1. Con ra đời có mẹ cha, là trời cao, biển lớn bao la. Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà, con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà. Nhờ công cha, nhờ nghĩa mẹ, con khôn lớn trong muôn lời ca.
ĐK: Xin ơn trên đổ xuống muôn nhà, giúp mẹ cha ngày tháng an hoà bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. Xin cho con ở giữa gia đình, sống làm sao đền đáp ân tình, ơn biển trời ghi khắc trong tim.
2. “Nuôi con bằng sữa tình yêu và dạy con bằng tiếng thương yêu. Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ, con nhờ mẹ cha mới trở nên người. Bàn tay cha, dòng sữa mẹ, con ghi nhớ không bao giờ quên.”
Bài liên quan: Ngày bố mẹ già đi
Lời của bài Ơn nghĩa sinh thành mà chúng ta vẫn thường hát trong ngày mồng 2 tết mang tâm tình biết ơn cha mẹ.
Con người chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất mọc lên. Tất cả mọi người có mặt trên trái đất này đều do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi lớn. Đó chính là ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục. “Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có me, có ông có bà”.
Con người chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất mọc lên. Tất cả mọi người có mặt trên trái đất này đều do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi lớn. Đó chính là ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục. “Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có me, có ông có bà”.
Thánh Augutino đã nói về sự lưu truyền các thế hệ một cách hình tượng như thế này: "Các thế hệ loài người trên mặt đất cũng giống như những chiếc lá trên cành cây. Trái đất mang những con người, như cây mang những chiếc lá. Trái đất đầy dẫy những con người kế tiếp nhau, người này chào đời, trong khi người kia vẫy tay giã biệt. Cây không bao giờ cởi bỏ bộ áo màu xanh của mình, nhưng xin hãy nhìn xuống gốc cây: các bạn đang đạp trên một tấm thảm đầy những chiếc lá khô mục" (Enarratio in Psalmum 101).
Những chiếc lá khô mục là hình ảnh rất ấn tượng để nói lên sự hy sinh tận tụy của cha mẹ, giờ đây đã trở nên như những chiếc lá khô mục cho thế hệ cháu con xanh tươi. Khi cho rước lễ, tôi nhìn thấy những bàn tay khô ráp, sần sùi, chai sạn… Điều đó diễn tả nổi vất vả, nhọc nhằn của những bậc cha mẹ.
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, mời gọi tất cả chúng ta phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc còn sống và cầu nguyện cho các ngài khi cha mẹ đã qua đời. Trong thánh lễ hằng ngày, luôn luôn có lời cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng ta đã qua đời. Vì thế tham dự thánh lễ hằng ngày là cách tốt nhất để kính nhớ ông bà tổ tiên. Chắc chắn là chúng không thể đền đáp đủ công ơn cha mẹ; nhưng điều mà ai cũng có thể làm được là đừng làm cho cha mẹ đau buồn, bằng việc nghe lời cha mẹ và sống một cuộc đời tử tế nên người.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn, mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không”.
Ở đây, tôi cần lưu ý với anh chị rằng: báo hiếu cha mẹ, theo nghĩa đầy đủ, là biết ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng ta: đó là cha xứ, thầy cô, những người chăm sóc dạy dỗ ta, bà con láng giềng, bạn bè ...
Những người đi làm ăn, các bạn sinh viên đi học xa nhà nhớ về quê hương cũng là nhớ về cội nguồn của mình. Quê hương đó có cha mẹ, anh chị em, bà con, láng giềng, người thân và bạn bè. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là tiếng chuông nhà thờ, quê hương là con đê, là lối đi về... Sau đây là tâm tình của một người xa quê đáng cho chúng ta suy gẫm:
Những người đi làm ăn, các bạn sinh viên đi học xa nhà nhớ về quê hương cũng là nhớ về cội nguồn của mình. Quê hương đó có cha mẹ, anh chị em, bà con, láng giềng, người thân và bạn bè. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là tiếng chuông nhà thờ, quê hương là con đê, là lối đi về... Sau đây là tâm tình của một người xa quê đáng cho chúng ta suy gẫm:
Tôi về nơi ấy quê hương
Nghẹn ngào trong tim cái thuở
Trăng lên dưới bóng nhà thờ.
Tôi về nơi ấy tuổi thơ
Có con cào cào mắt trố,
Cánh chuồn mỏng như hơi thở
Đua nhau đuổi nắng quanh bà.
Vẫn con đường rợp bóng tre
Mùa thu nhuốm vàng ngọn lá.
Con bò nhà ai lặng lẽ
Nằm nhai lại cả nhọc nhằn.
Có người đi cả tháng năm
Có người ra thành thị ở.
Trăm năm vẫn hồi chuông đổ
Đêm đêm vọng mãi trong hồn.
Một người đi xa mà lúc nào cũng nhớ đến tiếng chuông nhà thờ thì không bao giờ người đó có thể hư hỏng được.
Ngày đầu năm, một cơ hội tốt để chúng ta tỏ lòng hiếu thảo với các bậc tổ tiên như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ hoặc xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được, khi chúng ta đã dành những ngày đầu năm này để nghĩ đến những người thân yêu của mình, để cầu mong ân lộc của những bậc tiền bối luôn che chở, độ trì cho chúng ta trong năm mới. Nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục của các ngài, chúng ta tỏ lòng biết ơn các ngài và nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp còn dang dỡ của các ngài, lo vun trồng tươi tốt những cây non là các thế hệ đến sau, để cho cây nhân sinh của dòng họ ta mãi mãi xanh tươi và đơm nhiều hoa trái, đóng góp với sự tốt tươi chung của Giáo hội và xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét