cồn Dừa thì Ngài còn trẻ đẹp, hiền lành, thuần nhã, đạo đức, sốt sắng, chịu khó chăm sóc con Chiên giữa buổi gian nan, không ai lấy gì làm bất bình. Ngài nuôi con cái đông”. 
“ Tính Ngài nghiêm trang, kẻ xem Ngài lúc đầu có ý sợ, sau hiểu rõ thì lại mến yêu kính phục. Ngài sửa phạt thẳng phép, khó nhọc cũng vui vẻ” 
“ giữa buổi gian truân, Ngài vui lòng chịu thiếu thốn mọi đàng: Nhà cửa không có phải ở nhờ nhà người ta. Nhà thờ làm lễ cũng không” 
“ Ngài làm Chánh xứ hơn 2 năm. Trong thời kỳ khó khăn, Ngài hết lòng coi sóc con chiên, phải trốn tránh, ở nơi này ít hôm lại phải dời đi nơi khác. Tuy vậy, Ngài vẫn thường len lõi đi làm phúc các Họ” 
“ Ngài năng ở Cồn Dừa, Cồn Rồng và Phù Kinh hơn” 
Mặc dù hoàn cảnh đạo bị bách hại nghiêm ngặt, việc bắt bớ, chết chóc luôn đe doạ, giáo dân hoang mang tản mác, song Ngài vẫn kiên tâm an ủi, cũng cố đức tin cho mọi người. 

3. sao BỊ VÂY RÁP. 

Trong giáo xứ Kinh Nhuận có Phạm Bảy tức Đồ Duệ, một giáo dân tân tòng. Trước đây chính Ngài và cha KHIÊM dạy dỗ khuyên bảo anh ta tòng giáo, nay thay lòng đổi dạ, rình rập tố cáo Ngài. 
Một lần, lúc thân sinh ông Phạm minh Lý mời Ngài về làm lễ cầu hồn cho Mẹ ôn Lý mới qua đời, Phạm bảy biết chuyện lên Huyện tố cáo. 
Đêm 21, rạng ngày 22.10.1837, Tri huyện Bình Chính điều động 15 lính cả lính huyện và lính tổng, bao vây nhà ông Lý, nhờ biết tin trước, Cha Khoa kịp thời thu dấu đồ Thánh và trốn thoát. Quan huyện chỉ bắt được chú giúp lễ tên là Tuyên trói vào cột nhà. Thừa dịp quan quân lùng bắt Cha Khoa, chú Tuyên cởi trói chạy thoát. 

Cha Cao(Borie) thuật lại: 

“ Chiều ngày 22 tháng 10, khi quan quân không tìm bắt được Cha Khoa, họ bắt giáo dân tra tấn. Tri huyện Bình Chính ra lệnh cùm cả 2 phó tổng, Lý trưởng và một ông Tú tài. Có 2 bà bị tra tấn đau quá khai là Cha Khoa thường trú ở đây và đã trốn thoát cách đây 2 ngày”
Để quan quân bớt càn quét, bức hiếp giáo dân, dịp này Cha Khoa cũng mất 1 nén bạc và 60 quan tiền, kể cả tiền đút cho Quan và số tiền bỏ quên lúc vội vả. 
Giáo dân Kinh Nhuận cũng phải tốn một số tiền nữa, tình hình mới phần nào lắng dịu, Ngài có thể trở về tiếp tục nhiệm vụ tông đồ, nhưng lén lút bí mật. Dầu lúc trời tối tăm mưa gió, núi non hiểm trở, Ngài vẫn không nề khó nhọc viếng thăm an ủi bệnh nhân. Tối nào cũng vậy, mới quá nữa đêm đã phải âm thầm dâng lễ. Chỗ ở phải thay đổi luôn. 
Từ lần bị bắt hụt trên đây, tên tuổi Ngài đã bị phát giác, nơi ẩn náu thường bị quan quân theo dõi, công tác mục vụ càng khó khăn hơn. Ngài đã thưa cùng Cha CAO (Biore) trình cha Chính Nghiêm (Clément Masson) thuyên chuyển Ngài ra Nghệ an hầu dễ hoạt động tông đồ hơn, nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã muốn sớm nhận ra của lễ hy sinh của Ngài tại nơi đây. 


 
Vào thời kỳ này (1838) Tri huyện Bình Chính là ông Nguyễn tế Thế, Bố chánh tỉnh Quảng Bình là Ông Nguyễn đăng Uẩn, và ông Phan Trữ làm Án sát. Ngày 7.6.1838 có người tố cáo, lính tỉnh, huyện, tỏng về vây làng Di Loan, một số giáo xứ thuộc giáo phận Đàng Trong, giáp giới giáo phận Tây Đàng Ngoài, mục đích tìm bắt Cha KIM(Linh mục thừa sai) Giám đốc Tiểu chủng viện Di Loan và Cha CHIÊN, may mắn 2 người này đều trốn thoát. Giáo dân Di Loan bị bắt bớ tra khảo, hoảng quá họ khai bừa là Cha CHIÊN và Cha KIM đã trốn ra vùng Bình Chính (thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài) Vì thế, quan quân kéo tới vùng Bình chính càn quét, truy lùng. Đây là vùng hoạt động của Cha CAO (Borie)cha Khoa và Cha Điểm. Thừa nước đục béo cò, Tri huyện, Cai phó tổng, Hương lý càng gây phiền hà cho dân hòng được tiền đút lót. Lúc này cha Khoa, chính xứ Kinh Nhuận đang làm phúc các họ lẽ. Ngài mới đến họ Minh Tú (Cồn giám) làm phúc được vài hôm, bị động, Ngài đến Cồn Vĩnh trốn ở nhà ông Thường (gần lèn đứt chân, đầu làng Lễ sơn). Ngài ở lại Cồn Vĩnh làm lễ cầu hồn cho thân mẫu ông Phaolo Nguyễn đình Trí mới qua đời. 
Tuy ông Trình là người Cồn Giám, nhưng vì Cồn Giám bất an, nên theo ước hẹn, cha con ông Trình sẽ chèo thuyền đến đó dự lễ. Chẳng may có mấy người dân ngoại làng Lễ Sơn lai vãng nơi cha Khoa ẩn náu, giáo dân lại tưởng họ là những người cắt cỏ, nên không để ý. Bọn này trông thấy cha Khoa liền cấp báo với Tú Khiết, một tay Khoa bảng háo danh, tham tiền. Tú khiết vội điều động 14 dân đinh vây nhà ông Thường vào khoản 2 phần đêm khi cha Khoa vừa ra làm lễ thì bị chúng ập vào bắt trói và bắt luôn 2 chú giúp lễ là chú Đức và chú Khang cùng 3 cha con ông Thường là chủ nhà. Hôm ấy đúng vào ngày Đức mẹ đi viếng , bà thánh Ysave mùng 2 tháng 7 năm 1838, nhằm ngày 10 tháng 5 năm Minh mệnh thứ 19. 
Chú Đức mới giúp cha Khoa được 2 tháng, còn chú Khang ở nhà Chưng Nghệ an mới gởi vào chưa được 1 tháng. 
Ông Phaolo Nguyễn Trình là người xin lễ, lúc ấy đang ghé thuyền vào bờ định lên dự lễ thì thấy 2 chú khác cũng con cha Khoa chạy tới kêu thuyền nhờ chở qua Thanh Thuỷ và cho hay: “Quân Lễ Sơn đã bắt cha Khoa, chú Đức và chú Khang rồi”. Nghe vậy, ông Trình thất kinh liền chở 2 chú sang sông trốn biệt. 
Lúc đầu giáo dân kinh hoảng không lo chuộc, nhưng khi Tú Khiết giải Ngài tới thuyền thì giáo dân có cử người tiếp xúc với lão, bàn tính việc chuộc lại Cha. 
Ông Hố đắc Hữu, giáo dân Kinh Nhuận kể lại: “Hay tin Cha bị bắt, chúng tôi có cử người tới gặp lão Khiết, cho lão 3 nén bạc để lão thả Ngài ra. Ý lão cũng muốn ăn, nhưng sợ nhóm quân đi theo, nên lão không dám nhận và đi báo với Lý Hương làn Lễ Sơn. Riêng người con thứ của ông Thường là Gioan Mai thì chúng thả ra lo việc tiếp tế cơm nước. Lúc đó vào chiều gày 3.7.1838”. 
Tiếp đến, Tú Khiết làm tờ trình lên Huyện, Ngày 5.7.1838, Tri huyện Bình Chính phái một thư lại đem theo một số lính giải Ngài về huyện. 
Trên đường về huyện, lúc đi ngang qua Cồn dừa, giáo dân đã tính đến chuyện đánh tháo cho Cha, nhưng không dám làm vì sợ hậu quả tai hại về sau. 
Bị giữ ở huyện 3 ngày, đến ngày 8.7.1838, Ngài bị giải vào Đồng Hới, tỉnh lị Quảng Bình. 

5. sao NHỮNG NGÀY Ở NHÀ LAO ĐỒNG HỚI. 

Vừa tới Đồng Hới, quan Tỉnh truyền cha Khoa, chú Đức, chú Khang phải “Khoá quá xuất giáo”. Ba cha con đều từ chối. Sau một tuần lễ giam giữ, ngày 15.7.1838. các quan tra khảo tấn roi cha, bắt phải khai là đã ở những nơi nào, giảng đạo cho ai. Ngài không chịu xưng mà chỉ nói là đã giảng đạo cho mấy người, họ đã qua đời rồi. Ngài tưởng là khai cho những người qua đời thì không hại gì, không dè quan tỉnh sức về huyện bắt vợ con các gia đình người đó tới tra khảo. Lính lệ được dịp về làng càn quét, sục sạo khắp nơi, gây kinh khiếp cho dân chúng. Giáo dân trình bày như thế, cha cao (Biore) biên thư lén đưa vào cho cha Khoa nói rõ tình hình giáo dân bị tầm nã, hoang mang như thế nào bởi hậu quả của lời khai, cho dầu khai những giáo hữu đã qua đời… Cha Khoa nhận được thư xem xong và đốt đi. 
Ngày 17.7.1838 các quan tỉnh trình về kinh, đến ngày 24.7.1838 nhận được Chiếu chỉ Vua truyền cứ thẳng phép tra khảo, các quan thẳng tay tra tấn Ngài. Cha Khoa biết rõ hậu quả của những lời khai và lòng thâm độc của các Quan, nên Ngài can đảm chịu đòn chứ không chịu khai thêm gì nữa. 
Thầy Phêrô Nguyễn khắc Tự có ghi lại: 
“Cha Khoa vào tỉnh Quảng Bình, các quan tra đi hởi lại, Tấn Ngài lần này lần khác, có lần bị đánh tới 76 roi. Ngài cam lòng chịu, không van xin, không rên rẫm chút nào” 
Thông cảm tình trạng cha Khoa bị tra tấn dữ dằn, giáo phận luôn quan tâm. Theo thư yêu cầu của Cha Cao (Lúc đó Ngài chưa bị bắt), Cha Chính Nghiêm đã gởi vào 4 nén bạc. Phía giáo dân cũng đã quyên góp được 10 nén nữa. Cha Cao cử người vào Đồng Hới lo liệu, hầu cha Khoa đỡ bị tra tấn. Khi nhóm người được cử vào, chứng kiến cảnh Ngài bị tra khảo, Ngài cam chịu không xưng tên ai, không khai lời nào thì vui mừng ra về trình lại với cha Cao, cùng hiệp tâm tạ ơn Chúa 
Chúng ta cũng nên biết thêm: Theo phép thời ấy, lúc tra tấn tội nhân, các quan bắt tội nhân cởi áo quần trần truồng, để vừa đau đớn vừa xấu hổ. 
Cha Khoa thì kiên tâm chịu đựng đòn roi tra tấn, còn chú Đức và chú Khang không chịu nổi cảnh gia đình đau đớn, nên đã quá khoá xuất giáo và khai nơi ẩn náu của các đấng, do vậy, các quan cho truy lùng và tìm bắt được cha Nguyễn thì Điểm ngày 27.7.1838. Bốn ngày sau lại bắt thêm cha Cao (Biore) và Thầy Phêrô Nguyễn khắc Tự. 
Ngày 2.8.1838. Cha Khoa gặp 3 đấng (Cha Cao, cha Điểm, Thầy Tự tại nhà lao Đồng Hới). Lúc này cả 4 đấng bị giam chung, cùng cầu nguyện, an ủi nhau, nên vui lòng chịu đựng gian khổ. 
Trong sớ tâu Vua, các quan trình về cha Khoa: 
“ Đạo trưởng Vũ đăng Khoa cũng xưng mình có đến nhà đạo Trưởng Điểm ẩn mà thăm nó ban đêm, một lần và có gặp Tây dương đạo trưởng Cao dưới thuyền cùng ở với nhau 2 ngày, một lần” 
Ngày 16.9.1838. Bố Chính Nguyễn Đăng Uẩn đòi năm đấng (Cha Cao, cha Khoa, cha Điểm, thầy Tự, và ông trùm Năm, một vị trùm xứ thuộc giáo phận Đáng trong, sau này cũng tử đạo) ra công đường tra khảo, bắt Khoá Quá. Nhưng cả năm đấng đều cương quyết chối từ, can đảm tuyên xưng đức tin. 
Qua ngày hôm sau, quan bố lại điệu cha Khoa nọc trước công đường, bắt khai về số đồ thánh mà quan quân mới bắt được. Trong bức thư cha Cao trình cha Chính Nghiêm thuật lại: 
“Tại Hà tĩnh, quân lính bắt được một số đồ thánh của cha xứ Kẻ Đông trong một gia đình giáo dân. Nhưng vì muốn che dấu cho cha xứ nên giáo dân đã khai là của cha Khoa, cựu phó xứ. Bố chính Uân nghi ngờ, chất vấn cha Khoa để tìm cớ khai thác. Cha Khoa biết là: nếu Ngài không nhậnlà của mình thì giáo xứ Kẻ Đông chắc chắn sẽ gặp nhiều sự khốn khó, nên cha Khoa can đảm thưa là “ của chúng tôi đó” 
Quan cho rằng: “Đạo trưởng Khoa nói quyệt” nên truyền đánh Ngài 40 roi, máu chảy đầm đìa. 
Lần này là lần cuối cùng cha Khoa bị tra tấn. Cha Cao ca ngợi Ngài: “Cha Khoa đã không chịu xưng theo ý quan Bố, nên quan ấy phải thua, phải xấu hổ một lần nữa”. 
Suoất thời gian ở lại nhà lao, các đấng luôn an ủi, yêu thương và san sẻ của ăn cho nhau. Đối với lính canh và anh em ngoại giáo trong tù, các Ngài cư xử vui vẻ, lịch thiệp. Có ai biếu của gì thì lấy chia lại cho gia đình lính tráng và người nghèo. Mọi người đều cảm động, kính phục, ca ngợi. 
Các đấng cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, lần hạt. Khôn có tràng hạt , lúc đầu lần bằng tay, sau lấy nan quạt làm dấu rồi lấy dây thắt lại mà lần. Khi nghe tiếng chửi thề nói tục thì cùng nhau cất tiếng hát. Các Ngài ao ước được phước tủ đạo cùng một lần với nhau. 
Người nhà của Cụ Điểm có tên là Sáng hay lui tới trông nom, kể: “Buổi mai thì Cố (Biore Cao) có gẫm chừng nữa giờ, rồi cũng có nói tiếng La tinh cùng cụ Khoa, cũng có khi đi dạo, rồi thì đọc sách, đoạn lần hột, rồi thì hút thuốc và nói chuyện cùng nhau…” 
Cha điểm va 2 ông trùm Năm già yếu mang gông nhẹ, cha Khoa và thấy Tự mang gông nặng, còn cha Cao thì phải mang gông nặng hơn. Cha chính Nghiêm thường cử người vô thăm viếng và tiếp tế của ăn, nhưng các Ngài ăn uống thật tiết kiệm, hằng tuần ăn chay vào ngày thứ tư và thứ sáu. Lúc đang bị giam tại nhà lao Đồng Hới, cha Cao (Biore) nhận được sắc cử làm giám mục coi sóc địa phận Tây Đàng Ngoài. 
Ở bên góc nhà giam, các đấng lập một toà để giải tội cho nhau. Hai cụ xưng tội cùng Đức Cha Cao, còn Đức Cha thì xưng với cụ Khoa. 

6.KẾT ÁN.
Sau nhiều lần tra khảo, ngày 8.11.1838. các quan tỉnh Đống Hới kết thúc bản án trình về Bộ.
Bản án được ghi:
Chúng tôi, Nguyền Đăng Uẩn làm Bổ chánh và Phan Trừ làm Án sátlà những kẻ Đức vua đã ban hạ chức phẩm cho, đã vâng lệnh Đức Hoàng đế mà xét các lẽ trong đạo Giatô dạy. Thật đạo ấy làm cho lòng người ra bổi rối tối tăm mê muội. Bấy lâu Đức Hoàng đế đã dạy sự thật cách minh bạch và đã cấm đạo ấy cách nghiêm nhật tìhiiu lân.
(Phần kể tội Đức cha Cao. không ghi ỏ đây)
“…về đạo trưởng Vũ Đăng Khoa và Nguyễn Thì Điểm, chúng nó cùng môt tội như vậy, và đã đi lại với danh Cao. vả lại nó cổ chấp bất khẳng khoá quá Thập tự nên nó trọng tội. Bởi đó. giả như có lập án cho nó phải xử giaỏ giam hậu thì vạ cũng chưa xứng. Ẩy vậy hai lên VÛ Đăng Khoa và Nguyễn Thì Điểm cũng nên xử trảm quyết tức thì...”
Hay tin các quan tĩnh đă đệ bản án về Kinh, các đấng biết minh sắp lãnh phước tử đạo. Tối đến. các Ngài cùng nhau hát kinh Tin Kinh và kinh Tạ ơn.
Ngày 20.11.1838. vua Minh Mệnh phê chuẩn bản án và ra chiếu chỉ cho các quân tỉnh thi hành:
“Minh Mệnh thập cừu niên. tháng 10. mồng 2“
■ (Phần ghi về Đức cha Cao. không kể ỏ đây)
Vũ Đăng Khoa và Nguyễn Thì Điểm là hai người bản quốc đã đổng tâm cùng Tây dương danh Cao mà làm điều ngang trái, dùng mưu kể kín nhiệm gian dổi dỗ dành che lấp tri khôn dân sự cho ra tối mê. Nay bắt được cũng đă tra khảo, nhưng nó bất khẳng khoá quá Thập tự. Bởi nó đã rõ nó chấp nhất, trọng tội lắm. bất đắc nhiêu thứ cho nó."
Ấy vậy khép án :
“ cho hai danh phạm Vũ đăng Khoa  và Nguyễn Thì Điểm phái xử giâo quyết và liệu tức thì cho được răn.”
(Đức cha Cao bị khép án xử tràm quyết).
7. sao LỄ HIẾN DÂNG
Ngày 24.11.1838, các quan tỉnh nhận được chiếu chỉ vua, quan An liền truyền ông Đội làm thịt con gà thết đãi ba đấng. Thấy mâm dọn mời, các Ngài hiểu ỷ song các Ngài từ chối không ăn. Đức cha Cao nói: “Mới ăn rồi, vả lại hôm nay ngày thứ Bảy, là ngày chúng tôi kiêng thịt, cám ơn”. Tuy nhiên, theo phép lịch sự, các Ngài cũng có uống một chút rượu.
Các tù nhân đạo đời vào gĩa từ lạy ba đấng, nước mắt chảy ròng ròng, nhâ't là thầy Tự và ông trùm Năm.
Quan truyền đóng gông điệu ba đấng đi xử, có quan giám sát, 2 con voi, 5 con ngựa và chừng 60 tên lính.
Đức cha Cao đi trước, cha Khoa đi thứ hai, cha Điểm đi thứ ba. Đức cha Cao có 7 tên lính điệu đi: Một tên kéo gông một tên vác thẻ đề án, bốn tên đỡ bốn đầu gông và một tên cầm gươm đi kề. Cha Khoa và cha Điểm môi cha có 5 tên lính: Một tên kéo gông, một tên vác thẻ án, hai tên đỡ gông và một tên cầm gươm đi kề.
Án thẻ cha Khoa đề rằng:
“Chiếu đắc Nghệ An tỉnh, Quỳnh Lưu huyện, Thuận Nghĩa phường, chi Vũ Đăng Khoa, nguyên hệ Gia tô đạo trưởng, khâm án xử giảo quyêt”.
Ba đấng đi vui vẻ, mặt tươi tĩnh nghiêm trang, vừa đi vừa đọc kinh.
Bà Lý Xiển có mặt lúc đó kể lại:
“Các Ngài tay cầm sách Kinh đọc cho đến khi ra khỏi cửa thành thì xếp sách lại. ”
Ông Matthêu Nguyễn Xuân Tân kể:
"Đức cha và cha Khoa vừa đi vừa hát vui vẻ."
Đến cổng Bình, quan cho ba đấng lót bụng. Quan nói:  muốn ăn thì ăn. song không đấng nào ăn cả.
Đức cha và cha Khoa còn trẻ nên đỉ đứng vững vàng, cha Điểm già yếu đi không vững, quan phải cho lính dìu đi.
Trên đường đến pháp trường gặp người quen, các đấng chào rồi lại tiếp tục cầu nguyện.
Giáo dân ít, hoặc vì sợ hoặc vì được tin muộn không đến kịp. Những người có mặt hôm đó: Kẻ đứng, người ngồi xa xa mà khóc. Lương dân đi xem đông. Họ không tiếc lời ca ngợi lòng can đảm, gan dạ của các đấng.
Đến pháp trường, lính dàn vòng ngoài, quan giám sát truyền trải chiếu cho ba đấng. Chính tay ông Vũ Xuân Quang, bào đệ cha Khoa trải ba chiếc chiếu ra ba nơi; chỗ Đức cha Cao có lót giấy và vải trắng để thấm máu.
Quan truyền mở gông, thợ rèn tới tháo điệp gông ba đấng ra.
Ba đấng qùy cầu nguyện giây lát. Đức cha Cao giải tội cho cha Khoa và cha Điểm.
Cha Khoa và cha Điểm bị xử giảo: Hai tay bị trói cập cánh ra sau lưng, hai chân bị trói vào cọc, mình nằm sấp trên chiếu, cổ bị thắt dây ghì vào hai cọc. Cha Khoa bảo người em là ông Quang ra ngoài. Ông Quang chạy ra ngoài sấp minh xuỗng đất mà khóc.
Cha Khoa và cha Điểm mồi người có 6 tên lính kéo dây, mỗi bên ba đứa kéo hai đầu dây. Dứt ba hồi chiêng. Đức cha Cao bị chém đau đớn, còn cha Khoa và cha Điểm, chúng riết chặt dây...
Của lễ hiến dâng trọn vẹn của các Ngài diễn ra vào ngày 24.11.1838, cha Khoa được 48 tuổi, làm linh mục được 8 năm.
Xử ba đấng xong, trời tối sẫm, quan truyẻn đắp chiếu các chi hài và bắt lính canh cả đêm.
Ông Vũ Xuân Quang, em cha Khoa, lấy tình ruột thịt đến xin nhận xác. Giáo dân Bình Chính cũng đã sắm ba bộ quan tài để táng xác ba đâ'ng. Quan An Phan Trừ chấp thuận, nhưng quan Bố bác bỏ vì sợ phép vua. nên ra lệnh canh giữ nghiêm nhặt, bắt chôn ngay tại pháp trường và phải thi hành gấp.
Vì tình trạng khẩn trương, giáo dân phải mua ba bộ quan tài cất xác ba đấng. Hai cha, người bản xứ nên vừa kích thước áo quan; còn Đức cha Cao, người Tây phương cao lớn, nên chân lòi ra ngoài cả gang tay, phải lấy chiếu bó chân.
I CHUYỂN THÁNH CỐT
Với lòng cung kính mến yêu. giáo sĩ cũng như giáo dân không ai an lòng khi thấy xác thánh ba đấng còn ở lại nơi pháp trường Đồng Hới; nhất là khi thấy lương dân. bái lòng sùng kính, đem hương đèn, giây vàng giấy bạc đến cúng bái nơi mộ các Ngài.
Cha chính Nghiêm tìm mọi cách chuộc xác ba đấrig mà không được.
Qua năm sau (1839), Bố chánh Nguyễn Đăng uẩn bị thổ huyết chết, ông Nguyễn Xuân Quang lên thay thế.
Vào tháng 11 năm 1839, thầy Phêrô Nguyền Khắc Tự và ông trừm Năm còn bị câu lưu tại nhà lao Đồng Hới, biên thư thúc giục cha chính Nghiệm:
Cần lo liệu đem xác ba đấng về khi chúng tôi còn, kẻo sau này chúng tôi phải xử đoạn, thì không còn ai đến đây nữa, mà có khi còn phái để lại lâu hơn nữa chăng."
Cha chính Nghiêm một lần nữa cử thầy Thiềng vào lo liệu, ngài căn dặn:
“ Lấy được hết thì tốt, nểu khồng thể thì chỉ lấy cốt mà thôi cũng được như thói quen người bản xứ văn làm". Thầy Thiềng nhờ thầy Nguyễn và chị Mỹ là hai con ông trùm Năm, phụ giúp.
Các thầy mang lẻ vật vào qùy trước dinh quan Bố, đệ đơn xin đem xác các đấng vể quê, viện lẽ:
“ Để ba xác ở đó, trâu bò qua lại giậm nhẹp, chúng tồi là con cái biết sự ấy mà không lo thì không phái với cha, cùng ra thất hiểu, lỗi đạo con cái.”
Quan trả lời:
“ Không bao giờ ta dám cho phép vì yua ghét đạo các thầy cách lạ lùng. Song le có lấy trộm được thì ta khổng cấm và làm ngơ cho”.
Được quan cho biết sẽ làm ngơ, các thầy cùng với các con ông trùm Năm, đang đêm tối, tới lấy trộm được xác Đức cha Cao, đêm sau lấy trộm thêm xác cha Khoa.
(riêng xác cha Điểm thì năm sau mới dời được).
Mặc dầu chôn đã một năm, nhưng khi lấy lên, xác các Ngài vần còn nguyên vẹn.
Giữa hoàn cảnh cấm cách, đường từ Đồng Hới về Nghệ An lại xa xôi, không thể đem nguyên xác về, nên phải tìm cách lây cốt. Đêm sau, các thầy đem xác Đức cha Cao và cha Khoa từ Đồng Hới về làng Mỹ Lương (huyện Lệ Thủy) vào nhà thầy Nguyễn (con ông trùm Năm). Các thầy đào hố đố vôi ngâm xác hai ngày, lúc vớt lên phải dùng dao lốc hết thịt, rồi lấy rượu và giấm ngâm rửa sạch sẽ, đoạn xếp vào hai thúng đưa ra Nghệ An.
Thời kỳ này, việc cấm đạo càng nghiêm nhặt. Trước đó hai tháng, ngày 3.10.1839, vua Minh Mệnh ra tiếp sắc chỉ cấm đạo khắt khe thêm nữa, giáo phận phải phân tán các trường Đại và Tiểu Chủng viện, từng nhóm lén lút học với các thầy, các cha.
Ngày 20.12.1839, thánh cốt Đức cha Cao và cha Khoa được đưa về tới Trung Hậu (Nghệ An). Cha chính Nghiêm hân hoan đón tiếp thánh cô't hai đấng và tạm quàn trong nhà nguyện. Cha chinh Nghiêm, cha Nhượng (thừa sai), 5 cha bản xứ, các thầy phó và phụ phó tế, các Đại và Tiểu chủng sinh cùng một số giáo dân, lần lượt tới kính viếng và đọc kinh bên xác thánh trong hai ngày đêm. Qua ngày thứ ba, cha chính Nghiêm dâng lễ Tạ ơn trọng thể rồi cho chôn cất thánh cốt Đức cha Cao tại nền nhà thờ Trung Hậu, còn thánh cốt cha Khoa lại được tiếp tục .đưa về quê quán Ngài.

9. sao VỀ THUẬN NGHĨA
Thánh cốt cha Khoa về tới quê hương Thuận Nghĩa ngày 23.12.1839. Cha già Thành chánh xứ, cha Hành phó xứ và thầy Thông trân trọng đón tiếp thánh cốt và tạm quàn tại nhà người anh cả của Ngài là ông Vũ Đình Khoản. Các vị cẩn thận xếp thánh cốt vào gói lụa qúy đặt trong quan tài bọc lụa đỏ, rồi cho di quan tới chồ tạm trú của cha già Thành. Các đấng dâng lễ Tạ ơn trọng thể rồi táng nơi nền nhà thờ. về sau nhà thờ được tu bổ lại thì nơi táng thánh cốt là phạm vi nhà mặc áo.
Đến năm Tự Đức thứ 14 (1861), nhà vua ghét đạo hơn cả vua cha là Thiệu Trị, ra nhiều sắc chi cấm đạo, ngay cả quan lại nào khổng triệt để thi hành dều bị vua trừng phạt. Nhiểu nhà thờ. nguyện đường bị đốt cháy, sợ rằng quan quân hoặc dân ngoại lợi dụng tình thế xúc phạm thánh cốt, nên ông Gioan Vũ Hữu Xuân (bào đệ) cùng ba người nhà (con trai tên là Thùy, con rể là Dung và cháu là Mân) đang đêm tối trời, lén lấy thánh cốt đưa về chôn trong nhà mình hai tháng. Vua Tự Đức ra chiếu chỉ phân tháp, bắt giáo dân cư ngụ lẫn lộn với người ngoại, mục đích dùng tay người ngoại kềm chế, buộc giáo dân bỏ đạo...ổng Xuân lại sợ mất thánh cốt, nên cùng với người nhà, đang đêm lén đưa thánh cốt ra chôn nơi thửa ruộng của ông ấy, lấy cỏ đắp thành ngôi mộ.
Mười năm sau, tình hình tạm yên ổn, Đức cha Gauthier Hậu. Giám mục địa phận Vinh, truyển đem thánh cốt về nơi xứng đáng. Ngày 13.5.1871, dưới sự chứng kiến của Đức cha Gauthìer Hậu, cha Bốn (linh mục thừa sai ở tòa Giám mục), cha Chấn chánh xứ, cha Vị ký lục (phố xứ) Thuận Nghĩa, một số Đại và Tiểu Chủng sinh cùng đông đảo giáo dân đến thửa ruộng ông Xuân, long trọng rước thánh cốt cha Khoa về thánh đường Thuận Nghĩa, dâng lề Tạ ơn, đoạn chôn sau nhà mặc áo.
về sau, làng Thuận Nghĩa xây cất thánh đường trên khu đất rộng tọa lạc ở giữa làng, thánh cốt cha Khoa vẫn giữ lại chỗ nguyện đường cũ, xây thành lăng riêng tôn kính Ngài. Nhiều người đã đến đây xin Ngài cầu bầu và được như sở nguyện (kẻ khô khan được ơn trở lại. được mùa lúa, mùa biền, mất của, mất trâu bò tìm lại được, bệnh hoạn được lành, hoạn nạn qua khỏi...)
 
10. sao TIẾN TRÌNH PHONG THÁNH sao
Linh mục Phêrô Vũ Đăng Khoa Tử đạo ngày 24.11.1838 thì đầu năm 1839 cha chính Nghiêm (Clément Masson). Bề trên coi sóc giáo phận (khuyết Giám mục) trình Tòa thánh (Bộ Truyền giáo). Năm 1840, Đức Thánh cha Grêgôriô XVI ra sắc chỉ xét việc Tử đạo của Đức cha Cao, cha Khoa, cha Điểm, cha Tùy và 8 vị khác thuộc hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Do Sắc chỉ nói trên, Bộ Bí tích chỉ thị các Giám mục địa phương lập hồ sơ tiến hành thủ tục phong Á thánh (cũng gọi là Phúc lộc).
Tháng 5 năm 1868, tức đúng 30 năm sau khi cha Khoa tử đạo. Đức cha Gauthier Hậu. Giám mục giáo phận Vinh, cử Đức cha phố Hòa làm chủ tịch Hội đồng điều tra thiết lập dự án phong Á thánh. Hội đồng làm việc ròng rã hơn ba năm, từ 26.6.1868 đến 26.10.1871, dự án mới hoàn tất. Sau khi xem xét lại, ngày 26.6.1873 Đức cha Gauthier Hậu duyệt ký và đệ trình dự án về Tòa Thánh.
Dự án được lập thành ba bản:
Một bản gởi thẳng về Tòa Thánh, hai bản lưu trử nơi chắc chắn phòng thất lạc.
Việc đáng lưu ý là Đức cha Cao, cha Khoa, cha Điểm và thầy Tự là giáo sĩ thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài, nhưng các Ngài tử đạo tại Đồng Hới là lãnh thổ thuộc giáo phận Đàng Trong. Do đó, hồ sơ phong Á thánh, cả hai giáo phận liên hệ đều phải thiết lập trình về Tòa Thánh.
Thiết lập dự án phong thánh là việc quan trọng, nên từ giám mục, linh mục, tu sĩ cho đến giáo dân và những người làm chứng đều phải đặt tay lên Kinh Thánh long trọng thề hứa:
Nói, viết và làm đúng sự thật. Kẻ nào gian dối đều bị vạ tuyệt thông, chỉ riêng Đức Thánh cha mới giải được vạ. Trong thời gian điều tra, người liên hệ trách nhiệm phải tuyệt đối giữ bí mật, ai tiết lộ bí mật cũng phải vạ tuyệt thông như trên.
Bộ Bí tích đã cứu xét các Dự án, đệ trình lên Đức Thánh cha.
Ngày 2.7.1899, Đức Thánh cha Lêô 13 châu phê sắc chỉ công nhận 49 trong số 52 vị mà các giáo phận đệ trình là thật sự tử đạo, còn ba đấng khác chưa đủ yếu tố.
Ngày 8.4.1900, Đức Lêô 13 ra sắc chỉ xác nhận:
“ về việc phong Á thánh cho 49 vị đáng kính ấy thì không có gì ngăn trở”. Trong số 49 vị đáng kính đầu tiên này có cha Phêrô Vũ Đăng Khoa Đến ngày 7.5.1900, Đức Lêô 13 châu phê và ngày 27.5.1900, Sắc phong Á thánh được chính thức công bố trong buổi lễ Đại triều long trọng diễn ra tại Đền thờ thánh Phêrô ở Rôma, lần đầu tiên chính thức mừng kính các Ngài.
Từ đó, hàng năm, lễ kính chung 49 vị Á thánh tử đạo này được ấn định vào ngày 24.11 là ngày Đức cha Cao. cha Khoa và cha Điểm tử đạo (1838). Như vậy, trong số 49 vị tử đạo được phong Á thánh dịp này có 38 vị tử đạo tại Việt Nam và 11 vị tử đạo tại Trung Quốc.
Tính ra từ ngày cha Phêrô Vũ Đăng Khoa tử đạo đến ngày phong Á thánh được 62 năm.
 
11. sao TÔN PHONG HIỂN THÁNH sao
 
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại Đền thờ thánh Phêrô, Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã long trọng nâng Á thánh Vũ Đăng Khoa cùng 116 vị tử đạo khác lên hàng hiển thánh, không chỉ Việt Nam mà cho cả tín hữu khắp nơi trên thế giới tôn kính các ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét